Ai được, ai mất khi Ukraine 'khóa van' khí đốt Nga?
Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine. Một câu hỏi được đặt ra là việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại, đâu sẽ là những bên được, bên mất?
Dòng chảy khí đốt từ Nga vào châu Âu bị “khóa van”
Theo giới chuyên gia, trong ngắn hạn, việc Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine sẽ có tác động không lớn đối với thị trường năng lượng châu Âu, bởi hầu hết các nước EU đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế kể từ năm 2022. Tuy nhiên, về lâu dài, việc mất nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga có thể sẽ khiến châu Âu phải đối mặt với một loạt các thách thức như suy thoái kinh tế, khả năng cạnh tranh toàn cầu suy giảm, lạm phát gia tăng cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao ở nhiều nước EU.
Sau hơn 40 năm, dòng khí đốt Nga sang châu Âu đi qua Ukraine chính thức đã dừng chảy từ ngày 1/1/2025 sau khi Tập đoàn Naftogaz của Ukraine không gia hạn thỏa thuận trung chuyển được ký kết năm 2019 với tập đoàn năng lượng quốc gia Gazprom của Nga.
Trong thông báo được hãng thông tấn TASS đăng tải vào ngày 1/1, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga nêu rõ, việc Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận đã buộc tập đoàn này phải dừng vận chuyển khí đốt sang châu Âu từ 8 giờ sáng cùng ngày (theo giờ Moscow).
Theo Bộ Năng lượng Ukraine, nước này chấm dứt thỏa thuận trên vì lợi ích an ninh quốc gia.
“Chúng tôi đã dừng trung chuyển khí đốt Nga. Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường và sẽ phải chịu tổn thất tài chính”.
Ông German Galushchenko - Bộ trưởng Năng lượng Ukraine
Theo giới qaun sát, Ukraine đã từ chối gia hạn hợp đồng thương mại vận chuyển khí đốt với Nga vì muốn làm suy yếu khả năng của Moscow trong cuộc xung đột tại Ukraine, đồng thời hạn chế việc Nga sử dụng năng lượng làm đòn bẩy ở châu Âu.
Tuy nhiên, điều này không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà còn tác động mạnh đến chính Ukraine. Theo tính toán của Reuters, Ukraine sẽ mất khoảng 800 triệu - 1 tỷ USD phí trung chuyển hàng năm, trong khi Gazprom dự kiến thất thu khoảng 5 tỷ USD doanh thu từ thị trường châu Âu.
Tuyến đường ống vận chuyển khí đốt qua Ukraine chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt xuất khẩu qua đường ống của Nga sang châu Âu. Sau khi tuyến đường ống này bị đóng, Nga vẫn xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream dưới đáy Biển Đen. TurkStream có hai tuyến - một tuyến cho thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến còn lại cung cấp cho các khách hàng Trung Âu bao gồm Hungary và Serbia.
Hôm 19/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, Kiev có thể cân nhắc cho phép tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ nước này nếu việc thanh toán được tạm hoãn cho tới khi giao tranh giữa hai nước kết thúc.
Tuy nhiên, một tuần sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng không còn đủ thời gian để ký một thỏa thuận mới.
“Bây giờ, khi chúng ta đang nói chuyện, chúng ta không có hợp đồng. Không thể ký trong 3-4 ngày. Sẽ không có hợp đồng nào cả. Vì vậy, giá cả sẽ tăng. Nhưng chúng tôi không kích động điều này. Đó là chính sách của Ukraine”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trước khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và châu Âu là thị trường quan trọng nhất của Moscow. Tuy nhiên, kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong khi các vụ tấn công chưa được làm rõ vào đường ống Dòng chảy phương Bắc đã làm giảm nguồn cung từ Nga.
Theo tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels, lượng nhiên liệu hóa thạch mà EU nhập khẩu từ Nga khoảng 1 tỷ USD mỗi tháng vào cuối năm 2023, giảm so với mức 16 tỷ USD mỗi tháng vào đầu năm 2022.
Năm 2023, Nga chiếm 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU, đứng sau Na Uy (30%) và Mỹ (19%), nhưng vẫn đứng trước các nước Bắc Phi (14%). Phần lớn lượng khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu chảy qua các đường ống qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ. Những khách hàng chính bao gồm Áo, Slovakia và Hungary. Ngoài ra, các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ và Hà Lan vẫn nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga bằng tàu chở dầu.
Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, bất chấp những nỗ lực của EU nhằm từ bỏ khí đốt Nga, Moscow vẫn xuất khẩu hơn 50 tỷ m³ khí đốt đường ống và LNG sang các nước châu Âu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2024, tăng 18 - 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Ai được - Ai mất?
