À ơi khúc hát ru hời

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.

Tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì có một tuổi thơ lớn lên trong những lời hát ru ngọt ngào. Biết bao những yêu thương vô bờ, chan chứa và cả những khát vọng sâu kín đều được thế hệ các bà, các mẹ chúng tôi gìn giữ và gửi gắm trọn vẹn vào những câu hát ầu ơ da diết. Mỗi khi tiếng hát ru cất lên, những đứa trẻ chúng tôi lại được chìm sâu vào những giấc ngủ ngon lành và mơ về những giấc mơ cổ tích. Để rồi sau này, cho dù có đi đến đâu, khi nhớ về những ngày tháng ấy, chúng ta như được vỗ về và an ủi sau những ngày tháng nhọc nhằn mưu sinh.

Những lời ca mộc mạc sâu lắng mà mỗi một lần tôi vô tình nghe được đều đem tôi trở về với biết bao nỗi niềm khắc khoải rưng rưng khi nhớ về nơi quê hương yêu dấu. Tôi nghe cồn cào trong dạ những thèm thuồng lâu ngày cái mùi vị ngai ngái của đất bùn, mùi thơm thoang thoảng của cánh đồng lúa chín nơi đồng nội, cho tới mùi hương quen thuộc của những giàn hoa thiên lý. Tôi cũng thao thiết nhớ nhung những dáng lưng cong gầy của những người phụ nữ giống như mẹ tôi, sống trọn một đời tần tảo, hi sinh với tình yêu thương con cái vô bờ.

Quay trở về với thời khắc những trưa hè oi nồng, nằm trên cánh võng đung đưa, lắng tai nghe những lời ru trong trẻo, ở một nơi xa lạ nơi xứ người, tôi đã bất giác thầm gọi hai tiếng, “mẹ ơi”…  xen lẫn trong những tiếng à ơi, da diết… thân thương.

Tất cả những xúc cảm thiêng liêng nhất, trọn vẹn và tinh túy nhất được gói gọn trong mỗi lời hát ru. Sau này, theo nhịp bước trưởng thành, chúng tôi có thể được lắng nghe và yêu thích thêm nhiều giai điệu, ca từ, thể loại khác nhau, thế nhưng những giai điệu hát ru thì chẳng có bài ca nào có thể thay thế, và tất nhiên cũng chẳng có ca sĩ nào có thể khiến cho ta xúc động như khi được nghe tiếng hát của bà, của mẹ trong những tháng ngày thơ ấu.

Biết bao những yêu thương vô bờ, chan chứa và cả những khát vọng sâu kín đều được thế hệ các bà, các mẹ gìn giữ và gửi gắm trọn vẹn vào những câu hát ầu ơ da diết.

Tiếng ru đã đi qua nhiều thế hệ của những người dân trên đất nước tôi. Đó là biết bao lắng đọng chắt chiu những yêu thương chan chứa của tình mẫu tử thiêng liêng, của nhớ nhung nguồn cội. Cứ mỗi lần, những tiếng ru quen thuộc ấy được cất lên, tôi đều cảm thấy trong sâu thẳm nghèn nghẹn có một thứ cảm xúc đặc biệt khó lòng mà diễn tả. Khúc nhạc trầm bổng ngân nga, có đôi lúc là những giai điệu trong trẻo khoan thai, nhưng cũng có những lúc lại chan chứa biết bao những nỗi niềm tâm sự. Để rồi từng lời ca tiếng hát ấy đã trở thành những giai điệu đầu tiên và cũng là những giai điệu khó quên nhất trong cuộc đời mỗi người.

Cái cò mà đi ăn đêm.

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao.

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng luôn chứa đựng cả những bài học đạo đức làm người. Để rồi, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành từ những khúc hát ru, những hình ảnh đọng lại là cánh cò, cánh vạc, giếng nước, gốc đa. Trong lời ru mênh mang và da diết ấy, cũng có đôi khi ta chợt thảng thốt nhận ra, rồi một lúc nào đó, ta sẽ vĩnh viễn không còn được nghe thấy giọng hát ru ngọt ngào của mẹ. Sau những tháng ngày nhọc nhằn, bươn chải, ta lại khao khát tìm về với những giản dị và bình yên nơi lòng mẹ. Những khúc hát ru đã trở thành biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng. Một thứ tình cảm khởi nguồn cho mọi điều đẹp đẽ nhất trên thế gian này.

