Báo chí phương Tây bị thao túng?

Cựu dẫn chương trình Fox News, nhà báo Mỹ Tucker Carlson đã có cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 2 giờ với Tổng thống Nga Vladmir Putin tại Điện Kremlin. Cuộc phỏng vấn được phát trên kênh YouTube của Carlson vào ngày 9 tháng 2 và đã thu được 18 triệu lượt xem, một con số đáng kinh ngạc. Cuộc phỏng vấn này không chỉ cung cấp cho khán giả cách nhìn về các vấn đề nóng của thế giới mà còn bộc lộ cách thức hoạt động của báo chí phương Tây, việc các nền tảng truyền thông toàn cầu đã bị lợi dụng để rao giảng những câu chuyện một chiều và thân phương Tây về tình hình thế giới.

Nhà báo Mỹ Carlson và Tổng thống Nga Putin đã thảo luận một số vấn đề bao gồm lịch sử Nga và Ukraine, hoàn cảnh thế giới dẫn đến chiến tranh Nga-Ukraine, trật tự đã thay đổi, bầu cử Mỹ, vụ nổ Dòng chảy phương Bắc,... đô la hóa, phi phát xít hóa chính phủ Ukraine, Elon Musk và các công nghệ mới nổi, Cơ đốc giáo Chính thống cùng những vấn đề khác. Tổng thống Putin khẳng định rằng leo thang căng thẳng ở Ukraine là do hành động của Mỹ và phương Tây, đặc biệt là ý định kết nạp Ukraine vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato), điều này sẽ đe dọa an ninh của Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận xét: “Nói về mạng lưới các phương tiện truyền thông rộng lớn của Phương Tây, các kênh truyền hình, các tờ báo lớn, không hề tỏ ra khách quan về tình hình. Đây đều là những phương tiện truyền thông có quan điểm đặc biệt phiến diện. Tất nhiên, không ai mong muốn giao tiếp với các phương tiện truyền thông như vậy và nó hầu như không có ý nghĩa và khó có thể hữu ích."

Khi được hỏi tại sao tổng thống Putin lại đồng ý trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Carlson, người phát ngôn điện Kremlin Peskov nói rằng quan điểm của nhà báo người Mỹ này trái ngược với phần lớn các phương tiện truyền thông phương Tây.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết:  "Quan điểm của ông Carlson khác với những người khác. Quan điểm đó không hề thân Nga, không thân Ukraine - mà thân Mỹ, nhưng ít nhất nó khác hẳn với quan điểm của các phương tiện truyền thông Anglo-Saxon truyền thống."

Và sau khi cuộc phỏng vấn diễn ra, để lại thành công vang dội, báo chí phương Tây lập tức chê bai rằng nhàm chán, vô nghĩa, với nhiều từ ngữ xúc phạm cuộc phỏng vấn. Ví dụ, CNN lên án ông Carlson vì đã trao diễn đàn cho người gây ra cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine, không có những câu hỏi thách thức và cũng không kiểm chứng những phát biểu của tổng thống Putin. Cơn giận dữ của giới truyền thông chính thống phương Tây sau cuộc phỏng vấn Carlson với Tổng thống Putin là điều đáng buồn, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson chia sẻ: Trước hết, vì đó là công việc của chúng tôi, chúng tôi làm báo nên nhiệm vụ của chúng tôi là thông tin cho mọi người. Hai năm sau cuộc chiến đang định hình lại toàn bộ thế giới, hầu hết người Mỹ đều không có thông tin. Họ không biết thực sự điều gì đang xảy ra ở khu vực này, tại Nga hay cách đó 600 dặm ở Ukraine.”

