Áo dài và hành trình đến công sở

Thứ trang phục lịch lãm sang trọng ấy từng có thời là thường phục của những phụ nữ thành thị. Trong không gian Hà Nội, ở những nơi phù hợp, với những vị trí công việc phù hợp, hẳn đã đến lúc áo dài hòa vào đời sống thường nhật.

Hơn trăm năm kể từ khi chiếc áo dài hiện đại ra đời, bền bỉ qua năm qua tháng, áo dài đã trở thành trang phục quen thuộc của phụ nữ Việt. Ở mỗi thời kỳ, chiếc áo dài được biến đổi cho phù hợp và tiện lợi, nhưng vẫn trang trọng và duyên dáng, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam

Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kì đều có một nét đặc trưng riêng biệt.

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám, nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920, còn áo dài đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Áo Giao Lĩnh (năm 1744) là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo Giao Lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, cổ áo chéo, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải, mặc cùng thắt lưng màu và váy đen.

Sau đó, để tiện hơn cho hoạt động sản xuất của phụ nữ, áo Giao Lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào nhau, 2 tà sau may liền thành vạt áo, thành áo Tứ thân. Thiết kế của 4 tà áo tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của 2 vợ chồng. Thường áo được may màu tối.

Thời vua Gia Long, giai cấp quan lại mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp lao động. Áo dài có thiết kế 5 tà, xẻ tà ở eo. Tà áo được thiết kế thể hiện cho địa vị người mặc. Áo dáng rộng, có cổ áo với 5 cúc gài áo tượng trưng cho: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Màu sắc của áo rất đa dạng.

Áo dài từ xưa đến nay luôn được xem là trang phục truyền thống và biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt.

Năm 1930, Pháp đô hộ Việt Nam, lúc này văn hoá phương Tây xâm lấn các trào lưu thời trang bản địa. Đến năm 1939, kiểu áo của nhà thiết kế Cát Tường có sự cải tiến, may chỉ có 2 vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo may ôm sát cơ thể, tay thẳng có viền nhỏ, khuy áo mở thêm bên sườn để thêm vẻ nữ tính. Áo có 2 tà được may ôm sát cơ thể, tay phồng. Cổ áo bè, cổ lá sen, khuy áo mở sang bên sườn. Áo dài Le Mur thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

Năm 1950, áo dài Lê Phổ trở nên nổi tiếng. Thiết kế của áo có 2 tà. Tay áo không phồng, cổ áo kín, ôm sát cơ thể, được mặc với quần loe màu sáng. Thiết kế của chiếc áo dài này được xem là “vật tổ” của áo dài sau này. Áo là sự kết hợp áo dài tứ thân, thu gọn kích thước và đẩy cầu vai, kéo dài áo chạm đất, bỏ hết những hoạ tiết phương Tây.

Áo dài Raglan xuất hiện 1960 do nhà may Dung ở Đa Kao, Sài Gòn, sáng tạo ra. Thiết kế áo có 2 tà. Áo được thiết kế ôm khít cơ thể hơn với cánh tay nối chéo một góc 45 độ từ cổ xuống, nút bấm bên hông áo. Thiết kế áo dài Raglan đã định hình phong cách áo dài Việt Nam sau này.

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài Giao Lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp.

Từ năm 1970 đến nay, chiếc áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài, đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.

Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Áo dài trong không gian công sở

Một ngày làm việc tại UBND phường Kim Giang (Thanh Xuân), trong tháng hưởng ứng mặc áo dài, không khí trở nên tươi vui và rộn ràng hơn mọi ngày. Các chị em, không ai bảo ai, diện những chiếc áo dài đẹp, từ những gam màu pastel dịu dàng đến những sắc màu tươi sáng. Tiếng cười, tiếng chào hỏi vang lên khắp nơi, làm giảm bớt những căng thẳng trong công việc. Các chị em chia sẻ những bộ áo dài mới, cùng nhau tạo dáng chụp ảnh kỷ niệm, khiến không gian làm việc như bừng sáng.