User
Ý KIẾN

Có một người rời Hà Nội để theo chồng về Phú Thọ sinh sống vào một ngày cuối hạ. Điều mà cô luyến tiếc nhất là phải chia xa mùa thu Hà Nội, khi ấy đang cận kề. Không còn được nhấm nháp mỗi sáng gói cốm của bà lão ở cổng làng Vòng, không còn hoàng hôn đạp xe quanh hồ Tây se lạnh heo may, không còn cuối tuần ngắm màn lá vàng rơi thành thảm dày ở phố Hoàng Diệu…

Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?

Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.

Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.

Tháng Tám vừa ghé xuống bên thềm, cái bỏng rát, khô khát của mùa hè cũng dần vơi. Hãy tạm quên đi những nỗi buồn, những đứt gãy, những không trọn vẹn để đến với tháng Tám nồng nàn yêu thương.

Bão qua đi, nhịp sống thường ngày dần trở lại. Nhưng có những điều rất lâu, rất lâu mới có thể lấy lại được và cũng có những điều buộc lòng phải cất vào quá khứ.

Thế là thêm một mùa Trung thu nữa đã tới, ra đường thời gian này, hương thu ngập tràn khoang mũi, thoang thoảng mà nồng nàn, quyến rũ.

Thêm một mùa Trung thu nữa lại về. Nhưng trong lòng của ai đó, Trung thu này đã khác Trung thu xưa…

Trong những ngày thu, khi mưa bão đã ngừng, cái nắng cũng nhẹ hơn và gió heo may khẽ vuốt nhẹ những chiếc lá vàng rơi, có người lòng lại chộn rộn nhớ về kỷ niệm tuổi thơ với những chiều tập múa lân cùng lũ bạn trong xóm, chuẩn bị cho đêm hội trăng rằm.

Bão lũ đã đi qua, và Trung thu đã cận kề rồi.

Xa Hà Nội nhớ phở đã đành, nhưng ngay cả khi đang sống ở Hà Nội, có người vẫn trải qua những quãng thời gian nhớ, và thèm được ăn một bát phở. Đó là thời kỳ bao cấp khi đời sống người dân còn khó khăn. Buổi sáng, có được bát cơm nguội chan nước mắm ăn để đi học đã là may mắn, làm gì dám mơ một tô phở!

Có một người nhận ra thu về khi khứu giác đọng mùi khói đồng chiều ai đốt. Khói thả rơi lãng đãng đủ làm cho cô nhớ về những ngày tháng Mười khắc thêm sâu. Mùa thu bao giờ cũng dịu dàng như vậy! Thu đến rất nhanh và đi thoáng mau.

Xa nhà nhiều năm, bay nhảy chốn lạ, đến khi tay ba lạnh ngắt, còn chân mẹ cũng khuỵu cong, tôi mới nhận ra mình đã để mẹ cha mòn mỏi đợi trong những cơn bão tự nhiên và cả cơn bão lòng đắng chát.

Trong những ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc phải gồng mình chống chịu với bão lũ, ngập lụt, sạt lở. Bão lũ có thể cuốn phăng mọi thứ nhưng không thể cuốn đi tình yêu thương, sự kiên định và lòng quả cảm.

Cơn bão số 3 vừa đi qua thì lũ lụt tràn về. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc lại tiếp tục căng mình chịu lũ lụt, ngập úng và sạt lở. Trong thiên tai tiếp nối thiên tai, mọi người phải học cách thích nghi để chủ động ứng phó, để sát cánh bên nhau, chia sẻ, hỗ trợ nhau cùng vượt qua bão lũ.

Cuộc đời con người như một hành trình dài, đôi khi bình yên như mặt biển tĩnh lặng, đôi khi lại dậy sóng như những cơn bão đến bất chợt.

