Ấn Độ: thách thức và tham vọng thành siêu cường kinh tế | Nhìn ra thế giới | 25/07/2024

Ấn Độ đang trên đà trở thành một cường quốc kinh tế của thế kỷ XXI, là sự lựa chọn của các nhà đầu tư lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng về tốc độ tăng trưởng, Ấn Độ còn phải đối mặt với nhiều thách thức về thị trường lao động, đòi hỏi các chính sách mạnh tay của chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế.

User
Ý KIẾN

Sau khi xung đột Isarel - Hamas nổ ra vào ngày 7/10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết: Mỹ với tư cách là đồng minh thân cận với Israel sẽ luôn sát cánh ủng hộ nước này tự vệ trước Hamas. Cuộc chiến này cũng đã phơi bày và khoét sâu thêm một số chia rẽ chính trị sâu sắc nhất của nước Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống gay cấn vào tháng 11 tới.

Các dòng sông được coi là "mạch sống" của Trái Đất là nguồn cung cấp nước ngọt, thức ăn, phù sa, năng lượng... cho con người. Ước tính khoảng 1/3 sản lượng lương thực và 40% lượng cá tiêu thụ trên toàn cầu phụ thuộc vào sông ngòi.

Lĩnh vực sản xuất robot không ngừng tăng trưởng với số lượng robot công nghiệp tự động hóa sản xuất trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Báo cáo mới đây của World Robotics cho thấy, hiện có hơn 4.280.000 robot đang hoạt động tại các nhà máy trên toàn thế giới, tăng hơn 10% so với thời điểm này năm ngoái.

Các nhà quan sát nhận định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ có tác động đáng kể đến chính sách đối ngoại của Washington, đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine.

Với sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các cơn bão có thể ngày càng mạnh hơn và khó dự đoán hơn. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư vào các biện pháp phòng chống bão, thiên tai dài hạn, bao gồm cả việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao khả năng dự đoán của các hệ thống khí tượng.

Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã bỏ phiếu thông qua quyết định áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc lên 45%, bắt đầu từ ngày 31/10 tới. Một số nhà quan sát bày tỏ quan ngại, quyết định áp thuế xe điện của EU có thể khơi mào một cuộc chiến thương mại sâu rộng với Trung Quốc, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu.

Cách đây đúng một năm, ngày 7 tháng 10 năm 2023, các chiến binh Hamas phát động một cuộc tấn công chưa từng có vào miền Nam Israel, châm ngòi cho một cuộc chiến đã giết chết hàng chục nghìn người và khiến hàng triệu người phải đi lánh nạn.

Những năm gần đây, Hàn Quốc được biết đến là một cường quốc văn hóa với cú hích độc đáo và cuốn hút từ ngành công nghiệp âm nhạc mang tên K-pop. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp K-Pop tạo ra khoảng 10 tỷ USD cho Hàn Quốc mỗi năm.

Năm 2024 đánh dấu những sứ mệnh lịch sử trong khám phá vũ trụ. Tại Đức, một trung tâm huấn luyện phi hành gia mặt trăng đã ra đời nhằm biến giấc mơ đặt chân lên mặt trăng của con người một lần nữa trở thành hiện thực. 2024 cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên một tỷ phú người Mỹ trở thành phi hành gia tư nhân đầu tiên bước đi ngoài không gian.

Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận quân đội nước này đã hoàn toàn kiểm soát thị trấn tiền tuyến Ugledar tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. Đây được coi là chiến thắng quan trọng nhất của các lực lượng Nga tại chiến trường Ukraine.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vừa từ chức vào ngày 1/10, trao lại quyền lãnh đạo cho người kế nhiệm Shigeru Ishiba. Trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Ishiba sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc kiềm chế căng thẳng leo thang trong khu vực.

Đêm 1/10, Iran đã bắn ít nhất 180 tên lửa đạn đạo vào Israel, làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, nơi “leo thang nối tiếp leo thang”. Nếu Israel và Mỹ tiếp tục đáp trả Iran, chắc chắn có khả năng xảy ra chiến tranh giữa Israel và Iran, khi đó hậu quả sẽ là khôn lường.

Những đám mây đen xung đột đã bao phủ bầu trời Liban, trong bối cảnh quân đội Israel đã tiến vào miền Nam Liban vào sáng sớm thứ Ba, đánh dấu sự leo thang đáng kể trong cuộc tấn công chống lại Hezbollah.

Vụ sát hại Hassan Nasrallah là một đòn giáng mạnh đối với Hezbollah, cũng như đối với Trục kháng chiến. Trong khi đó, Israel vẫn tiếp tục kế hoạch tấn công Hezbollah và tấn công cả lực lượng Houthi ở Yemen, khiến cho cục diện Trung Đông ngày càng khó kiểm soát.