Nhà báo Tucker Carlson chia sẻ về cuộc phỏng vấn tổng thống Nga Putin

Nguồn lực mạnh mẽ có được từ các cuộc chiến tranh, cho phép báo chí Phương Tây mở các văn phòng ở mọi nơi trên thế giới, các phương tiện truyền thông truyền thống của phương Tây luôn được hưởng độc quyền trong việc định hình câu chuyện về các sự kiện toàn cầu nhằm thúc đẩy các lợi ích và chương trình nghị sự cụ thể, thậm chí gây phương hại đến công lý và hòa bình toàn cầu. Công chúng liên tục bị nhồi nhét những tin tức ủng hộ phương Tây.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, các phương tiện truyền thông toàn cầu đã quảng bá câu chuyện rằng Tổng thống Putin và Nga đang có ý định sáp nhập Ukraine, để từ đó hồi sinh Liên Xô. Nga được coi là một cường quốc hiếu chiến có hành động phá hoại hòa bình và ổn định toàn cầu. Tất cả những điều này được rêu rao mà không bao giờ cho nhà lãnh đạo Nga cơ hội để giải thích quan điểm của ông về câu chuyện, do đó vi phạm một trong những giá trị cơ bản nhất mà họ vẫn tuyên bố là họ trân trọng: đó là quyền được trả lời báo chí.

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson giải thích: “Cuộc chiến này đã định hình lại hoàn toàn các liên minh quân sự và thương mại toàn cầu cũng như các lệnh trừng phạt sau đó. Tóm lại, những diễn biến đó đã đảo lộn nền kinh tế thế giới. Trật tự kinh tế sau Thế chiến II, hệ thống đảm bảo sự thịnh vượng ở phương Tây trong hơn 80 năm, đang tan rã rất nhanh, và cùng với đó là sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Đây không phải là những thay đổi nhỏ. Đó là những diễn biến làm thay đổi lịch sử, sẽ quyết định cuộc sống của con cháu chúng ta. Hầu hết thế giới đều hiểu rất rõ điều này, họ có thể nhìn thấy nó. Hãy hỏi bất kỳ ai ở Châu Á hoặc Trung Đông xem tương lai sẽ như thế nào.Tuy nhiên, người dân ở các quốc gia nói tiếng Anh dường như hầu như không nhận thức được điều đó, họ cho rằng thực sự không có gì thay đổi. Không ai nói với họ điều đó. Báo chí nói dối độc giả và người xem, chủ yếu bằng cách bỏ qua thông tin. Ví dụ, kể từ ngày chiến tranh ở Ukraine bắt đầu, các phương tiện truyền thông Mỹ đã phỏng vấn rất nhiều người Ukraine và họ đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với Tổng thống Ukraine Zelenskiy. Bản thân chúng tôi đã đưa ra yêu cầu phỏng vấn ông Zelenskiy và chúng tôi hy vọng ông ấy chấp nhận. Nhưng những cuộc phỏng vấn mà ông ấy đã thực hiện ở Mỹ không phải là những cuộc phỏng vấn truyền thống. Nó dụng ý thúc đẩy yêu cầu của ông Zelenskiy rằng Mỹ phải tham gia sâu hơn vào cuộc chiến ở Đông Âu và phải trả tiền cho cuộc chiến đó. Đó không phải là báo chí. Đó là sự tuyên truyền của chính phủ Mỹ”

Tổng thống Ukraine Zelensky tại diễn đàn an ninh Munich

Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng không kiểm chứng câu chuyện do giới tinh hoa chính trị phương Tây đưa ra, giống như họ đòi hỏi ông Carlson phải kiểm chứng lời kể của ông Putin. Thêm vào đó, họ còn vi phạm quyền tự do báo chí một cách đáng xấu hổ. Ví dụ, phương Tây loại bỏ Russia Today, mạng tin tức thuộc sở hữu nhà nước của Nga, khỏi nền tảng của họ, do đó tước đi quyền của người dân phương Tây được nghe Nga nói về những gì đang xảy ra ở Ukraine. Người ta đặt ra câu hỏi tại sao phương Tây lại lo lắng ý kiến đa chiều trong không gian truyền thông.

Toàn bộ câu chuyện xung quanh cuộc chiến Nga-Ukraine đều tập trung vào việc đả kích tổng thống Putin mà không đặt câu hỏi về việc Mỹ và các chính sách bành trướng của NATO đã góp phần như thế nào vào cuộc chiến ở Ukraine. Các phương tiện truyền thông đang rao giảng một câu chuyện không thúc đẩy sự hòa giải và giải quyết hòa bình cho cuộc xung đột. Thay vào đó, Nga, Ông Putin và các đồng minh của họ được miêu tả là mối nguy hiểm cho trật tự toàn cầu và phương Tây cao cả phải làm hết khả năng của mình để ngăn cản họ và cứu lấy thế giới.