Người ta vẫn thường nói trước khi cơn bão ập đến bầu trời rất bình yên. Phải chăng đất trời đang phiêu du trước khi giông bão đến. Tựa như lòng người, khi biết trước nhưng cơn cuồng phong chắc chắn phải xảy ra thì lòng ta cũng nhẹ bẫng đến lạ kỳ.

Có đi qua những ngày dông bão, ta mới thấy trân trọng hơn những giây phút bình yên.

Tự hào sinh ra trên mảnh đất miền Trung mặn mà nắng gió, cô có thể thao thao bất tuyệt kể về các món ăn đặc sản, những địa danh nổi tiếng hay chân chất tình người, vậy nhưng khi ai đó hỏi cô rằng mùa lũ ở miền Trung khiến đất cuốn nhà trôi luôn hả em, cô không thể thốt nên lời.

Có người nói với tôi rằng: nếu có một câu hỏi rằng tháng Chín về, âm thanh nào vắt ngang trời thương nhớ? Cô ấy sẽ không suy nghĩ lâu mà trả lời rằng, đó là tiếng trống trường.

Tuổi thơ, ai cũng trải qua những ngày tháng cắp sách đến trường. Đó là một hành trình dài với nhiều gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hành trình này luôn bắt đầu bằng những mùa khai trường đáng nhớ.

Một năm học mới đã bắt đầu. Mỗi một chặng đường mới luôn mang theo rất nhiều những hy vọng, niềm tin, có cả những vui mừng xen lẫn sự lo âu...

Có người kể với tôi, cô ấy may mắn có hai lần được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai lần cách nhau 25 năm, từ lúc cô còn là một đứa trẻ sinh sống ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến khi đã trưởng thành tận miền sông nước Tây Nam Bộ, cô vẫn nguyên một cảm xúc rưng rưng.

Có một mùa thu không trở lại. Có nhiều mùa thu không trở lại. Có những khoảnh khắc tưởng chừng rơi vào lãng quên, nhưng rồi lại thành chiếc neo của kỷ niệm. Nhất là khi tình cờ, ta chạm phải một tín hiệu gợi nhớ thu. Lúc đó thì cảm xúc hôm nào, hình ảnh hôm nào bỗng bừng sống lại như vừa hôm qua.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều có một miền ký ức yêu thương không thể nào quên. Trong trái tim của một cô gái, luôn có một khu vườn xanh mát, nơi có cây khế buông những trái chín vàng xuống nền cát trắng.

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta sẽ đi qua muôn vàn khoảnh khắc cảm xúc từ bình an, hạnh phúc, đến khổ đau, chấp nhận. Mỗi khoảnh khắc đó đều ghi dấu ấn trong ta thành trường ký ức. Có một vài khoảnh khắc sẽ được ghi lại đậm sâu hơn bằng những thước phim, những bức ảnh.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Nhà thơ Nguyên Sa đã phải thốt lên như thế khi gặp “Áo lụa Hà Đông”, để rồi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổi hồn vào bài thơ ấy, làm nên một ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng mà say đắm người nghe.

Có một cô gái đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Tựa như hạt mầm chớm nở qua trang sách, thơ văn, qua lời giảng của thầy cô dưới mái trường mến thương thuở nào, cô gái ấy có tên là Ngọc Nữ.

Có người đã từ lâu thuộc nằm lòng những câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng. Những câu thơ yên ắng, thân thương, như là những buổi trưa trong vườn, tuổi thơ bình yên nằm nghe chim hót líu lo, ánh mắt chạm những tia nắng đong đưa trong vòm lá.

Có người nói với tôi, cô ấy luôn thấy người tận tâm tự cảm nhận được hạnh phúc. Cho dù hạnh phúc ấy có thể không giống ai, không ai hiểu thấu được. Tận tâm là bởi thương thầm đấy thôi.

Có người chia sẻ với tôi cô ấy đôi khi vẫn cảm thấy hồi hộp khi nhớ lại giai đoạn khó khăn ấy. Và đặc biệt, cô nhớ mãi hành động quan tâm của một người bạn thân dành cho mình.

Có người kể với tôi rằng, ngày đó có nằm mơ cô cũng không đoán được cô sẽ tình cờ tìm thấy tình yêu của mình trên một hòn đảo nhỏ. Phải chăng đến cùng, chúng ta trải qua nhiều nỗi buồn dường như để gặp một người cùng ta xây hạnh phúc...

