Bánh giò Hà Nội vào Sài Gòn

Có một người con gái miền Nam biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.

Hồi đó, tôi chỉ biết đến bánh giò qua những câu chuyện kể của ba.  Ở nơi xa đó giữa xô bồ tấp nập, người dân tứ xứ đổ về nhiều lắm mà không quên đặc sản quê nhà. Họ đem đến Sài Gòn những sản vật quê hương để bày bán, quảng bá đến du khách gần xa. Và trong vô vàn những món ngon đó, ba tôi gặp bánh giò - một thứ quà quê mà người Hà Nội đã mang vào cho mảnh đất Sài Gòn.

Năm đó, ba đi ôn thi với giấc mộng làm bác sĩ. Ba ở chung với vài người bạn trong một căn nhà trọ nhỏ hẹp. Đêm là thời gian yên tĩnh để ba học bài thì tiếng rao “bánh giò đây” lại rấm rứt trong dạ, khiến ba cồn cào đói. Ba buông sách đứng lên đi tìm người bán bánh giò với những chiếc bánh nóng hôi hổi được bỏ trong thùng xốp phía sau xe. Bên trong lớp lá chuối là lớp bánh màu trắng đục, béo ngậy với mùi thơm đặc trưng. Nghe người bán bánh nói, người ta pha nước dùng gà và heo để hòa làm vỏ bánh. Nhân bánh thì dùng thịt bằm với nấm mèo cắt nhỏ, thêm chút gia vị cùng mấy quả trứng cút bóc vỏ trắng nõn nà, nằm gọn bên trong.

Ảnh minh họa

Ba tôi bảo ngày đó học bài khuya mà nghe tiếng rao "bánh giò đây" là phải chạy ra, mua một cái về ăn cho ấm bụng rồi mới học được tiếp. Sài Gòn về đêm nhiệt độ thường xuống thấp. Nó không lạnh như ở miền Bắc khi vào đông mà gió từ biển lùa theo từng cơn, xuyên qua từng thớ vải khiến người ta không khỏi rùng mình, trong dạ thì nao nao. Người dân tứ xứ như ba, khi vào Sài Gòn ngày đầu còn chưa quen thời tiết, nên cứ thấp thỏm nhìn đất trông mây. Sau, cũng quen dần, lại thấy Sài Gòn dễ thương. Sáng nắng chút xíu rồi bất chợt kéo mưa. Mưa như xả hơi nửa chừng rồi mưa ngưng, gió ào về theo nhiều hướng, lùa hết những oi bức của bụi bặm, ồn ào tấp nập sang một bên. Tiết trời sau mưa lại trở nên âm ẩm lành lạnh, dễ chịu vô cùng. Đêm mưa Sài Gòn mà có cái bánh giò nóng ăn khuya thì thấy ấm bụng lạ lùng.

Câu chuyện của ba cứ mãi trong tiềm thức của tôi cho tới ngày tôi lên Sài Gòn lập nghiệp. Một mình với những chuỗi ngày tăng ca, có hôm ca làm kết thúc lúc hai ba giờ sáng. Nhớ ba, nhớ cả câu chuyện ba kể, lòng tôi bỗng dưng mong ngóng tiếng rao của người bán bánh giò vang lên ở đâu đó giữa phố phường. Sài Gòn với tôi là thành phố không ngủ, ban đêm người ta cũng đi chơi, có người bán buôn suốt cả ngày lẫn đêm. Hôm nào tan ca muộn mà nghe tiếng rao của người bán bánh giò, tự dưng tôi mừng quýnh. Bữa nào người ta bán hết hay gặp bữa tan ca muộn, không nghe thấy tiếng rao "bánh giò đây" lại nổi cơn buồn vô cớ.