Ông Carlson là nhà báo Mỹ đầu tiên mà Tổng thống Nga Putin nhận lời trả lời phỏng vấn kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cách đây gần 2 năm. Sau cuộc phỏng vấn, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông khá bất ngờ khi nhà báo Mỹ Tucker Carlson không đặt ra những câu hỏi hóc búa trong cuộc phỏng vấn.

Nhà báo Tucker Carlson phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở Dubai vào ngày 12 tháng 2 năm 2024

Ông Carlson, 54 tuổi, từng là người dẫn chương trình nổi tiếng ở Mỹ, với quan điểm bảo thủ. Chủ nhân Điện Kremlin cho biết thêm trong cuộc phỏng vấn ông Carlson "đã một số lần tìm cách ngắt lời" nhưng nhìn chung nhà báo Mỹ vẫn kiên nhẫn một cách đáng ngạc nhiên và lắng nghe những câu trả lời dài dòng, đặc biệt là những đoạn liên quan đến lịch sử.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: "Tôi nghĩ Carlson là người nguy hiểm. Tôi tưởng ông ấy sẽ quyết liệt hơn, đưa ra những câu hỏi hóc búa hơn... Nhưng ông ấy đã chọn một chiến thuật khác. Tôi không hoàn toàn hài lòng với cuộc phỏng vấn này"

Cuộc phỏng vấn của ông với Tổng thống Putin khiến giới chức Mỹ và phương Tây quan ngại. Guy Verhofstadt, cựu thủ tướng Bỉ và hiện là thành viên Nghị viện châu Âu, nói việc ông Carlson tới Nga phỏng vấn Tổng thống Putin có thể khiến nhà báo này gặp rắc rối với Liên minh châu Âu (EU). Ông kêu gọi EU xem xét lệnh cấm đi lại với ông Carlson trên cơ sở lệnh trừng phạt những người hỗ trợ Nga. Bình luận về phản ứng của phương Tây đối với cuộc phỏng vấn, ông Putin nói: "Thật tốt khi các nhà lãnh đạo ở đó theo dõi và lắng nghe những gì tôi nói, nhưng sẽ rất tệ nếu họ cảm thấy cần phải bóp méo lời của tôi". Khi được hỏi liệu ông Carlson có thể phải đối mặt với sự trả thù ở phương Tây hay không, Tổng thống Putin chỉ ra rằng ông chủ WikiLeaks Julian Assange vẫn đang bị giam trong nhà tù ở Anh.

Ông Assange, 51 tuổi, công dân Australia, bị Mỹ truy tố theo Đạo luật Gián điệp, với cáo buộc tấn công máy tính của chính phủ để thu thập và tiết lộ trái phép lượng lớn tài liệu quân sự mật và các bức điện ngoại giao trên trang WikiLeaks. Các công tố viên Mỹ cho rằng vụ rò rỉ đã gây nguy hiểm đến tính mạng của các đặc vụ của họ và không có lý do gì để bào chữa cho hành động phạm tội của ông này. Nhiều người ủng hộ Assange ca ngợi ông như một anh hùng chống chính quyền và một nhà báo, người đang bị đàn áp vì vạch trần những hành vi sai trái của Mỹ.

Biểu tình đòi trả tự do cho ông Assange ở Paris, Pháp

Ông Antoine Chuzeville, Tổng thư ký Liên minh Nhà báo SNJ yêu cầu: "Bởi vì Julian Assange đã cho phép thông tin này được công bố, nên ông ấy đang bị bức hại, ông ấy đang bị một số nước truy đuổi, bao gồm cả Mỹ và các đồng minh Anh của họ. Vì vậy, hôm nay, chúng tôi tập trung ở đây, và hàng chục thành phố ở Pháp, khắp châu Âu và trên toàn thế giới, để ủng hộ Julian Assange, để chứng tỏ rằng công việc của ông là cần thiết vì tự do báo chí, để công chúng được cung cấp thông tin. Chúng tôi  kêu gọi Tòa án Công lý Tối cao, nơi đang xét xử vụ án của Julian Assange trả tự do cho ông ấy."

Ngày 20/2, một tòa án của Anh đã bắt đầu phiên tòa kéo dài 2 ngày nhằm xem xét đơn kháng cáo cuối cùng của nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ. Nếu bị kết án ở Mỹ, Assange phải đối mặt với mức án tối đa là 175 năm tù. Năm 2019, Nga cho rằng vụ bắt giữ ông Assange đã đi vào lịch sử như trường hợp vi phạm quyền của các nhà báo và tấn công vào tự do ngôn luận và nước này sẽ đưa ra trước các tổ chức quốc tế.

Sự thiên vị của các phương tiện truyền thông phương Tây đã bị vạch trần khi đưa tin về cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra. Việc đưa tin đã tìm cách giải thích, biện minh và hợp pháp hóa vụ bắn phá tàn bạo của Israel vào người Palestine kể từ tháng 10 năm ngoái. Chiến dịch của Israel đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người và hàng triệu người khác phải di dời. Mỹ và các đồng minh phương Tây đã bơm hàng tỷ USD để hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc tấn công dữ dội của Israel ở Gaza.

Tòa án Công lý quốc tế

Có lẽ sự việc quan trọng nhất phơi bày sự thiên vị của truyền thông phương Tây trong cuộc xung đột là khi các hãng truyền thông lớn của phương Tây như CNN, BBC, Sky News, và France 24 cùng nhiều hãng khác phớt lờ và không phát sóng bài thuyết trình ngày 11 tháng 1 của Nam Phi tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cáo buộc Israel nuôi dưỡng ý định diệt chủng trong các hành động và chính sách của mình đối với Gaza.

Tuy nhiên, chính các mạng truyền thông này đã phát sóng trực tiếp bài thuyết trình của phía Israel vào ngày hôm sau nhằm tìm cách bác bỏ những cáo buộc do Nam Phi đưa ra đối với Israel. Có vẻ như những mạng lưới này và những người kiểm soát chúng không muốn khán giả nghe được câu chuyện từ phía bên kia của cuộc xung đột Israel-Palestine.

Rất may, các phương tiện truyền thông mới đang dân chủ hóa không gian truyền thông toàn cầu và phá vỡ sự thống trị độc quyền của các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây. Nhà báo Tucker Carlson, được trang bị các nền tảng truyền thông xã hội với lượng người theo dõi đông đảo, là minh chứng của cách truyền thông xã hội đã giúp thách thức những câu chuyện toàn cầu một chiều bằng cách quảng bá những câu chuyện từ chiều ngược lại. Để giữ được lòng tin của khán giả, các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây cần khách quan và cho phép những tiếng nói trái chiều được thể hiện./.

User
Ý KIẾN

Một tòa án tại Bangladesh vừa phát lệnh truy nã bà Sheikh Hasina - cựu Thủ tướng bị lật đổ hồi tháng 8, với cáo buộc về "tội ác chống lại loài người".

Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày "Kế hoạch chiến thắng" trước Quốc hội nước này, cả Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga đã lên tiếng về kế hoạch này của Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên với 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhằm cùng lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột và ngăn chặn chiều hướng leo thang căng thẳng ở Trung Đông.

Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2024 hôm 17/10 đã khép lại tại Thủ đô Islamabad của Pakistan, với các cam kết được nêu bật trong chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương, phấn đấu hướng tới hòa bình và thịnh vượng bền vững”.

Theo CNN, Israel đã xác nhận với các quan chức Mỹ rằng, thủ lĩnh nhóm Hamas Yahya Sinwar đã chết theo kết quả xét nghiệm ADN ban đầu, trong chiến dịch của Israel ở miền nam Dải Gaza.

Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD trong 12 tháng qua, chủ yếu là do các vụ lừa đảo qua tin nhắn văn bản với những giao dịch “tốt đến mức không thể tin được”.

Nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ yếu đi đã khiến xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9 giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2023.

Chiếc áo thi đấu màu đỏ của Michael Jordan trong mùa giải vô địch bóng rổ 1996-1997 với đội Chicago Bulls sẽ được bán đấu trên sàn Sotheby's ngày 23/10 tại New York, Mỹ.