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Có người nói với tôi rằng mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

Mẹ thương yêu của con, Vu Lan này con không còn mẹ nữa. Nhưng trái tim thương yêu của mẹ vẫn còn đang đập trong một lồng ngực ấm áp khác nên mẹ cho con được cài lên ngực trái một bông hoa đỏ, kề cạnh một bông hoa đỏ khác của con, mẹ nhé. Bởi với con, trái tim mẹ còn đập, con còn nhớ, còn yêu là mẹ vẫn còn đang sống.

Có một cô gái vẫn thường viết những câu thơ và đọc cho người trong lòng cô nghe, kể cho anh những khao khát của mình.

Năm nào cũng thế, khi khu chợ trước nhà tấp nập người bán buôn, tiếng bạn hàng gọi nhau í ới khi trời còn chưa sáng tỏ, góc mai ở bàn thiên chi chít đầy những nụ mới, cô chợt nghĩ đến nàng dâu hụt của bà mình, một trong rất nhiều người phụ nữ đã chịu nhiều mất mát hy sinh.

Ngày cô cất tiếng khóc chào đời vào mùa thu cũng là lúc mẹ cô ra đi. Cha đặt tên cô là Thuỳ Vân – áng mây phiêu bồng. Mỗi khi mùa thu về, tâm trí cô lại phiêu du cùng niềm nhớ thương vô bờ người cha thân yêu của mình.

Những cơn mưa dai dẳng gợi nhớ mùa mưa rằm tháng 7, nhắc nhở một mùa Vu Lan hiếu đạo gần kề. Đây là mùa thứ hai có một người con không còn được cài đóa hoa hồng tươi thắm. Cũng là mùa thứ hai nỗi nhớ mẹ cứ chênh vênh.

Bài thơ Mưa tháng bảy, của Trần Tế Xương có câu: "Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu/ Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu". Sau những trận mưa, nắng cũng bừng lên, nhưng không còn cảm giác hầm hập, chói chang như trước. Thu đã về, không ồn ào, mà lướt nhẹ như một cơn gió thoảng. Trên đường phố Hà Nội, bắt đầu nhìn thấy sắc vàng của trái thị trên những mẹt hàng chở sau xe đạp rong ruổi từng con phố, mang hương thơm gợi nhắc về cái mùa đẹp nhất của Thủ đô đang đến gần.

Có một người từng ép những cánh phượng vào trang vở học trò. Cái màu đỏ rực rỡ khi khô rồi vẫn còn nguyên vẹn. Màu phượng đỏ mỗi mùa luôn bền bỉ như thế, để những kỷ niệm thân thương của những tháng năm học trò cứ theo ta mãi không bao giờ mờ phai.

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng có những giây phút phải hòa mình trong một buổi chiều tan tầm với tắc đường, khói bụi và đông nghẹt phương tiện. Những lúc như thế, bạn đã thấy gì và mong muốn điều gì?

Kết thúc một ngày dài, một cô gái quyết định lên xe chạy dọc con đường ven biển để hít thở chút khí trời tự do tươi mát. Rồi cơn mưa từ đâu ào tới, làm cô nhớ đến những câu thơ của ai đó.

Có một dòng sông, lúc hiền hòa, trong veo, lúc cuồn cuộn, đỏ ngầu vì mưa lũ, ôm cả mây trời, mang theo cả những buồn vui của một đời người theo tháng năm. Kể cả khi sông vào mùa nước cạn, tình người gửi theo dòng sông ấy vẫn vẹn nguyên…

Có một người con gái lấy chồng xa, hơn hai mươi năm xa quê, xa gia đình, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, trong một lần trở về nhà, cô chợt giật mình thảng thốt: Tóc mẹ đã bạc đến thế rồi sao?

Vào buổi trưa hè, mắc võng ngủ dưới gốc cây thì còn gì thú bằng! Ngoại giăng cho tôi một cái võng dù dưới tán cây vú sữa và cây khế trong vườn. Chẳng biết cây vú sữa đã trồng từ khi nào mà tán xòe rộng rợp mát cả ngày.