Ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại 'sân sau' của Mỹ

Với chiến lược kiên trì và linh hoạt, Trung Quốc đang từng bước xây dựng ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ Latinh, khiến Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại khu vực vốn được xem là liên minh truyền thống của Washington.

Ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Peru

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến công du kéo dài một tuần đến Mỹ Latinh - khu vực được coi là “sân sau” của Mỹ. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Bắc Kinh đã ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng với hầu hết các nước Mỹ Latinh, như một phần trong nỗ lực nhằm thay thế Washington trở thành đối tác thương mại chủ chốt của khu vực.

Theo các nhà phân tích, tận dụng thời điểm Mỹ ngày càng thờ ơ với Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đã và đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại khu vực vốn được xem là liên minh truyền thống của Washington.

Peru là một trong những quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đồng thời là quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên ký thỏa thuận thương mại tự do với Bắc Kinh. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Mỹ Latinh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Thủ đô Lima, Peru. Tại đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham dự lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay, một trong những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Bắc Kinh.

Nằm cách Lima khoảng 80 km, Chancay là một cảng nước sâu 15 bến, được xem là khởi đầu thành công của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” và là một phần của mạng lưới toàn cầu gồm 18 cảng mà Trung Quốc nắm giữ cổ phần, nhằm mở rộng phạm vi và ảnh hưởng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Siêu cảng Chancay do Tập đoàn Cosco Shipping Ports xây dựng đã thu hút 1,3 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc cho giai đoạn đầu tiên và dự kiến thu hút thêm hàng tỷ USD nữa khi Bắc Kinh và Lima quyết tâm biến Chancay thành một trung tâm vận chuyển lớn giữa châu Á và Nam Mỹ.

Chancay sẽ là cánh cửa mở cho hoạt động thương mại của Peru đến Trung Quốc nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Chúng ta phải nhớ rằng APEC có 21 nền kinh tế, không chỉ riêng Peru và Trung Quốc.

Ông Jose Tam Perez, Chủ tịch Phòng thương mại Peru - Trung Quốc.

Trong quá khứ, việc thiếu các cảng lớn đã hạn chế hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Mỹ Latinh, khi thời gian vận chuyển có thể mất nhiều tháng. Nhưng giờ đây, với cảng Chancay, thời gian vận chuyển giữa Trung Quốc và Peru rút xuống chỉ còn 23 ngày. Theo các ước tính mới nhất, chỉ riêng việc xây dựng giai đoạn đầu tiên của dự án này sẽ tạo ra hơn 8.000 việc làm; 4,5 tỷ USD doanh thu và giảm hơn 20% chi phí hậu cần hàng năm cho Peru, khi hàng hóa từ Chile, Ecuador, Colombia và thậm chí cả Brazil dự kiến sẽ đi qua đây.

Theo các nhà phân tích, cảng Chancay không chỉ là hình ảnh thu nhỏ của mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Peru mà còn là cửa ngõ kết nối châu Á với Mỹ Latinh, mang lại lợi ích cho cả hai bờ Thái Bình Dương và đưa họ lại gần nhau hơn.

Đối với Peru, cảng Chancay đại diện cho một cơ hội kinh tế và công nghệ to lớn. Đây không chỉ là một cảng thông thường mà còn là cảng sử dụng các công nghệ tiên tiến. Chúng tôi mong muốn tìm hiểu các công nghệ như vậy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.

Tổng thống Peru Dina Boluarte.

Ngoài dự án cảng Chancay, dấu ấn đầu tư của Trung Quốc ở Peru còn nằm ở dự án xây đường cao tốc ở các khu vực miền núi của quốc gia Nam Mỹ. Tỉnh Huanuco nằm cách Thủ đô Lima của Peru khoảng 350 km, được bao quanh bởi dãy núi Andes hùng vĩ, với độ cao trung bình trên 4.000 m.