Chú bán bánh giò bảo với tôi, bánh trông vậy mà không khó làm, quan trọng nhất là khâu trộn bột, khuấy bột làm vỏ bánh. Bột không được quá cứng vì sẽ bị khô không ngon. Khi dáo bột thì vừa phải, nếu chín quá thì mất đi độ ngon của bánh. Sống quá thì lại khó tạo hình, làm mãi thì quen. Chú làm theo kinh nghiệm, món bánh gia truyền từ đời ông bà nội đến ba má rồi đến đời chú, nay mai chú sẽ truyền cho con. Dù là sống ở nơi đất lạ quê người nhưng vẫn luôn gìn giữ cái hồn của Hà Nội - quê hương chú. Chú kể, từ thời mới vào Nam lập nghiệp, người trong này không biết tới bánh giò. Nhiều hôm bán ế, đành phải ăn bánh thay cơm. Bây giờ thì khác, bánh giò Hà Nội đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người dân Sài Gòn, kể cả khách phương xa tới họ cũng thích. Hàng ngày chú bánh bán rất chạy, cảnh phải ăn bánh thay cơm không còn nữa.

Chú bảo có người góp ý nên điều chỉnh để món ăn hợp vị người Sài Gòn, nhưng chú cứ khăng khăng giữ nguyên hương vị xưa cũ. Có lẽ là để nhớ lại những ký ức thân quen đã qua bên món bánh bình dị, trong chái bếp khói bay cay xè mắt, trong vách nhà tranh đầm ấm yêu thương. Gắn bó với nghề qua bao thăng trầm, chú bảo sẽ không bao giờ bỏ nghề. Dù cuộc sống đã khá hơn xưa rất nhiều, nhưng chú sẽ giữ mãi nghề này giữa Sài Gòn hoa lệ.

Giờ tôi đã hiểu tại sao ngày ấy ba tôi lại thích ăn bánh giò tới vậy. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy, mà sao khiến người ta nhớ mãi. Hóa ra, ăn bánh không chỉ để no, mà còn thưởng thức tình quê trong từng chiếc bánh. Nỗi nhớ Hà Nội da diết được người bán bánh giò gói trong chiếc bánh ấy vẫn bừng lên ấm áp nơi thành phố trăm vạn ánh đèn đêm.

Thùy Mỵ

User
Ý KIẾN

Một ngày, có người con gái nhớ Sơn Tây và hình ảnh "đôi mắt người Sơn Tây" năm xưa theo người lính lãng tử Quang Dũng vào trận chiến. Sơn Tây cứ mãi làm cô băn khoăn, muốn đặt chân tới đó để về một làng quê xa mà gần trong tim.

Người con gái miền Nam làm dâu Hà Nội, lần đầu về nhà chồng, cô được mẹ đãi món bún thang khiến cô nhớ mãi...

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường.

Chiều đông, có một người con gái nơi Hà Nội thấp thỏm lo cho cha mình. Ở quê xa ấy, cha sẽ một mình trong khu vườn, giữa căm căm gió bấc.

Trong ký ức của tôi nhớ mãi một khung cảnh giữa trời xanh biếc, đám đông người lớn trẻ con tập trung lại cùng đứng dưới tán cây đưa tay đón cánh ngọc kỳ lân rơi để mong sẽ có cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Những cơn mưa bụi như giục giã hoa xoan bung tràn sắc tím. Sắc tím của hoa làm hồn tôi mê đắm. Tôi yêu hoa xoan hay tôi yêu màu tím mỏng nhẹ. Tôi yêu hoa xoan hay thương đời hoa ngắn ngủi.

Khi xưa, có một người con đất phương Nam tập kết ra Bắc, gắn bó với Hà Nội bằng một mối tình rất đẹp và tình yêu Hà Nội đã được ông truyền lại cho cô con gái của mình.

Một ngày cuối tuần mát rượi, tôi thức dậy cùng bình minh và thong thả tập yoga đón chào ngày mới. Tôi thích không gian mát lành của buổi sớm mai chỉ có mình trong không gian của riêng mình.

Mùa bằng lăng nở, tôi thường chạy xe trên những con phố rợp tím bằng lăng để nghe bao nhung nhớ ngập tràn. Và tôi nhớ anh...

Khi ta bắt gặp vẻ đẹp tinh khiết của hoa loa kèn cũng là khoảnh khắc tiếp nối giữa mùa xuân qua mùa hạ.