Kiến trúc và du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các công trình kiến trúc là một trong những thành phần chính để thu hút du khách. Những kiến trúc cổ ghi dấu ấn thời gian như bể chứa nước Basilica ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, cung điện Motaha của Pakistan vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.

Thế giới đang ở một thời điểm đầy thách thức, với hàng loạt rủi ro đan xen phức tạp, cùng các bất ổn địa chính trị khó lường. Điều này đòi hỏi Liên hợp quốc cần có những cải tổ cho phù hợp với tình hình, với cam kết vì thế hệ tương lai.

Những tác động của biến đổi khí hậu khiến sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng khô hạn, nắng nóng kéo dài, cây trồng không có nước tưới tiêu, dịch bệnh làm mất mùa màng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân.

Ngoài những vũ khí truyền thống như xe tăng, đạn pháo, máy bay chiến đấu, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của những hệ thống vũ khí tầm xa như tên lửa và các phương tiện bay không người lái (UAV). Trong đó, tên lửa tầm xa cùng khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hiện là yêu cầu khẩn thiết của Ukraine với các nước phương Tây, trong bối cảnh Kiev đang phải chịu áp lực rất lớn trên tiền tuyến.

Sau hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin ở Liban và khu vực Trung Đông, cho đến nay, vẫn chưa ai biết được thuốc nổ được đưa vào máy ở khâu nào trong quy trình sản xuất và phân phối. Vụ việc cũng cho thấy tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng, đe dọa đến an ninh quốc gia.

Các cuộc không kích của Israel vào Liban hôm thứ Hai đã giết chết gần 500 người, gồm hơn 90 phụ nữ và trẻ em, làm gần 1.700 người khác bị thương.

Giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban đã leo thang nguy hiểm sau vụ việc hàng trăm máy nhắn tin và bộ đàm của thành viên Hezbollah phát nổ trên khắp Liban vào tuần trước, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương. Hezbollah cáo buộc Israel vượt qua ranh giới đỏ và sẽ phải chịu “hình phạt thích đáng”.

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây của các nhà khoa học Đại học Leeds ở Vương quốc Anh, thế giới đã tạo ra 57 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Những con số này cho thấy, rác thải nhựa vẫn tiếp tục là một vấn nạn mà thế giới cần chung tay giải quyết.

Những trận mưa cực lớn đang trở nên phổ biến và dữ dội hơn ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Cháy rừng, hạn hán ở Nam Mỹ, lũ lụt ở châu Á... khí hậu toàn thế giới đang có những biến động lớn, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu và những chu kỳ biến động tự nhiên.

Chiến dịch tấn công bất ngờ của Ukraine vào tỉnh Kursk bắt đầu từ ngày 6/8 đã đánh dấu cuộc xâm nhập đầu tiên vào lãnh thổ Nga của một quốc gia khác kể từ Thế chiến 2. Thế nhưng, từ 10/9, Nga phát động một cuộc phản công lớn ở khu vực Kursk, đồng thời đẩy mạnh tấn công ở miền Đông Ukraine khiến Kiev phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan về cả mặt quân sự lẫn ngoại giao.

Khi Yagi - cơn bão khác thường và mạnh nhất châu Á trong năm nay vừa mới đi qua và để biết bao thiệt hại nghiêm trọng thì những cơn bão mới lại tiếp tục ập đến. Giới khoa học nhận thấy sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu đang góp phần khiến các cơn bão mạnh lên nhanh hơn, dễ trở thành siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một quan chức Hezbollah giấu tên khẳng định đây là “vụ xâm phạm an ninh nghiêm trọng nhất” trong cuộc giao tranh xuyên biên giới kéo dài hơn 11 tháng qua giữa Israel và Hezbollah.

Cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, lại vừa bị ám sát không thành, tại sân golf ở West Palm Beach, bang Florida. Một lần nữa mật vụ Mỹ bị hoài nghi về khả năng bảo vệ những nhân vật quan trọng.

Ukraine kỳ vọng vũ khí tầm xa sẽ giúp ngăn chặn các bước tiến của Nga ở miền Đông Ukraine và tăng thế tấn công cho Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra cảnh báo đanh thép rằng nếu hạn chế này được dỡ bỏ nghĩa là phương Tây đang tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Nga.

Theo quy định mới được một số quốc gia châu Âu ban hành, bắt đầu từ năm học này, học sinh sẽ không được giữ điện thoại di động bên mình trong suốt cả ngày học; Tất cả trường học ở Gaza vẫn đóng cửa sau 11 tháng xung đột.

Một cuộc tranh cãi gay gắt đang diễn ra công khai giữa người giàu nhất thế giới Elon Musk và một thẩm phán của Tòa án Tối cao của Brazil. Cuộc chiến pháp lý của X với Tòa án Tối cao Brazil đặt ra những câu hỏi lớn về ranh giới giữa chống lại thông tin sai lệch và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã trở thành tâm điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024. Bà Harris được đánh giá có màn tranh luận thuyết phục hơn, trong khi ông Trump dường như đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chiến thuật tranh cử trước một đối thủ hoàn toàn mới, trẻ và năng động hơn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần trước từng phát biểu với hãng tin Sky News rằng Ukraine sẽ giữ vùng lãnh thổ Kursk như một phần quan trọng trong kế hoạch chiến thắng của ông nhằm chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực khi Nga đang phản công mạnh ở đây. Trong khi đó, liệu việc phương Tây dự định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga có thể thay đổi cục diện xung đột?

Bão lũ đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới từ châu Á, châu Phi tới Châu Mỹ, cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây lũ lụt, lở đất, phá hủy nhà cửa và cô lập cộng đồng dân cư ở nhiều nơi.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm ông Michel Barnier, 73 tuổi, làm Thủ tướng mới của nước này. Tuy nhiên, đảng cánh tả và hàng ngàn người dân đã biểu tình phản đối quyết định này của Tổng thống Macron, đẩy nước Pháp rơi vào một cục diện hỗn loạn mới, báo hiệu tương lai không chắc chắn của Tân thủ tướng Barnier.

Ngày 10/9, ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ - bà Kamala Harris sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Cách hai ứng viên thể hiện trên sân khấu được đánh giá sẽ tác động rất lớn đến chiến dịch tranh cử của họ, từ đó tạo ra bước ngoặt trên con đường vào Nhà Trắng.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng FOCAC là một cơ chế hiệu quả để thúc đẩy hợp tác thực chất giữa Trung Quốc và châu Phi.

Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, các nước châu Á liên tiếp chứng kiến hai siêu bão có sức tàn phá nặng nề. Ngày 29/8, bão Shanshan có sức gió lên tới 252 km/h đã đổ bộ vào đất liền Nhật Bản. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nhật Bản kể từ năm 1960. Ngày 2/9, bão Yagi đổ bộ vào Philippines đã làm 16 người thiệt mạng, thiệt hại về cơ sở hạ tầng ước tính khoảng 4 triệu USD.

Đến cuối tháng 8/2024, đã có khoảng 27.000 người dân Cộng hòa Dân chủ Congo mắc bệnh đậu mùa khỉ, hơn 1.100 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em. Hiện căn bệnh này đã lan sang nhiều nước, vì vậy việc cung cấp vaccine cho các cộng đồng đang cần là vô cùng quan trọng.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 (EEF 2024) không chỉ là cơ hội để giới chức Nga đánh giá toàn diện về tiềm năng kinh tế, giới thiệu các cơ hội đầu tư và điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của vùng Viễn Đông, mà còn là sự kiện quốc tế quan trọng nhằm thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng đầu tư của Nga và thế giới, qua đó giúp Moscow phá thế cô lập ngoại giao cũng như nâng cao vị thế chính trị ở khu vực và trên thế giới.

Sau khi thi thể 6 con tin Israel được tìm thấy trong đường hầm ở Gaza, các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc xung đột đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Israel, nhằm gây sức ép yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu hành động để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, giải cứu các con tin còn lại.

Tình hình căng thẳng ở Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các cuộc giao tranh giữa quân đội Israel và các lực lượng ủy nhiệm thân Iran vẫn diễn ra ác liệt. Chiến sự leo thang đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực. Điều này có thể thấy rõ ở Israel.

Cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng nóng lên và các công ty công nghệ lớn đều không tiếc tiền chi mạnh tay cho hệ thống AI của riêng mình, bênh cạnh việc đầu tư chiến lược vào các dự án tiềm năng khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa và Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng viên của đảng Dân chủ đang có nhiều quan điểm và chính sách khác nhau về những vấn đề nổi cộm mà cử tri Mỹ quan tâm.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố họ đã phát động một chiến dịch chống khủng bố lớn với Cơ quan An ninh Israel (ISA) tại các khu vực Jenin và Tulkarem ở phía bắc Bờ Tây. Bạo lực bùng phát trở lại song song với cuộc chiến tàn khốc ở Gaza.

Theo nhận định của các nhà khoa học, hiện tượng thời tiết La Nina đang có dấu hiệu quay trở lại , khiến tần suất mưa lớn, bão, lũ gia tăng ở nhiều nước châu Á trong năm nay. Nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan và Bangladesh phải đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng. Trong khi đó, Nhật Bản phải đối phó với Siêu bão Shanshan, cơn bão mạnh nhất trong năm này. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng, hơn 80 người bị thương do bão Shanshan.

Năm 2023 là một năm khó khăn đối với các nhà sản xuất lúa gạo châu Á do nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè, đến năm 2024 thời tiết bất lợi vẫn tiếp tục đe dọa làm sụt giảm sản lượng canh tác, đẩy giá gạo châu Á liên tục duy trì mức cao kể từ đầu năm đến nay. Indonesia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.