Bài học quản lý thương mại điện tử từ vụ việc Temu

Quản lý sàn thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh online thế nào để vừa phát triển thương mại trong nước, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của doanh nghiệp nội địa cũng như người tiêu dùng là những vấn đề cơ quan quản lý cần nhanh chóng tính đến.

Temu có thật sự chất lượng như quảng cáo?

Từ đầu tháng 10 đến nay, một nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có tên gọi Temu đã gây “cơn sốt” với nhiều người tiêu dùng Việt. Cách mà nền tảng này thâm nhập thị trường rất không đẹp khi chưa được cấp phép, hoạt động “chui” nhưng lại rầm rộ quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội theo kiểu lấn lướt, áp đảo các đối thủ. Nhiều người lập tức cài app, đặt hàng, mua sắm, nhưng ngay sau đó đã nhận thấy không ít bất cập và bắt đầu hoài nghi.

Anh Lê Anh Huy (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Thanh toán trên Temu bắt buộc bằng thẻ visa, app mới nên em không rõ chính sách bảo mật thông tin cho khách hàng như thế nào”.

Chị Vũ Đức Hạnh (Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Một số hình ảnh mình thấy trên Temu khá là bắt chước thương hiệu lớn trong khi giá lại rất rẻ”.

Chị Ngọc Trâm (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) kể: “Mình đã thử nghiệm mua 5 sản phẩm từ app Temu và nhận được 3. Trong đó, có 1 sản phẩm giá hơn 70.000đ nhưng không dùng được, phải bỏ. App quảng cáo có chính sách đổi trả nhưng mình cũng ngại. Sau thử nghiệm này, mình sẽ chọn các sàn đang hoạt động trong nước để có vấn đề gì về hàng hóa xử lý dễ hơn”.

Luật sư Hà Công Tâm, Chủ tịch Công ty Luật Onkey & Partner, nhận định: “Một nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký mà đã hoạt động, lôi kéo khách hàng, áp dụng các chính sách cạnh tranh không lành mạnh là vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Các sàn TMĐT có đang hoạt động chuẩn theo quy định?

Temu không phải là hiện tượng mới. Theo như thừa nhận của Bộ Công Thương thì gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới khác như Shein, 1688 cũng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký với Bộ này. Mặc dù đã có những giải pháp về mặt pháp lý và kỹ thuật để hoàn toàn có thể ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp này, tuy nhiên phản ứng của các cơ quan quản lý được cho là khá thụ động và chậm chạp.

“Về mặt kỹ thuật chúng ta áp dụng công nghệ thì đó không phải là yếu tố khó khăn. Chúng ta có hoạt động liên quan đến kiểm soát app thương mại điện tử, kiểm soát đường link, website. Tất cả những ứng dụng đó đều hoạt động trên internet nên hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vấn đề có làm hay không? Làm ở thời điểm nào? Chúng ta hành động bị chậm khiến họ tràn vào Việt Nam”, luật sư Hà Công Tâm nhận định.

Nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực về mua sắm trực tuyến, tại Việt Nam hiện có gần 400 sàn thương mại điện tử đăng ký hoạt động. Trong đó thị phần chủ yếu thuộc về 5 tên tuổi lớn là: Shopee, Lazada,Tiki, Sendo và Tiktok Shop với 2,2 tỷ đơn vị sản phẩm được giao thành công năm 2023, doanh số đạt khoảng 156.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, tăng 78% cùng kỳ. Chính sự phát triển quá nhanh của thương mại điện tử trong thời gian ngắn đã bộc lộ nhiều bất cập như: Chất lượng nhiều mặt hàng người tiêu dùng nhận được không như hình ảnh và quảng cáo, thậm chí còn bán cả hàng giả, nhái nhãn mác. Câu chuyện một thương hiệu lớn có sản phẩm bị làm giả, nhái nhãn mác bán trên một số sàn thương mại điện tử tên tuổi là ví dụ cho thấy vấn đề quản lý chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm hiện còn khá lỏng lẻo.

Mặt khác, những quy định ưu đãi thuế quan ban hành cách đây hàng chục năm không còn phù hợp đã dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng giữa sản phẩm rao bán trên nền tảng thương mại điện tử với sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Chưa kể đến ngân sách bị thất thu thuế.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban nghiên cứu môi trường KD và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, cho hay: “Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên sàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào đang là lỗ hổng lớn. Yếu tố thứ hai là thu thuế, theo quyết định của Thủ tướng từ năm 2010 các mặt hàng có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đang được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT làm tổn hại đến doanh nghiệp trong nước”.

Ứng phó như thế nào

Thương mại điện tử là xu thế tất yếu, không thể vì khó quản mà cấm, nên điều quan trọng lúc này là cần tiếp tục phát huy các giải pháp đã mang lại hiệu quả, đồng thời có những biện pháp quản lý mới, mạnh tay hơn.

Một đột phá trong quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thời gian gần đây đã bước đầu thành công là định danh người bán trên sàn và các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, thu được số thuế lớn (đơn cử chỉ riêng Hà Nội từ đầu năm đến nay đã thu được 33.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử), điều mà trước đây chưa làm được.

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Bằng các biện pháp quản lý, đã có 102 đơn vị xuyên biên giới đăng ký nộp thuế, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Google, Facebook, Microsoft… Mặt khác, các hoạt động quản lý thị trường trên không gian mạng cũng được tăng cường.

Bà Phạm Thị Minh Phương, Phó phòng Nghiệp vụ 3, Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang làm việc rất gắt gao với các sàn, yêu cầu cung cấp thông tin liên quan. Khi phát hiện các sai phạm tổ chức kiểm tra ngay. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tìm địa chỉ kho hàng, kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép”.

Trước áp lực từ dư luận, một ngày sau khi Cục Quản lý thương mại điện tử và kinh tế số Bộ Công Thương công bố nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Temu là bất hợp pháp, đại diện sàn mới nộp đơn đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Bộ Công Thương yêu cầu Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam, nếu không sẽ có giải pháp chặn nền tảng này.

Bên hành lang kỳ họp Quốc hội, Phó Thủ tướng chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu Tổng cục Thuế kiểm tra ngay việc lập hồ sơ thu thuế đối với sàn thương mại điện tử Temu và nhấn mạnh Temu cũng nằm trong diện phải nộp thuế như Google, Facebook…

Chính phủ và các bộ ngành đã có những động thái, tuy nhiên sự xuất hiện và thâm nhập của Temu cũng cho thấy các chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cần phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Đơn cử như Quyết định 78/2010 – TTg về việc miễn thuế cho sản phẩm hàng hóa nhập khẩu qua hình thức chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng. Sau 14 năm ban hành, quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn. Bởi trong khi mang lại lợi nhuận kếch xù cho nhà cung cấp nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới thông qua 4-5 triệu đơn hàng mỗi ngày, tương đương giá trị khoảng 800 tỷ đồng, thì đã gây ra cạnh tranh bất bình đẳng, là đòn chí mạng với doanh nghiệp trong nước đang phải tuân thủ rất nhiều quy định trong hoạt động và đóng góp cho ngân sách, an sinh.

Trong một diễn biến mới nhất, ngày 29/10 vừa qua, phát biểu giải trình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội  khóa XV, Phó Thủ tướng chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết: Chính phủ đã bãi bỏ Quyết định 78/2010. Theo đó, dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi trình Quốc hội kỳ này có đưa đề xuất đánh thuế hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ vào quy định luật, nhằm tránh việc sàn thương mại lợi dụng chính sách ưu đãi của Việt Nam để xé lẻ hàng hóa né thuế, ồ ạt đưa hàng giá rẻ lũng đoạn thị trường trong nước.

Người tiêu dùng có thêm lựa chọn mỗi khi 1 nền tảng mới gia nhập, song vấn đề đáng quan tâm ở đây là cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá xem sự tham gia của sàn có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không, khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp  xử lý như thế nào, tránh tình trạng không quản được thì cấm.

Thương mại điện tử là xu hướng phát triển tất yếu, phù hợp với một nền kinh tế rất mở như Việt Nam với gần 20 Hiệp định thương mại tự do FTA đã kí kết. Các giải pháp điều chỉnh, bổ sung  phải theo hướng vừa hỗ trợ thương mại điện tử phát triển, vừa mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước trụ vững, phát triển và có môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

User
Ý KIẾN

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 6 tháng đầu năm 2024, có 78.640 lao động làm việc tại nước ngoài. Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với 40.596 lao động.

Theo thống kê, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dù cả nước đã có hàng triệu sản phẩm được chứng nhận OCOP. Tuy nhiên, sản lượng không nhiều, vì thế xuất khẩu phải tính đến bài toán nâng cao giá trị của sản phẩm đó.

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trượt ngưỡng 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump tuyên bố tái đắc cử Tổng thống Mỹ.