Phố bắt đầu ngày mới bằng muôn màu hoa trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Phía sau sự sầm uất của các cửa hàng mọc lên san sát ở phố cổ Hà Nội là những con ngõ siêu nhỏ, tối tăm, chật hẹp. Bên trong những con ngõ ấy, cuộc sống của những người Hà Nội đối lập hẳn với bên ngoài ồn ào, tấp nập...

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt, còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là những kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Hà Nội đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Tháng ba lất phất mưa xuân. Trong màn bụi nước li ti với chút se se lạnh của rét nàng Bân, những bông hoa bưởi đua nhau bung nở khoe sắc. Hoa bưởi không rực rỡ như hoa cúc, không kiêu sa như hoa hồng, không lôi cuốn như hoa ly mà lẳng lặng làm xao lòng người với màu trắng ngà quý phái và mùi hương mộc mạc, tinh khiết.

Tối nay khu phố tôi mất điện. Ngôi nhà chìm trong ánh sáng tù mù của cây đèn sạc. Tôi chợt nhớ những ngày mất điện ở quê nhà. Nhớ ngọn đèn đom đóm tỏa ra ánh sáng mỏng manh huyền ảo trong đêm thanh vắng.

Cậu em gửi cho tôi hình mẹ già đang xay bột, khiến cả một trời thương nhớ ùa về. Tôi nhớ mẹ. Mẹ tôi làm bánh mùng 3 tháng Ba.

Thành phố thức giấc bởi những âm thanh quen thuộc mỗi ngày. Sự vận động của các con phố, từng ngôi nhà tạo nên nét riêng cho khu phố cổ Hà Nội.

Chuyện ở làng quê có nhiều cái lạ với một nhà văn già sống ở thành phố. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay, mà các nhà văn hóa thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng. Các cụ xưa thường nói còn làng là còn nước phải không?

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa nắng, mùa mưa...và mùa lá rụng rất đẹp, lãng mạn, đầy quyến rũ.

Giật mình tỉnh giấc giữa canh khuya, có tiếng con chim cuốc văng vẳng dội vào không gian vắng lặng, lọt qua thính giác xâm chiếm tâm hồn tôi. Thanh âm da diết ấy khuấy động khiến trong tôi khắc khoải bao nỗi niềm mà không sao nối tiếp giấc mơ còn dang dở.

Vậy là tháng tư đã về. Vào một ngày tháng tư năm đó có một cô gái đến Hà Nội, và cô xa Hà Nội cũng vào một ngày tháng tư. Người xa khuất, tháng năm như nước chảy qua cầu, chỉ còn ký ức là ở lại. Hà Nội và tháng tư không biết tự bao giờ đã để lại trong trái tim cô một nỗi nhớ sâu đậm khó phai.

Có một người con gái miền Nam biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.

Người con gái, trong một chiều đứng lặng dưới gốc cây, cô bắt gặp những chùm hoa bưởi trắng như mây trời, như chiêm bao. Hương bưởi đưa cô về những mùa hoa thương nhớ.

Có một món ăn dân dã đi cùng một người từ Bắc vào Nam. Nó mộc mạc mà đậm đà như tình quê, tình người. Đó là món lạc rang, hay gọi theo người miền Nam là món đậu phộng rang.

Cứ mỗi độ tháng 3 đến, những người dân sống tại xã An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Nội) lại được chiêm ngưỡng vẻ tuyệt đẹp của hoa gạo. Những cây gạo nở hoa đỏ rực như thắp những đốm lửa giữa khoảng trời mênh mang, tô điểm quang cảnh và tạo nên nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Trời dần chuyển sang cái oi bức của cuối xuân đầu hè. Tôi ngó ra ngõ thấy nắng đậu lưng chừng bên tường ướp vàng vài ba ô gạch, chợt nhớ tới tuổi thơ dữ dội của những ngày xưa lúc còn thơ ấu - cái thời mà cây kem vẫn được định giá bằng những đôi dép đứt.

Xuân đã sang đến hai phần chặng đường. Lộc non biêng biếc. Không gian các miền quê thoang thoảng hương xoan, hương bưởi, khiến con người không thể không thở thật chậm và sâu. Mùa xuân đã chín. Trên nền xanh miên man, trung du bỗng rộ lên màu đỏ rực của hoa gạo.