Cơ sở hạ tầng đường bộ hạn chế ở Huanuco từ lâu là rào cản để phát triển kinh tế và du lịch địa phương. Để giải quyết khó khăn này, dự án đường cao tốc Andes, khởi công từ vào năm 2019 do Trung Quốc làm chủ đầu tư được kỳ vọng sẽ giảm một nửa thời gian di chuyển cho khoảng 270.000 người tại 243 thị trấn dọc theo con đường. Dự án dự kiến sẽ mất 11-12 năm để hoàn thành.

Bên cạnh các khoản đầu tư vào khai khoáng, cảng biển và cơ sở hạ tầng, mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Peru còn được ghi nhận ở ẩm thực địa phương.

“Chifa”, sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Quốc và Peru, dùng nhiều loại rau, thịt và các loại gia vị, ăn cùng với cơm. Tại khu phố người Hoa ở Lima, từng hàng dài người dân và du khách xếp hàng chờ thưởng thức chifa.

Người Peru thích món cơm mà người Trung Quốc mang đến. Ở Peru, không có bữa sáng nào không có bánh mì, cũng giống như không có bữa trưa hay bữa tối nào không có cơm. Peru sẽ ra sao nếu không có cơm với vịt hoặc gà? Bạn có thể tưởng tượng không?

Ông Luis Yong, Chủ nhà hàng Chifa ở Lima, Peru.

Thậm chí, văn hóa Trung Quốc có thể được cảm nhận ở hầu hết mọi nơi, kết hợp với văn hóa địa phương, trở thành một phần bản sắc hiện đại của Peru. Theo các nghiên cứu, tại Peru, ít nhất 10% dân số có nguồn gốc Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Peru trong 10 năm liên tiếp, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn hàng nhập khẩu lớn nhất, trong khi Peru là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc tại Mỹ Latinh. Giới quan sát nhận định, điều này thể hiện tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc vượt ra ngoài châu Á, qua đó thúc đẩy thế giới hướng tới một trật tự đa cực hơn.

Quan hệ nồng ấm giữa Trung Quốc và Brazil

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Brazil. Trong nửa thế kỷ qua, hai quốc gia đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hợp tác kinh tế và thương mại. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil trong 15 năm liên tiếp và là nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng, trong khi Brazil từ lâu là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc ở khu vực Mỹ Latinh.

Theo thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Brazil sang Trung Quốc trong những năm qua luôn ở mức trên 100 tỷ USD. Nhân dịp chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vừa qua, Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ song phương, đồng thời ký kết gần 40 thỏa thuận hợp tác bao trùm nhiều lĩnh vực. Sự kiện không chỉ mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước, mà còn ghi dấu mối quan hệ gần gũi giữa Bắc Kinh và Brasilia trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gay gắt ở khu vực.

Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên cộng đồng chia sẻ tương lai vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Brazil là một “đối tác vàng” của Bắc Kinh, để giúp đỡ nhau cùng thành công.

Mối quan hệ giữa hai nước đang ở thời điểm tốt nhất lịch sử, thể hiện ảnh hưởng toàn cầu, chiến lược và lâu dài, trở thành hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển chung tay vì sự tiến bộ chung và hợp tác thống nhất.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài nâng cấp quan hệ, hai bên đã ký 37 thỏa thuận trong các lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác công nghệ, thương mại và đầu tư, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, năng lượng và khai khoáng. Đáng chú ý, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã ký một thỏa thuận cho vay trị giá 690 triệu đô la với Ngân hàng Phát triển kinh tế và xã hội Quốc gia Brazil. Cùng với đó là các thỏa thuận tiền tệ song phương cho phép hai nước giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, qua đó làm suy yếu sự thống trị của đồng USD trong khu vực.