Tính đến cuối tháng 10, thị trường chứng khoán ghi nhận gần 157.000 tài khoản mở mới trong một tháng, góp phần đưa tổng lượng tài khoản trong thị trường lên 9 triệu - con số chưa từng có trong lịch sử, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và 2,89% so với cùng kỳ năm 2023, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê.

VN-Index mở đầu phiên chiều 6/11 với tâm lý lạc quan tiếp tục chiếm ưu thế, khi lực mua dần gia tăng về cuối phiên giúp cho chỉ số bật tăng và đóng cửa trong sắc xanh tích cực.

Đồng USD tăng giá mạnh và bitcoin đạt mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch 6/11, sau khi những kết quả ban đầu của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nghiêng về ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng Thủ đô Hà Nội đã thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng.

Đồng USD tăng mạnh, trong khi Bitcoin lập đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày 6/11 khi các nhà giao dịch đặt cược vào chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với chính sách mà ứng cử viên này tuyên bố theo đuổi là cắt giảm thuế và ngăn chặn lạm phát, đặc biệt là sau khi tin ông Trump thắng cử được công bố.

Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, khai thác thông tin; cập nhật các định hướng, chủ trương, chính sách, quy tắc xuất xứ hàng hóa và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc đàm phán và thực thi các FTA trong khuôn khổ ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á”.

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm - Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm đã khai mạc sáng 6/11, tại Hà Nội.

Thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal 2.000 tỷ USD và dự báo sẽ lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm như Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất áp dụng giá điện hai thành phần. Nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc theo kế hoạch thì việc áp dụng sẽ được triển khai từ năm 2025.

Tiền ảo Bitcoin đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, khi các nhà giao dịch đặt cược vào chiến thắng của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa ông Donald Trump, một người công khai ủng hộ tiền điện tử.

Giá vàng thế giới nhích nhẹ do tâm lý bất an tăng lên khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy các ứng cử viên đang bám đuổi sát nút trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Trong khi giá vàng miếng được duy trì ổn định, giá vàng nhẫn tiếp đà giảm mạnh.

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất vừa công bố, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam đạt 6,8% với đà tăng trưởng chậm lại từ quý 3.

Quảng cáo ngập tràn, khuyến mại tưng bừng, cứ lên mạng là thấy, giờ đây hầu hết các bà nội trợ, nhân viên văn phòng tại TP. HCM ai cũng biết đến trang thương mại điện tử Temu. Tuy nhiên chất lượng có như quảng cáo?

Quản lý sàn thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh online thế nào để vừa phát triển thương mại trong nước, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của doanh nghiệp nội địa cũng như người tiêu dùng là những vấn đề cơ quan quản lý cần nhanh chóng tính đến.

Theo thống kê, 97% số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có cả những hợp tác xã nông nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn lớn nhưng khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng.

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, mã CK: SBT) vừa công bố Báo cáo tài chính riêng quý I cho niên độ tài chính 2024-2025. Trong đó, doanh thu doanh nghiệp tiếp tục tăng nhưng lợi nhuận đi ngang do gánh nặng nợ phải trả.

Theo Tổng cục Hải quan, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản... đang tăng nhập khẩu hàng hóa ở mức hai con số. Theo đà tăng trưởng như vậy, khả năng đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta có thể đạt 800 tỷ USD.

VN-Index trải qua phiên giao dịch khá giằng co, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng khi mùa báo cáo tài chính quý 3 vừa đi qua. Tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì ở mức tăng.

Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này.

Thị trường trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng của năm đã có những kết quả khả quan, giá trị huy động đạt 75,6% kế hoạch năm. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi nổi với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.

Việc hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc thường có giá rẻ hơn so với các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường khác đem lại không ít thách thức, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giá vàng trong nước ngày 5/11 giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm 500.000 đồng, giá vàng nhẫn bán ra giảm mạnh nhất là 360.000 đồng.

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 4/11, đồng USD đã giảm 0,3% so với đồng yen, xuống còn 152,45 yen/USD.

Thị trường chứng khoán hôm nay 04/11 tiếp tục diễn biến tiêu cực khi VN-Index giảm hơn 10 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với 485 mã giảm bên bán và 233 mã tăng.

VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Hôm nay, 04/11, giá thấy vàng nhẫn được điều chỉnh giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC cũng được điều chỉnh giảm nửa triệu đồng ở cả hai chiều.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Trong 9 tháng của năm 2024, gần 164.000 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.

Quý IV là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn và sôi động nhất trong năm. Đây được xem là giai đoạn quan trọng thúc đẩy động lực tiêu dùng, đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm.