94 năm Đảng Cộng sản Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Hôm nay 3/2, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024). 94 năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn sinh động trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế  đã khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, viết nên trang sử mới, làm cho "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

94 năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long, Hồng Kông (Trung Quốc), đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 "long trời, lở đất", thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 2/9/1945

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", kiên cường bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Với tinh thần "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do"; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối vào ngày 30/4/1975.

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, Đại hội lần thứ VI của Đảng với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, thực sự đem lại những thay đổi lớn lao, rất tốt đẹp cho đất nước trong gần 40 năm qua, góp phần làm cho "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Thực tiễn phong phú và sinh động xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước đã khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Kỷ niệm 94 năm Đảng cộng sản Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

User
Ý KIẾN

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Chiều 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận ngày 29/5 là chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng của người dân.

Tại phiên thảo luận sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương đưa chính sách mới ban hành vào cuộc sống giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển, nhất là các dự án luật điều chỉnh, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Hôm nay (29/5), Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Cục Đối ngoại tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của các giá trị văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã khảo sát, làm việc với nhiều cơ quan của Bắc Kinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý báo chí tại địa phương.

Dự thảo luật đã thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đề xuất cho Việt Nam vay khoảng hơn 11 tỷ USD trong 5 năm tới, tập trung cho một số dự án lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển xứng tầm với thế giới.

Chiều nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi thông qua. Dự thảo luật được đánh giá đã hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý đầy đủ các ý kiến đóng góp, kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội.

Dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, đưa ra những cơ chế vượt trội để Hà Nội có thể phát triển, vừa là thủ đô vừa là đầu tàu của cả nước.

Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục được đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận khi tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I -năm2024, cao nhất trong nhiều năm qua.

Ngày 27/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Juan Carlos Fernandes Juárez đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới và trao đổi các nội dung hợp tác hai bên cùng quan tâm.

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng, tăng quyền lợi hưởng trợ cấp một lần cho số năm đóng cao hơn. Đây là nội dung được chú ý trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Quận ủy Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là tác phẩm: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” và tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” vừa được diễn ra thành công tốt đẹp tại Đại học tổng hợp Warsawa của Ba Lan.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các học viên tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những kiến thức mới được trang bị để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ.

Sáng nay (24/5), vừa xảy ra vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy khiến 14 người tử vong, nắm bắt được thông tin trên Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan các lực lượng chỉ đạo, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước.

Lãnh đạo các nước Nga, Brunei, UAE, Palestine, Sri Lanka và Mông Cổ đã gửi điện và thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về giải quyết kiến nghị cử tri, có nghị quyết chuyên đề tại mỗi kỳ họp về giám sát việc giải quyết kiến nghị.

Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng các nước nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong lưu vực.

4 tháng đầu năm, cả nước có hơn 86 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023 - 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới 2023.

Góp ý về quy định nồng độ cồn, một số đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống cô đơn một mình, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.

Sáng nay (22/5), 465/465 đại biểu có mặt thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an với Đại tướng Tô Lâm. Thủ tướng Chính phủ phân công Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an.

Với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng ngày 22/5, với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,92% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm Lễ Tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng nay, 22/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước. Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII đã nhất trí rất cao giới thiệu đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản, cụ thể là gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình hành nghề.

Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, cho ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung một số quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với đường cao tốc, đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô áp dụng với ô tô cá nhân vào một số khu vực đô thị trong khung thời gian nhất định.

Theo dự thảo Luật Đường bộ, thanh tra đường bộ sẽ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường.