Báo chí quốc tế ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong những ngày qua, hàng loạt các hãng truyền thông và tờ báo lớn trên thế giới đã có nhiều bài viết về chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, trong đó khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ có ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam mà còn làm thay đổi cục diện thế giới, đồng thời cho rằng, thắng lợi đó được bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tờ ReporteAsia của Argentine trong bài viết với tiêu đề “70 năm Điện Biên Phủ: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp” cho biết, cách đây 70 năm, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân đội và nhân dân Việt Nam đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống quân Pháp tại đây; bắn rơi hàng chục máy bay, xe và toàn bộ vũ khí, kho tàng, quân trang và quân dụng của quân đội Pháp. Bài viết cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc kháng chiến toàn dân, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy cao độ tinh thần yêu nước để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trong khi đó, trang điện tử của tờ ABC Mundial cho rằng, chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cách đây tròn 70 năm đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam mà còn để lại dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử nhân loại. Đó là minh chứng cho khả năng của một dân tộc đoàn kết và chiến đấu vì chính nghĩa, đoàn kết trái tim và ý chí để theo đuổi một mục tiêu chung: tự do và độc lập.

Resumen Latinoamericano, tờ báo rất có uy tín trong lực lượng cánh tả Mỹ Latinh và Tây Ban Nha trong những ngày qua cũng liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết dưới tiêu đề “Bài học của chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại trong cuộc chiến chống thực dân” đăng ngày 3/5, tờ báo nhấn mạnh sau 70 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn luôn là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam bởi ý nghĩa và tầm vóc to lớn, đi vào lịch sử nhân loại trong cuộc đấu tranh chống thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào độc lập của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.

Trước đó, ngày 2/5, trong một bài viết khác, tờ Resumen Latinoamericano nhấn mạnh chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, cũng như góp phần to lớn vào sự tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng này đã chứng minh một chân lý cho các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược rằng với ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết chiến đấu vì chính nghĩa và một sách lược đúng đắn, một dân tộc nhỏ bé vẫn có thể chiến thắng một cường quốc.

Trong bài viết mang tựa đề “Bản hùng ca bất diệt của thế kỷ XX”, đăng ngày 3/5 trên Tạp chí “Voces del periodista” – tiếng nói của những nhà báo Mexico, tác giả Mouris Salloum George cũng là Tổng Biên tập của tạp chí trên nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo nên bước ngoặt quan trọng cho Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chiến thắng này cũng khẳng định sự trưởng thành ấn tượng, vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 70 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, báo L’Unione Sarda của Italy cũng có bài viết ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ này.

Với tựa đề “Việt Nam, bài học vẫn còn áp dụng tới ngày nay,” tác giả Antonio Barracca đã ca ngợi Việt Nam - một quốc gia nghèo chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng lại có sức mạnh có thể hai lần đánh bại quân đội của hai cường quốc Pháp và Mỹ.

Còn tờ Ámbito Internacional của Argentina có bài viết khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu thất bại tồi tệ nhất của chủ nghĩa thực dân, đồng thời nhận xét gần 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Cũng theo bài báo, chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần to lớn vào sự tiến bộ của nhân loại, đồng thời chứng minh một chân lý rằng các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi./.

User
Ý KIẾN

Chiều 14/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy.

Việt Nam giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Nội vụ rà soát, phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc trước ngày 31/12/2025.

Các uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng là phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Chủ tịch nước khẳng định trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngành Kiểm sát đã chủ động, quyết liệt vào cuộc cùng các cơ quan chức năng, tạo ra những chuyển biến tích cực.

Sáng nay, 13/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị của Thành uỷ Hà Nội thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII và quán triệt, triển khai các văn bản mới của Trung ương.

Chiều 12/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, 5/2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Chiều 12/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Peru tại Việt Nam Patricia Yolanda Rasez Portocarrero nhân dịp bà nhận nhiệm kỳ công tác mới.

Ngày 12/6, tiếp tục phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Sáng 12/6, tại Phủ Chủ tịch, Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã tổ chức phiên họp thứ ba.

Hôm nay (12/6), theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số dự thảo luật và cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An, Đà Nẵng.

Chiều 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Sau khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

"Đối với các công trình đang thi công có vi phạm về quá tầng, không được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công", đây là đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Để bảo đảm an toàn cho hoạt động vận tải đưa đón học sinh đến trường, Bộ Công an đã bổ sung các quy định xe đưa đón phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Sáng 11/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba.

Sáng 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hộ đã cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó có vấn đề cấm hay không cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Sáng 11/6, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hôm nay (11/6), tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Để giải quyết các điểm nghẽn trong Đề án 06, hướng tới hiện đại hóa nền hành chính, Hà Nội thực hiện nhiều nhiệm vụ đồng bộ, trong đó đáng kể là đợt cao điểm “Nước rút 60 ngày đêm” thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính.

Sáng ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sơ kết một năm tháo gỡ điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế.

Sáng 10/6, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Thủ tướng nêu rõ trong quá trình triển khai Đề án 06, chúng ta đã nhận diện nhiều khó khăn, thách thức và "điểm nghẽn" cần phải tập trung tháo gỡ ngay, liên quan đến pháp lý, hạ tầng công nghệ, dữ liệu, an ninh, an toàn, nguồn nhân lực...

Trong chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng chiều 9/6, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Chiều 9/6, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Trong hai ngày từ ngày 7 và 8/6, đoàn công tác của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam do đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Fukuoka, Nhật Bản.

Quốc hội đã đồng ý thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật năm 2025, điều chỉnh chương trình năm 2024 để xem xét Luật Đất đai và 3 luật liên quan có hiệu lực sớm từ 1/8 tại đợt 2 Kỳ họp 7.

Bắt đầu từ hôm nay, ngày 9/6 đến hết 16/6, Quốc hội sẽ nghỉ một tuần để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

Sau 3 tuần làm việc trách nhiệm, thẳng thắn, đợt 1 kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã khép lại, hoàn thành các nội dung đặt ra trong chương trình của đợt 1.

Chiều nay (8/6), với đa số phiếu tán thành, Quốc hội quyết định giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường” vào năm 2025.

Sáng nay (8/6), tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì cuộc họp để cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo các đại biểu Quốc hội, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới.

Sáng 8/6, Quốc hội tiếp tục làm việc tập trung tại hội trường, nghe và thảo luận về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen.

Chiều 7/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) và các Đại sứ, Đại biện các nước thành viên tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiều 7/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình Quốc hội dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Trong phiên thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, các đại biểu rất quan tâm đến việc Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản.

Trung đoàn bộ binh 692, Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tổ chức Lễ tuyên thệ cho 1.709 chiến sĩ mới.

Cho ý kiến về vấn đề thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, các đại biểu lưu ý cần đảm bảo quyền lợi của người dân khi thực hiện thu hồi đất làm khu thương mại.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH Tp Hà Nội nhận thấy, các số liệu còn chưa trùng khớp với nhau được, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản. Đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về “bức tranh” nợ xây dựng cơ bản.

Chiều 6/6, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp về chủ đề, phương châm, đề cương chi tiết báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Phát biểu kết thúc chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định phiên chấn vấn đã diễn ra thành công, rõ trách nhiệm, rõ giải pháp.

Tại phiên chất vấn sáng ngày 6/6, các đại biểu Quốc hội trăn trở khi chính sách hỗ trợ có nhiều, nhưng việc thực thi vẫn còn hạn chế.

Chiều 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết báo cáo nhân quyền 2023 của EU đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên thông tin không chính xác về tình hình Việt Nam.

Trong gần 5 năm giữ chức vụ, đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia với những chỉ đạo quyết liệt đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong công tác an ninh tình hình mới, đặc biệt là an ninh mạng, góp phần đưa an ninh mạng trở thành động lực lớn cho sự phát triển quốc gia và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.