Có thể thấy, việc mặc áo dài không chỉ đơn thuần là một hoạt động hưởng ứng mà còn là cơ hội người phụ nữ thể hiện tình yêu với văn hóa, truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ và thân thiện hơn. Một ngày thật đáng nhớ!

Bà Trần Thuỳ Linh, công chức văn hoá xã hội UBND phường Kim Giang, cho biết: "Khi khoác trên mình bộ áo dài truyền thống thì tôi cẩm thấy bản thân trở nên dịu dàng hơn, thướt tha và được thể hiện với đúng tính cách của người phụ nữ Việt Nam".

Với bà Đỗ Thị Thanh Dung, cán bộ văn phòng Đảng uỷ UBND phường Kim Giang: "Trong công sở, tôi rất ủng hộ việc mặc áo dài thường ngày. Tôi rất đồng ý với việc mặc áo dài vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần để duy trì  truyền thống áo dài của người con gái Việt Nam nói chung".

Hình ảnh áo dài nơi công sở tạo ra không khí làm việc dễ chịu, thoải mái hơn.

Khi bước vào không gian làm việc, hình ảnh các chị em trong tà áo dài tỏa ra sự ấm áp và thân thiện, làm giảm đi sự khô khan, cứng nhắc thường thấy trong môi trường công sở. Điều này không chỉ giúp tạo ra một bầu không khí dễ chịu mà còn khuyến khích sự giao tiếp, hợp tác và sự đoàn kết giữa các đồng nghiệp.

Với sự kết hợp giữa trang phục truyền thống và không khí làm việc chuyên nghiệp, UBND phường Khương Đình đã khẳng định được giá trị văn hóa và tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, tích cực. Bà Lê Thanh Hằng (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) nhận xét: "Hôm nay mình đến làm công chứng thì nhìn các chị mặc áo dài thấy xinh lắm, cảm giác làm việc thân thiện và thoải mái hơn rất nhiều".

Bà Vũ Thị Thanh Thuý, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ phường Khương Đình, chia sẻ: "Hưởng ứng tháng áo dài thì chị em nô nức diện áo dài đến cơ quan, còn đi ra đi vào để tạo dáng tại cơ quan cơ. Nếu mà dự thảo chị em các cơ quan, tổ chức công sở mặc áo dài vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần thì chị em chắc chắn hoàn toàn ủng hộ, vì chị em được thể hiện mình, được khoe những tà áo dài duyên dáng. Ngoài ra còn thể hiện sự tôn trọng đối với người dân khi đến đây".

Trong bộ áo dài mềm mại, những cử chỉ và hành động của những người phụ nữ trở nên dịu dàng và duyên dáng hơn hẳn. Từ dáng đi khoan thai, đến từng cái đưa tay từ tốn, tất cả đều tôn lên vẻ đằm thắm, nhu mì của phụ nữ Việt Nam.

Áo dài không chỉ đơn thuần là một trang phục, mà còn là biểu tượng của sự tự hào dân tộc. Diện áo dài nơi công sở không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa truyền thống mà còn khẳng định bản sắc riêng của mỗi người. Điều này đặc biệt quan trọng trong một môi trường làm việc, nơi mà nét đẹp văn hóa có thể tạo nên sự gắn kết và tinh thần đoàn kết trong tập thể.

Áo dài không là biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tà áo dài vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, đầy khí chất, kiêu sa và huyền bí, là biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Nhìn tà áo dài, người ta không chỉ thấy vẻ đẹp của trang phục mà còn thấy nét duyên dáng, thanh khiết và tinh tế của người phụ nữ đất Việt. Đó chính là sức hút, là đặc trưng riêng biệt của tà áo dài - một biểu tượng vượt thời gian, gắn liền với tâm hồn và văn hoá của người Việt.

User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.