Hãng Fujitsu của Nhật Bản mới giới thiệu công nghệ hỗ trợ trí tuệ để phân tích chuyển động của con người tại một triển lãm thương mại gần Tokyo, với hy vọng công nghệ mới có thể giúp bảo tồn văn hóa truyền thống khi Nhật Bản đang đối mặt sự sụt giảm dân số.

Tập đoàn thời trang xa xỉ Prada của Italia và công ty khởi nghiệp Axiom Space tại Mỹ đã công bố thiết kế mới của bộ đồ du hành vũ trụ được dành cho sứ mệnh đưa tàu Artemis 3 của NASA lên mặt trăng.

Mới đây, chiếc EA-18G Growler thuộc Phi đoàn Tác chiến điện tử số 130 của hải quân Mỹ đã rơi ở khu vực phía đông núi Rainier vào ngày 16/10 khi bay huấn luyện. Hải quân Mỹ điều nhiều phương tiện tìm kiếm cứu nạn, trong đó có trực thăng MH-60S, song chưa tìm thấy hai phi công trên chiếc máy bay gặp nạn.

Các nước Baltic - Bắc Âu đã quyết định cung cấp cho Ukraine một gói hỗ trợ năng lượng, nhằm tăng cường khả năng phục hồi năng lượng và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine trong mùa Đông năm nay.

Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết, Hội đồng Nhân dân tối cao (tức Quốc hội Triều Tiên) đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó chỉ định Hàn Quốc là "quốc gia thù địch".

Các quan chức Mỹ dự báo Israel sẽ trả đũa Iran trong tháng này và trước ngày bầu cử Mỹ 5/11.

Chính phủ Mỹ vừa công bố gói viện trợ mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine, trong đó có vũ khí phòng không, thiết giáp và đạn pháo để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Kiev.

Giới chức Nigeria cho biết số người thiệt mạng trong vụ xe bồn chở nhiên liệu phát nổ do bị lật ngày 16/10 ở bang Jigawa, miền Bắc nước này, đã tăng lên hơn 140 người, trong đó có cả trẻ em.

Bộ Y tế Liban thông báo 16 người đã thiệt mạng và 52 người khác bị thương trong một cuộc không kích của Israel nhằm vào trụ sở chính quyền thành phố Nabatieh ở miền Nam Liban.

Cựu ca sĩ nhóm nhạc One Direction, Liam Payne, đã tử vong bên ngoài một khách sạn ở Buenos Aires, Argentina. Cảnh sát địa phương xác nhận rằng nam ca sĩ 31 tuổi này được phát hiện đã qua đời sau khi rơi từ ban công tầng ba.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Đức trong 2 ngày 17 và 18/10 và thăm Angola trong tháng 12. Những chuyến thăm này từng bị hoãn khi Tổng tống Biden chỉ đạo các hoạt động ứng phó với cơn bão Milton.

Cuộc khủng hoảng nạn đói ở Gaza đang ngày một nghiêm trọng khiến cho số lượng lớn người dân ở đây đang phải tiếp tục di tản. Trong khi đó, cuộc xung đột kéo dài giữa Israel và Hamas vẫn đang tiếp diễn, khiến khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo tại khu vực bị hạn chế.

Ngày 16/10, Israel thông báo tổng cộng 50 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza. Động thái diễn ra sau khi Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Tel Aviv, cảnh báo sẽ dừng viện trợ quân sự nếu Israel không tăng cường đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Ngày 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Iran khẳng định việc Mỹ triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD đến Israel chỉ là đòn chiến tranh tâm lý và hoàn toàn không thể tạo ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào trên thực địa.

Ủy viên năng lượng Liên minh châu Âu (EU), bà Kadri Simson mới đây cho biết liên minh này đã sẵn sàng dừng hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt của Nga vào khối thông qua Ukraine.

Ngày 16/10, một vụ cháy lớn đã bùng phát tại nhà máy lọc dầu Shushtar Pars ở tỉnh Khuzestan, Tây Nam Iran.

Theo thống kê, tổng cộng có 314 ứng cử viên nữ đã nộp đơn tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản ngày 27/10 sắp tới.

Ngày 16/10, Chính quyền Liên bang Nga đã lên tiếng tố cáo “kế hoạch chiến thắng” do Tổng thổng Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất đang đẩy NATO vào một cuộc xung đột trực tiếp với Moscow.

Ngày 16/10, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã công bố thành lập một nhóm đa quốc gia mới gồm 11 nước để giám sát việc thực thi lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bên lề Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Thủ đô Islamabad, Pakistan, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và năng lượng.

Bang Georgia, một trong bảy bang chiến địa có ý nghĩa quyết định đối với kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã ghi nhận kỷ lục về số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp.

Ít nhất 94 người đã thiệt mạng tại miền Bắc Nigeria khi một xe bồn chở nhiên liệu bị lật và phát nổ gần nơi có đông người tụ tập để lấy nhiên liệu.

Các khoản thuế này sẽ được áp thêm 5 năm nữa bắt đầu từ ngày 16/10/2024 với thuế suất 123,4% đối với các công ty Mỹ và 41,1% đối với các công ty Nhật Bản.

Thị trường chứng khoán phố Wall đi xuống khi kết thúc phiên giao dịch ngày 15/10, trong bối cảnh các nhà đầu tư phải cân đo một loạt báo cáo về kết quả kinh doanh của khối doanh nghiệp.

Theo Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez, số lượng tàu di chuyển qua kênh đào Suez trong năm tài chính 2023-2024 giảm 22,16% so với năm tài chính 2022-2023, xuống còn 20.148 tàu.

Một bệnh viện ở Đức đã sử dụng robot đầu bếp để nấu các món ăn dành cho nhân viên y tế. Nhờ đó, những người làm việc tại bệnh viện có thể thưởng thức bữa ăn nóng hổi từ sáng cho tới đêm muộn.

Bộ xương khủng long lớn nhất từ trước đến nay sẽ được bán đấu giá tại Pháp vào ngày 16/11 tới. Bộ xương dài tới 25m này thuộc về loài khủng long sống cách đây 145 triệu năm.

Cuộc thi Vô địch Bí ngô Thế giới lần thứ 51 đã diễn ra tại Mỹ với chiến thắng thuộc về quả bí ngô nặng tới 1.121 kg của một giáo viên dạy làm vườn ở bang Minnesota.

Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto cho biết, Hungary và công ty khí đốt nhà nước Gazprom của Nga đang đàm phán về việc mua thêm khí đốt vào năm 2025.

Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) - ông Vyacheslav Volodin tuyên bố, Hạ viện Nga sẽ ưu tiên xem xét phê chuẩn hiệp ước đối tác toàn diện và chiến lược giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Bang Georgia, Mỹ ngày 15/10 đã bắt đầu bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống. Đây là một trong số bảy bang chiến trường có thể quyết định cục diện bầu cử Mỹ.

Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman đã tới thăm Ai Cập và có cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tại thủ đô Cairo. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi ngừng bắn tại Gaza và Liban, cũng như giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng trầm trọng ở khu vực.

Vào hôm nay (16/10), tại Pennsylvania, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phỏng vấn với người dẫn chương trình Bret Baier của Fox News. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử tổng thống, bà đang đẩy mạnh các cuộc vận động tranh cử và tương tác với truyền thông.

Chỉ 31% người Mỹ cho biết, họ tin rằng báo chí đưa tin một cách công bằng và chính xác.

Thủ đô Praha của Cộng hoà Séc, nơi nổi tiếng với những kiến trúc lịch sử, sẽ cấm các quán rượu hoạt động vào đêm khuya, nhằm xoá bỏ tai tiếng là điểm đến tiệc tùng.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay (16/10) đưa tin 1,4 triệu thanh niên nước này, bao gồm sinh viên và cán bộ đoàn thanh niên, đã nộp đơn xin gia nhập hoặc quay trở lại quân đội trong tuần này.

Hãng hàng không Air India cho biết một máy bay của hãng đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Canada do bị dọa đánh bom, khi máy bay chở khách khởi hành từ thủ đô New Delhi (Ấn Độ) đến Chicago (Mỹ).

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết Ủy ban sẽ đề xuất một luật mới về tăng cường trục xuất người nhập cư bất hợp pháp gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia sở tại.