Đa số các nước Liên minh châu Âu (EU) đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế kể từ năm 2022. Nỗ lực này của EU khiến Gazprom ghi nhận khoản lỗ lên tới 7 tỷ USD (6,73 tỷ euro) vào 2022, lần đầu tiên sau hơn 25 năm. Mặc dù vậy, một số quốc gia Đông Âu vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Nga và việc ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine vẫn làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung, đặc biệt trong mùa đông khi nhu cầu năng lượng tăng cao. Một câu hỏi được đặt ra hiện nay là: nếu việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại, ai sẽ là bên được, bên mất?
Theo Sputnik, được hưởng lợi từ việc Nga ngừng trung chuyển khí đốt đến châu Âu qua Ukraine chính là các nhà sản xuất LNG của Mỹ. Việc Nga dừng cung cấp khí đốt sẽ làm tăng thị phần của Mỹ và giảm sự cạnh tranh trên thị trường EU. Vào tháng 12/2022, Mỹ đã trở thành quốc gia xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và các vụ tấn công phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc của Nga.
Trong khi đó, đối với Ukraine, bên cạnh việc mất gần 1 tỷ USD/năm phí trung chuyển khí đốt Nga, Kiev có khả năng phải trả nhiều tiền hơn cho LNG của Mỹ đi qua trạm LNG Revithoussa so với khí đốt qua đường ống từ Nga.
Ngoài ra, một số quốc gia Đông Âu từ lâu đã phụ thuộc vào việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine, cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức nhất định. Dừng nhận khí đốt từ Nga đồng nghĩa các nước này sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn LNG nhập khẩu để bù đắp. Chi phí nhập khẩu cao hơn cùng với độ tin cậy thấp hơn của LNG so với khí đốt Nga sẽ càng làm gia tăng gánh nặng lên các ngành công nghiệp và người tiêu dùng.
Giới quan sát thị trường không lo ngại các quốc gia châu Âu hết khí đốt, mà lưu ý việc cung cấp năng lượng sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Viện chính sách kinh tế Bruegel, Bỉ, cho biết giá các loại năng lượng ở EU đang cao hơn hầu hết các nền kinh tế công nghiệp khác, trung bình gấp gần 5 lần so với ở Mỹ.
“Tác động thực sự mà tôi thấy là sẽ tốn kém hơn để có được nguồn cung cấp khí đốt thay thế cho các quốc gia như Slovakia, Áo và Cộng hòa Séc”.
Bà Natasha Fielding, Giám đốc định giá khí đốt châu Âu tại Argus Media
Hungary được cho là ít chịu ảnh hưởng từ động thái này do phần lớn khí đốt của nước này được cung cấp thông qua đường ống TurkStream. Trong khi đó, Áo nhận được phần lớn khí đốt từ Nga thông qua Ukraine, còn Slovakia nhận được khoảng 3 tỷ m³, tương đương khoảng ⅔ nhu cầu của nước này. Ngoài ra, một số quốc gia châu Âu khác ngoài EU nhận khí đốt của Nga qua Ukraine như Moldova cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn khi đường ống qua Ukraine dừng hoạt động. Theo hãng tin Reuters, Transnistria, một khu vực ly khai của Moldova, đã cắt nguồn cung cấp nước nóng và sưởi ấm cho các hộ gia đình sau khi thỏa thuận quá cảnh hết hạn.
Hệ luỵ đối với châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) cũng là một trong các bên chịu tổn thất khi việc trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine dừng lại. Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022, giá khí đốt tăng vọt, đôi khi gấp hơn 20 lần, đã buộc một số nhà máy ở châu Âu phải cắt giảm sản lượng và nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa. Mặc dù giá khí đốt đã giảm kể từ đó nhưng hiện vẫn cao hơn mức trước khủng hoảng, khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trở nên kém cạnh tranh hơn. Trong bối cảnh ấy, việc Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng tăng giá năng lượng và tác động của quyết định này đối với dư luận châu Âu liên quan đến việc ủng hộ Ukraine.
Một ngày sau khi hợp đồng vận chuyển lâu dài giữa Nga và Ukraine hết hạn, giá khí đốt bán buôn đã tăng 4,3%, lên mức cao nhất trong hơn một năm. Việc dòng khí đốt Nga sang châu Âu đi qua Ukraine chính thức đã dừng chảy không chỉ có nguy cơ làm tăng chi phí ở các quốc gia châu Âu vốn phụ thuộc lâu dài vào khí đốt Nga mà còn gây ra hậu quả rộng hơn cho toàn bộ lục địa.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng, việc đóng cửa đường ống này có thể đẩy giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu lên cao, dẫn đến chi phí sinh hoạt và chi phí sản xuất tăng cao, cuối cùng làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu.
“Có những giải pháp thay thế, nhưng chúng có xu hướng đắt hơn một chút so với khí đốt qua đường ống của Nga. Tác động sẽ đặc biệt được cảm nhận ở Áo, Hungary và Slovakia, nơi giá khí đốt có khả năng tăng. Và điều này không chỉ tác động đến giá tiêu dùng, chi phí sinh hoạt, mà còn đến giá cả của các ngành công nghiệp và khả năng cạnh tranh của các ngành này”.
Ông Philipp Lausberg - Trung tâm chính sách châu Âu
Liên minh châu Âu đã hạ thấp tác động của việc mất nguồn cung cấp khí đốt của Nga đối với khối 27 thành viên này, cho biết họ làm việc trong hơn một năm để chuẩn bị cho kịch bản không có khí đốt Nga quá cảnh qua Ukraine. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp tại lục địa này đang phải vật lộn để duy trì hoạt động, trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt.
Tại Ba Lan, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, quốc gia này đã phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát trung bình lần lượt là 14,4% vào năm 2022 và và 11,4% vào năm 2023. Mặc dù con số này đã giảm xuống còn khoảng 5% vào năm 2024, nhưng giá cả tăng cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp và cư dân địa phương.
“Mọi thứ đang ngày càng khó khăn hơn. Nhiều tiệm bánh đã đóng cửa vì khó kiếm được tiền. Khí đốt tự nhiên và điện ngày càng đắt đỏ, chi phí ngày càng tăng. Do đó, biên lợi nhuận của chúng tôi, những nhà sản xuất, ngày càng thấp hơn”.
Ông Pitol - Chủ tiệm bánh ở Wroclaw, Ba Lan
Theo ông Jakub Rybacki, người đứng đầu nhóm kinh tế vĩ mô tại Viện Kinh tế Ba Lan, sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, giá năng lượng của Ba Lan đã tăng trung bình khoảng 20%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người mới đây đã có chuyến thăm Nga với mong muốn tiếp tục mua khí đốt từ Nga, cho rằng quyết định ngừng vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine không chỉ đẩy giá khí đốt tăng cao mà còn khiến Slovakia chịu chi phí thêm 177 triệu euro để sử dụng các tuyến thay thế. Không chỉ vậy, tổng thiệt hại cho EU do quyết định này có thể lên tới 120 tỷ euro trong giai đoạn 2025-2026.
“Chúng ta thấy ngày nay khi việc quá cảnh khí đốt qua Ukraine bị dừng lại, điều này sẽ có tác động nghiêm trọng đến tất cả chúng ta trong Liên minh châu Âu, chứ không phải Liên bang Nga”.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc đình chỉ đường ống trung chuyển khí đốt của Ukraine được coi là “bất ổn chính” đối với châu Âu vào mùa đông năm nay, khi mùa đông dài và mùa sưởi ấm đang đến gần, một số quốc gia châu Âu sẽ gặp khó khăn với giá năng lượng tăng cao và sự bất mãn của công chúng. Hơn nữa, động thái quyết đoán của Ukraine nhằm “đóng cửa” với khí đốt Nga đã làm dấy lên sự bất mãn trong cộng đồng dân cư châu Âu, thúc đẩy lập trường chỉ trích nhiều hơn đối với việc ủng hộ Ukraine.
“Tôi cho rằng sẽ có những cuộc tranh luận xung quanh việc Ukraine không tiếp tục hợp đồng trung chuyển. Điều này có thể khiến một số cộng đồng dân cư chỉ trích hơn nữa việc ủng hộ Ukraine”.
Ông Philipp Lausberg - Trung tâm chính sách châu Âu
Một cuộc khảo sát do YouGov tiến hành vào tháng 12/2024 của tại Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch và Anh cho thấy, sự ủng hộ của công chúng dành cho Ukraine cho đến khi nước này giành chiến thắng đã giảm mạnh ở cả 7 quốc gia Tây Âu trong 12 tháng qua. Thủ tướng Slovakia mới đây cũng cảnh báo các biện pháp đáp trả Ukraine, cho biết ông sẵn sàng ủng hộ quyết định ngừng cung cấp điện cho Ukraine và cắt giảm viện trợ cho người tị nạn Ukraine ở Slovakia.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Thẩm phán Tòa án New York Juan Merchan đã bác đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hoãn tuyên án trong vụ làm giả hồ sơ kinh doanh liên quan đến nghi vấn chi khoản tiền bịt miệng trước cuộc bầu cử năm 2016.