Bạn có thường ngồi nhâm nhi một ly cà phê nơi góc phố để nhìn ngắm ngã tư đường khi bình minh đến, hoặc thưởng thức những món ăn bình dân nơi ấy lúc trời về khuya, ngắm nhìn những sắc màu cuộc sống và lắng nghe những thanh âm của phố phường?

Đều đặn tuần sáu ngày, ròng rã suốt bảy năm trời, nắm cơm của mẹ cùng chúng tôi đến trường. Anh em tôi nên vóc nên hình, trưởng thành là nhờ nắm cơm ấy, học được bằng này bằng nọ cũng nhờ nắm cơm ấy...

Có lẽ, cái se lạnh còn vương lại của mùa đông hay làm cho lòng người hoài niệm về quá khứ và nhớ về một mối tình còn dang dở thuở đôi mươi. Như ai đó từng nói, đôi khi yêu một người, rồi sẽ yêu luôn cả thành phố ấy. Chỉ cần nghĩ tới nơi chốn hai người từng hò hẹn, con phố nơi hai người từng nắm tay là bao điều nhớ thương lại trào về, khiến nơi chốn ấy cũng trở nên có hồn đến lạ.

Thời gian trôi đi, mỗi thành viên trong gia đình sẽ đều thay đổi qua tháng năm. Những bức ảnh gia đình, dù cầu kỳ hay giản dị, dù trang trọng hay thoải mái, tự do chỉ cần lưu lại được những giờ phút hạnh phúc đầm ấm bên nhau là tuyệt lắm rồi!

Cho đến khi năm tháng bồi đắp để chúng ta lớn lên và trưởng thành, sẽ có một lúc nào đó, ta nhận ra rằng: Tết không phải chỉ định lượng từ ngày 30 - ngày cuối cùng của năm cũ đến thời điểm hóa vàng, mà Tết sẽ bắt đầu kể từ khi những mùi rất riêng của nó len lỏi trong cái giá buốt của gió bấc những ngày tháng Chạp.

Có khi nào khi trời đất chập chùng mưa bụi. Những ngọn gió lạnh len lỏi vào xống áo, cây cỏ bỗng nảy chồi non, loang loáng sắc đào hoa xuống phố, thoang thoảng hương mùi già, bạn mới giật mình tự hỏi: Mùa Tết đã đến rồi ư?

"Đi công viên chơi đi!", cứ tầm mùng 3 Tết là mấy đứa bạn cùng khu tập thể lại chạy đến rủ rê. Ừ đi thì đi, sau những trò chơi thường nhật, chúc tụng gia đình họ hàng, găm tiền "mừng tuổi" lưng lửng túi, thì việc đi chơi cũng là cái thú ngày Tết, nhất là với đám trẻ nhỏ mười hai, mười ba như chúng tôi.

Mặc dù không có hình, có dáng nhưng mùi hương lại có sức mạnh đặc biệt khi có thể chiếm trọn cảm xúc, tâm trí, ký ức của chúng ta. Trong số nhiều mùi hương đã bám rễ trong tâm hồn mình, với tôi mùi của Tết sâu đậm, có khả năng gợi nhớ và có ý nghĩa thiêng liêng hơn cả. Những mùi hương thân quen ấy đã đi theo tôi qua bao năm năm tháng cuộc đời và giờ đây đã chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức. Để mỗi khi Tết đến, những mùi hương kỳ diệu ấy lại thức dậy khiến lòng dạ tôi nôn nao với những cảm xúc phấn chấn, bồi hồi khó tả.

Cuộc sống giờ đây đã có nhiều đổi thay nhưng dù có thay đổi đến thế nào thì mỗi khi đến Tết người Hà Nội lại không thể không nhớ về những cái "Tết cũ", "Tết xưa" với bao tình cảm nhớ thương, trân trọng. Tản văn dưới đây của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng sẽ giúp chúng ta hồi tưởng lại không khí Tết của cái thời chưa xa ấy.