Giới quan sát đánh giá quan hệ nồng ấm này xuất phát từ nhu cầu kinh tế chung của hai nước. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc khá nhiều vào quặng sắt, đậu nành, thịt bò, dầu và các mặt hàng khác của Brazil, đến mức Brazil là quốc gia hiếm hoi có thặng dư thương mại với Trung Quốc. Đổi lại, Brazil lại có nhu cầu về chất bán dẫn, phân bón, thép, phụ tùng ô tô, hóa chất và xe cộ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, dù Trung Quốc đã củng cố vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, với giá trị thương mại song phương đạt gần 160 tỷ USD vào năm 2023, nhưng cho đến nay, chính quyền Tổng thống Brazil Lula da Silva vẫn duy trì một cách tiếp cận thận trọng, củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh mà không gây mất lòng Washington. Quyết định không tham gia dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc, thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường phản ánh một chiến lược nhằm duy trì sự linh hoạt về ngoại giao của Brazil. Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tranh giành ảnh hưởng ở Nam Mỹ, Brazil có khả năng lớn sẽ được hưởng lợi. Nếu Trung Quốc chịu thiệt hại về kinh tế do cuộc chiến thuế quan của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, các hoạt động kinh tế sẽ đổ dồn về Nam Mỹ, trong đó có Brazil.

Cùng với Brazil, Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư tại khoảng 40 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, nơi sinh sống của hơn 660 triệu người, cùng với các quốc đảo như Jamaica và Cuba. Đến nay, Trung Quốc là một khách hàng mua số lượng lớn lithium của Argentina, hay dầu thô từ Venezuela. Theo nghiên cứu của AidData, Trung Quốc đã đầu tư 286,1 tỷ USD vào khu vực, với các dự án như tuyến tàu điện ngầm ở Colombia, Mexico và các đập thủy điện ở Ecuador. Những dự án này vừa giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, vừa là công cụ gia tăng ảnh hưởng văn hoá, xã hội, đồng thời tăng cường sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn thúc đẩy mô hình quản trị và phát triển khác biệt, nhằm phá vỡ trật tự hậu chiến do Mỹ lãnh đạo. Việc Trung Quốc liên tục xây dựng các dự án lớn đã củng cố hình tượng của một đối tác đồng hành lâu dài và tạo ra hình mẫu mới cho các nước Nam bán cầu, vốn đang tìm kiếm sự tự chủ và đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ. Trung Quốc đã tận dụng linh hoạt khi đàm phán với các đối tác địa phương, không phân biệt về chính trị hoặc ý thức hệ. Điều này đã giúp Trung Quốc trở thành đối tác dễ chịu và đáng tin cậy hơn trong mắt các quốc gia trong khu vực.

Điển hình là việc Brazil hợp tác với Trung Quốc đưa ra đề xuất chấm dứt xung đột ở Ukraine, điều này nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc định hình lại trật tự thế giới. Điều này cũng cho thấy các quốc gia tại Mỹ Latinh đang dần hướng đến việc đa dạng hoá quan hệ quốc tế, thoát khỏi ảnh hưởng tiền lệ của Mỹ.

Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Mỹ Latinh

Thế giới đang chứng kiến sự chuyển đổi sang một trật tự đa cực hơn, nơi các cường quốc mới nổi như Trung Quốc ngày càng có nhiều ảnh hưởng. Xu hướng này thách thức các giả định lâu đời về cấu trúc quyền lực toàn cầu. Quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và nhiều nước Mỹ Latinh trở nên gắn kết hơn. Sự hợp tác của họ vừa là biểu tượng cho lợi ích của hợp tác Nam - Nam, vừa là điềm báo cho sự phức tạp ngày càng tăng của quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI. Điều này dường như khiến Mỹ không thể “thờ ơ” thêm nữa trước vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.

Có thể nói, Trung Quốc đã từng bước tạo dựng một mạng lưới ảnh hưởng phức tạp và đa chiều tại Mỹ Latinh, không chỉ giới hạn trong kinh tế mà còn mở rộng sang chính trị và quân sự. Chính sự hiện diện của Bắc Kinh đã gây ra những chuyển dịch đáng kể trong cán cân quyền lực tại khu vực.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng, sự phụ thuộc vào đầu tư và thị trường Trung Quốc có thể khiến các quốc gia Mỹ Latinh dễ bị tổn thương trước các biến động chính trị và kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi các mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng.

Trong khi đó, Mỹ vẫn còn cơ hội để tái khẳng định vị thế nếu có sự thay đổi trong chiến lược và thái độ đối với Mỹ Latinh. Việc gia tăng các chương trình hỗ trợ kinh tế, mở rộng hợp tác về giáo dục, văn hóa và đưa ra các cam kết dài hạn có thể giúp Washington giành lại lòng tin từ các quốc gia trong khu vực.

Để làm được điều này, Mỹ cần thể hiện rõ rằng họ không chỉ coi Mỹ Latinh là “sân sau”, mà là đối tác quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Gần đây nhất, tại Hội nghị G20, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tăng tài chính khí hậu lên 11 tỷ USD hàng năm và đóng góp 50 triệu USD cho Quỹ Amazon của Brazil.

Trước vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng của Peru, đặc biệt là cảng Chancay, một cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã đề xuất mức thuế 60% đối với hàng hóa đi qua cảng mới của Peru hoặc bất kỳ cảng nào do Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Tuy nhiên, tương lai của Mỹ Latinh như thế nào phụ thuộc vào cách thức mà hai cường quốc thế giới tiếp tục cạnh tranh và hợp tác trong khu vực.

Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại Mỹ Latinh là một bức tranh phức tạp với nhiều yếu tố địa chính trị, kinh tế và văn hóa đan xen. Những động thái của hai cường quốc không chỉ ảnh hưởng đến cán cân quyền lực tại khu vực mà còn định hình tương lai của Mỹ Latinh trong nhiều thập niên tới. Đối với các quốc gia Mỹ Latinh, việc cân bằng giữa hai cường quốc này đòi hỏi sự khéo léo và chiến lược thông minh, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững trong một thế giới ngày càng phức tạp.

User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh căng thẳng quốc tế gia tăng, Nga và Iran đang tiến gần hơn đến việc ký kết một hiệp ước đối tác chiến lược mới.

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Cơ quan tình báo Hàn Quốc ngày 27/12 xác nhận Ukraine đã bắt giữ một binh sĩ Triều Tiên bị thương.

Tổng chưởng lý Israel, bà Gali Baharav Miara đã ra lệnh cho cảnh sát mở cuộc điều tra đối với vợ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu vì nghi ngờ bà quấy rối các đối thủ chính trị và nhân chứng trong phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng đối với ông Netanyahu.

Ngày 26/12, Israel đã tấn công nhiều mục tiêu có liên quan đến phong trào Houthi ở thủ đô Sanaa và thành phố cảng Hodeidah bên bờ Biển Đỏ, gây nhiều thương vong. Ngay sau đó, Houthi tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ.

Ngày 27/12, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên điều trần đầu tiên luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan đến việc áp đặt lệnh thiết quân luật trong đêm 3/12.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chỉ định một đội ngũ luật sư bào chữa trong phiên tòa luận tội và các cuộc điều tra liên quan đến lệnh thiết quân luật ngắn ngủi của ông hôm 3/12.

Giới chức Kazakhstan thông báo lực lượng chức năng đã tìm thấy hộp đen thứ hai tại hiện trường vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines sáng ngày 25/12.

Ngày 26/12, các quan chức y tế cho biết Cựu Thủ tướng Ấn Độ, nhà lãnh đạo kỳ cựu của Đảng Quốc đại, ông Manmohan Singh đã qua đời ở tuổi 92 sau một thời gian dài lâm bệnh.

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo đang phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu luận tội khi Tòa án Hiến pháp họp phiên điều trần đầu tiên về vụ án của Tổng thống Yoon Suk-Yeol, người đã bị luận tội và đình chỉ chức vụ sau lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn.

Hà Lan vốn nổi tiếng với những đôi giày gỗ truyền thống, biểu tượng của đất nước này qua nhiều thế kỷ. Mới đây, tại thành phố Alkmaar, Hà Lan, các nhà khảo cổ đã phát hiện một chiếc giày gỗ 500 năm tuổi, hé lộ những điều thú vị về đời sống của người Hà Lan thời Trung Cổ.

Những lỗ thủng lớn trên đuôi máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines bị rơi ở Kazakhstan đang làm dấy lên đồn đoán rằng máy bay đã bị bắn hạ. Tuy nhiên, các nhà điều tra của hai nước chưa đưa ra bình luận gì về những lỗ thủng này.

Du khách quốc tế đang đổ tới Trung Quốc sau khi nước này áp dụng chính sách miễn thị thực quá cảnh mới, với thời gian lưu trú lên đến 10 ngày. Chính sách không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh một Trung Quốc hiện đại và cởi mở với toàn thế giới.

Truyền thông Israel và Houthi đưa tin Israel đã tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhắm vào một sân bay, căn cứ quân sự và một nhà máy điện ở Yemen.

Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Hàn Quốc đã kêu gọi đảng đối lập ngừng các nỗ lực luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo.

Trung Quốc vừa công bố kết quả tổng điều tra kinh tế lần thứ năm, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Thái Lan đã chính thức nhận lời mời trở thành đối tác của nhóm BRICS từ Nga, một bước tiến quan trọng trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của nhóm.

Quân đội Nga đã đột phá qua các tuyến phòng thủ của Ukraine tại thị trấn Staritsa của khu vực Kharkov và tiếp tục tiến dọc theo sông Seversky Donetsk.

Ngày 25/12, một máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines chở 67 người đã bị rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng. Thảm kịch này không chỉ là một vụ tai nạn hàng không thông thường mà còn gây chấn động khắp các quốc gia, gây ra nhiều tranh cãi và để lại một loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Vụ việc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines bị rơi làm 28 người thiệt mạng đang được điều tra. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài, như Wall Street Journal, Euronews và hãng thông tấn AFP trích lời chuyên gia hàng không chỉ ra rằng các lỗ thủng trên thân máy bay và các vết hằn trên phần đuôi, phù hợp với hư hại do mảnh đạn từ tên lửa gây ra.

Ngày 26/12, Indonesia và Thái Lan đã tổ chức nhiều hoạt động để tưởng niệm hàng trăm nghìn nạn nhân thiệt mạng trong trận sóng thần 2004, một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.

Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã gửi lệnh triệu tập lần thứ ba, yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol có mặt tại trụ sở cơ quan này vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/12, liên quan đến quyết định ban bố thiết quân luật hồi đầu tháng này.

Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã đệ trình đề xuất luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo, trong phiên họp toàn thể của quốc hội diễn ra ngày 26/12.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết, họ triệt phá một số âm mưu của cơ quan tình báo nước ngoài nhằm ám sát các sĩ quan cấp cao của Nga và gia đình họ tại Thủ đô Moscow bằng cách sử dụng bom được ngụy trang dưới dạng sạc dự phòng hoặc tập tài liệu.

Đài RT đưa tin Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ 4 đối tượng, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn loạt âm mưu ám sát các quan chức quân sự cấp cao của nước này. Giới chức Nga tuyên bố rằng các cuộc tấn công là do các cơ quan tình báo Ukraine chủ mưu.

Sống sót sau thảm họa hàng không là một điều kỳ diệu, có thể nhờ những quyết định trong tích tắc, vị trí ngồi và sự may mắn đã mang đến sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Đối với 29 người sống sót sau vụ tai nạn của hãng hàng không Azerbaijan, họ đã trải qua một cuộc thoát hiểm thần kỳ. Những câu chuyện sống sót của họ vẽ nên một bức tranh sống động về khả năng phục hồi của con người giữa một thảm kịch không thể tưởng tượng nổi.

Những ngày cuối cùng của năm 2024 đang tới gần, một năm mới mang theo nhiều hy vọng lại đến. Dù ở bất kỳ góc phố nào trên thế giới, không khí lễ hội và những truyền thống đón năm mới tạo nên một bức tranh đa màu sắc, với những phong tục độc đáo, những lễ hội ánh sáng và âm thanh rộn ràng. Từ Mỹ đến Nga, từ Belarus đến Canada, mỗi quốc gia lại có cách đón chào năm mới riêng biệt, nhưng tất cả đều chung một điểm: niềm hy vọng và ước mơ về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn.

Một vụ bạo loạn xảy ra bên trong nhà tù ở thủ đô Maputo, Mozambique đã khiến ít nhất 33 người thiệt mạng, 15 người bị thương và hơn 1.500 phạm nhân trốn thoát.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Ủy viên Hội đồng Quận Miami-Dade (bang Florida), ông Kevin Marino Cabrera, làm đại sứ tại Panama.

Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines cho biết, hãng này vừa bị tấn công mạng và vụ việc có thể ảnh hưởng đến cả các chuyến bay nội địa cũng như quốc tế.

Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã đệ trình đề xuất luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo, trong phiên họp toàn thể của quốc hội diễn ra hôm nay.

Ngày 25/12, một máy bay chở khách do hãng hàng không Azerbaijan Airlines khai thác, chở 67 người đã bị rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng. Thảm kịch không chỉ là một vụ tai nạn hàng không thông thường mà còn gây chấn động khắp các quốc gia, gây ra nhiều tranh cãi và để lại một loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Mỗi phát minh, tiến bộ trong y học đều mang ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các phương pháp điều trị những loại bệnh phức tạp, cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra các thông điệp Giáng sinh khác nhau, trong đó Tổng thống sắp mãn nhiệm kêu gọi người dân suy ngẫm và đoàn kết, còn chủ nhân sắp tới của Nhà Trắng nhằm vào các đối thủ chính trị.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo nhóm vũ trang Yemen có thể sắp phải chịu chung số phận với phong trào Hamas ở dải Gaza và lực lượng Hezbollah ở Liban - hai nhóm vũ trang đã mất hàng nghìn thành viên trong các cuộc giao tranh ác liệt với quân đội Israel trong hơn một năm qua.

Trong 240 năm qua, đại bàng đầu trắng luôn được coi là biểu tượng sức mạnh và quyền lực của nước Mỹ. Tuy nhiên, một sự thật thú vị là mãi cho đến gần đây, loài chim này mới được công nhận chính thức là "quốc điểu".

Hãng thông tấn Kazinform dẫn lời văn phòng công tố giao thông Kazakhstan cho biết, nước này đã tìm thấy hộp đen của máy bay bị rơi ở thành phố Aktau. Các nhà điều tra đang nỗ lực làm sáng tỏ vụ việc.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến gần hơn tới việc khám phá những bí mật sâu thẳm của Mặt Trời, khi tàu thăm dò Parker Solar Probe đã bay xuyên qua vầng nhật hoa - tầng khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời, vốn chỉ có thể nhìn thấy trong những lần nhật thực toàn phần.

Quân đội Israel sẽ ở lại Dải Gaza và duy trì kiểm soát an ninh đối với vùng lãnh thổ Palestine. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, đưa ra ngày 25/12, vào thời điểm cả Israel và phong trào Hamas ở Dải Gaza đổ lỗi cho nhau về việc chưa thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn, dù hai bên đều khẳng định đã có tiến triển trong những ngày qua.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này xóa sổ mọi tổ chức xem là khủng bố tại Syria, trong đó có Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và lực lượng dân quân người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là có liên hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã tuyên bố quốc tang vào ngày 26/12 nhằm tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay chở khách xảy ra trước đó một ngày tại Kazakhstan.

Hãng thông tấn Kazinform dẫn lời văn phòng công tố giao thông Kazakhstan cho biết đã tìm thấy hộp đen của máy bay bị rơi ở thành phố Aktau. Các nhà điều tra đang nỗ lực làm sáng tỏ vụ việc.

Sau 3 tháng trùng tu với tổng kinh phí 327.000 euro (khoảng 340.000 USD), đài phun nước Trevi đã được hồi sinh vẻ đẹp ban đầu và chính thức mở cửa trở lại.

Ngày 25/12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeshi Iwaya tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Phó phát ngôn viên chính quyền Taliban Hamdullah Fitrat ngày 25/12 cáo buộc tiêm kích Pakistan ném bom vào miền đông Afghanistan, khiến 46 người thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Ngày 25/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ gia hạn cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh có xuất xứ từ Liên minh châu Âu (EU) thêm 3 tháng, ít hơn so với thời gian gia hạn tối đa theo hướng dẫn trước đó.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/12 cáo buộc NATO đang cố gắng biến Moldova thành một trung tâm hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine và tìm cách đưa cơ sở hạ tầng quân sự của nước này đến gần Nga hơn.