Sáng 7/1 theo giờ Việt Nam, Quốc hội Mỹ khóa 119 đã chính thức xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử hôm 5/11/2024 trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ, mở đường cho ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ đang hoàn thiện các bước để xóa bỏ rào cản trong quan hệ đối tác hạt nhân dân sự với các công ty Ấn Độ, nhằm tạo động lực mới cho một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa hai nước.
Một nhóm các nhà hoạt động thanh niên, trong đó có Lova Renee, 14 tuổi, một đại sứ nhiệt huyết của UNICEF Madagascar, đã mang lại niềm vui cho các em nhỏ khuyết tật tại một trại trẻ mồ côi.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc gặp những người sống sót và gia đình của các nạn nhân trong vụ rơi máy bay mới đây.
Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen thông báo đã giao nhiệm vụ cho lãnh đạo đảng Tự do (FPO) cực hữu Herbert Kickl thành lập một chính phủ liên minh sau khi nỗ lực của các đảng trung dung thất bại.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa tuyên bố sẽ từ chức sau gần một thập kỷ nắm quyền. Ông Trudeau cho biết các mâu thuẫn nội bộ trong Đảng Tự do đã khiến ông không thể tiếp tục lãnh đạo đảng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong 24 giờ qua, xung đột Nga - Ukraine có nhiều diễn biến mới, khi Nga giành quyền kiểm soát Kurakhovo, mở đường cho việc kiểm soát toàn bộ tỉnh Donetsk.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội Nga ở miền Đông Ukraine đã chiếm được thành trì Kurakhove sau nhiều tháng giao tranh, ghi thêm một chiến thắng nữa ở khu vực Donetsk.
Lãnh đạo đảng Tự do cực hữu Áo (FPO) - ông Herbert Kickl đã gặp Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen với hy vọng được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ liên minh sau khi nỗ lực thành lập chính phủ của đảng cầm quyền trước đó thất bại.
Theo thông tin từ Cơ quan điều tra tội phạm công chức cao cấp của Hàn Quốc và Nhóm điều tra hỗn hợp, bao gồm đại diện của cơ quan cảnh sát và kiểm sát, các cơ quan này sẽ đệ trình tòa án văn bản đề nghị kéo dài thời hạn của lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, sau khi lệnh này hết hạn vào hôm nay 6/1, thay vì xin một lệnh bắt mới.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tổ chức đàm phán với Mỹ và các quốc gia châu Âu về giải quyết xung đột vào cuối tháng 1.
Hôm nay, Indonesia chính thức triển khai chương trình bữa ăn miễn phí dành cho học sinh và phụ nữ mang thai như lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Prabowo Subianto.
Ngay trong ngày đầu năm mới nước Mỹ choáng váng bởi hai vụ khủng bố, và lý lịch của cả hai nghi can khiến người ta lo ngại hơn. Tất cả các vụ tấn công đều do các thành viên đã xuất ngũ hoặc đang tại ngũ của lực lượng vũ trang gây ra.
Bộ Y tế Kazakhstan cho biết nước này đã ghi nhận các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp, loại virus đang lây lan rộng ở Trung Quốc.
Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do virus Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đại lục đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận. Hiện cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia đều báo cáo về nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy chính xác HMPV là gì? Những nhóm người nào cần phải cẩn thận trước virus này?
Theo nguồn tin Reuters, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về biển Nhật Bản trong ngày hôm nay, 6/1.
Tại Hàn Quốc, tuyết rơi dày đặc từ ngày 5/1 đến sáng 6/1 đã bao phủ hầu hết các tỉnh phía Bắc, trong đó có thủ đô Seoul và các tỉnh lân cận như Gyeonggi và Gangwon.
Truyền thông Canada mới đây đưa tin Thủ tướng nước này Justin Trudeau có thể tuyên bố từ chức, sớm nhất là vào ngày hôm nay, 6/1.
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) Hàn Quốc ngày 6/1 đã thông báo một công văn chính thức yêu cầu cảnh sát tiếp quản việc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol do ban hành thiết quân luật vào đêm 3/12/2024.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Tân Hoa xã dẫn lời truyền thông Nhật Bản cho biết, vào ngày 5/1/2025, theo giờ địa phương, núi lửa Otake trên đảo Suwanose thuộc tỉnh Kagoshima đã phun trào hai lần liên tiếp, tạo ra cột khói lúc cao nhất lên tới 1.100 mét.
Ngày 5/1, phiên đấu giá đầu tiên trong năm mới đã được tổ chức tại chợ Toyosu, Tokyo, Nhật Bản - nơi một con cá ngừ vây xanh được “chốt” với giá cao nhất là 207 triệu yen, tức vào khoảng 1,32 triệu USD. Đây là mức giá cao gấp đôi so với năm trước và là mức cao thứ hai trong lịch sử.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, ngày 5/1 cảnh báo nếu nhóm vũ trang Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ở Liban.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế Brazil, quốc gia này đã ghi nhận 5.972 trường hợp tử vong được xác nhận do sốt xuất huyết vào năm 2024, con số cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây.
Thành phố New York của Mỹ đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của quốc gia này thu phí tắc nghẽn giao thông. Quy định này áp dụng với khu vực Lower và Midtown Manhattan.
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã đề xuất gia hạn lệnh bắt giữ Tổng thống. Lệnh bắt giữ này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm nay (6/1).
Ô liu là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực và văn hóa của Tunisia, một quốc gia ở Bắc Phi. Giữa lòng thị trấn Tebourba, người nông dân Abdaziz Misfare duy trì xưởng ép dầu ô liu đã tồn tại hàng thập kỷ qua, bảo vệ một phần di sản quý giá của đất nước mình: nghề làm dầu ô liu truyền thống.
Lực lượng Houthi của Yemen hôm qua cho biết đã nhắm mục tiêu vào một nhà máy điện ở Haifa, miền Bắc Israel, trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì cuộc chiến của Tel Aviv ở Dải Gaza.
Hàng nghìn người Hàn Quốc hôm qua đã bất chấp tuyết rơi dày đặc ở thủ đô Seoul để biểu tình, cả ủng hộ và phản đối, việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Hàn Quốc.
Công viên thiên nhiên Al-Qurum, nằm ở trung tâm Muscat, Vương quốc Oman đã trở thành một ốc đảo rực rỡ màu sắc và hương thơm khi Lễ hội hoa bắt đầu. Sự kết hợp quyến rũ giữa thiên nhiên và nghệ thuật tại Lễ hội hoa đã tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp, thu hút hàng triệu du khách tới tham quan.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Hôm nay, 5/1, nhiều sân bay lớn của nước Anh đã buộc phải đóng cửa đường băng, tạm dừng hoạt động hàng không vì tuyết rơi quá dày. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến giao thông đường bộ, đường sắt bị gián đoạn nghiêm trọng.
Bộ Y tế Dải Gaza cho biết cuộc không kích của Israel đã khiến ít nhất 88 người chết và 208 người bị thương trong 24 giờ qua trên khắp Gaza. Tổng cộng trong 3 ngày qua, hơn 200 người tại vùng đất này đã thiệt mạng.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Tòa án quận phía Tây Seoul, Hàn Quốc đã bác bỏ đề xuất của nhóm luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol về việc vô hiệu hóa lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo này. Hiện chưa có thông tin chi tiết nào về lý do tòa bác bỏ vụ việc.
Băng tuyết đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá đối với ngành du lịch Trung Quốc. Nước này đang đầu tư mạnh vào du lịch mùa đông nhằm thúc đẩy kinh tế ở vùng phía Bắc và Đông Bắc, nơi có khí hậu lạnh.
Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ 4 công dân Nga bị cáo buộc âm mưu tấn công khủng bố những nơi công cộng ở thành phố Yekaterinburg. 4 đối tượng này đều trong độ tuổi 15-16 tuổi và và có quan điểm ủng hộ một tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiết lộ khi trả lời phỏng vấn của tờ New York Times.
Châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông khi nhiều người đi lại, tụ họp trong dịp lễ cuối năm và đón năm mới. Hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận, phổ biến nhất là chủng virus cúm B.
Trung Quốc đang đối mặt với số ca nhiễm các bệnh hô hấp liên quan đến virus HMPV gia tăng, dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Đợt bùng phát xảy ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu phát hiện dịch Covid-19, khiến nhiều người lo lắng viễn cảnh về đại dịch khác.
Trung Quốc mới đây đã ra mắt chiếc ô tô điện vừa chạy vừa bay đầu tiên mang tên "Dongda Kunpeng-1" do nhóm nghiên cứu của Đại học Đông Nam phát triển.
Ngày 4/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel - Israel Katz xác nhận các cuộc đàm phán gián tiếp với Hamas đã nối lại tại Qatar về việc thả các con tin bị bắt trong các vụ tấn công tháng 10/2023.
Cụ bà Tomiko Itooka người Nhật Bản, được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới, đã qua đời tại nước này, thọ 116 tuổi.
Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết cơ quan này đang nỗ lực đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1 tới.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phóng tám tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh biên giới Belgorod và tám tên lửa này trên đều đã bị bắn hạ.
0