Bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên cho năm học mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16/8/2023 yêu cầu các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Công điện nêu: Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngành Giáo dục, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã tích cực chuẩn bị các điều kiện, huy động nguồn lực, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo đảm sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn gặp một số bất cập: việc biên soạn, lựa chọn, in ấn, phát hành sách giáo khoa còn chậm; ở nhiều địa phương đội ngũ giáo viên còn thừa thiếu cục bộ, số lượng giáo viên chưa đáp ứng theo quy định, công tác tuyển dụng giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; chế độ chính sách còn bất cập, cần điều chỉnh phù hợp, hiệu quả.
Để đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 hiệu quả, chất lượng đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành sách giáo khoa bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành sách giáo khoa.
b) Chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm về việc rà soát công tác biên soạn lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới.
c) Phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo tổ chức tuyển dụng giáo viên, thực hiện rà soát, cơ cấu lại, bố trí, sử dụng giáo viên bảo đảm đủ giáo viên dạy đúng, đủ các môn học theo quy định; thực hiện linh hoạt phương án điều chuyển, biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; chủ động xây dựng các phương án để có nguồn tuyển dụng giáo viên kịp thời, phù hợp, hiệu quả với điều kiện cụ thể tại địa phương.
d) Khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo số 584/BC-ĐGS ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.
2- Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại, sắp xếp, tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được phân bổ theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị bảo đảm về số lượng và chất lượng; hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức bảo đảm thực hiện chủ trương "có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp" phù hợp, hiệu quả.
b) Khẩn trương rà soát, kiểm tra, tổng hợp nhu cầu giáo viên năm học 2023-2024 còn thiếu của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3- Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra địa phương thực hiện bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
4- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Rà soát, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới. Khẩn trương xây dựng kế hoạch, tuyển dụng số biên chế được giao theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị.
b) Khẩn trương khắc phục tình trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập giữa các cấp học và các địa bàn của địa phương; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; trong trường hợp chưa thể tuyển dụng đủ giáo viên theo định mức thì thực hiện các giải pháp hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ.
c) Phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức việc cung ứng sách giáo khoa trên địa bàn, bảo đảm chất lượng; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa hoặc tăng giá bất hợp lý trước khi khai giảng năm học mới.
d) Có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới./.
Theo Chính Phủ
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
Để giáo dục học sinh phát huy tinh thần sáng tạo, đồng thời tổ chức một sân chơi nghệ thuật dành cho các em dịp lễ Noel, đêm nhạc hội “Phenikaa Concert 2024” vừa diễn ra với các màn trình diễn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nhằm tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị, nhà trường quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức kỹ năng phòng, tránh tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học là một phần quan trọng nhằm giáo dục học sinh về ý thức và trách nhiệm đối với thiên nhiên. Những hoạt động này không chỉ giúp xây dựng ý thức cá nhân mà còn tạo ra một cộng đồng học đường gắn kết, nơi mọi người cùng chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.
Trong dịp nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ kéo dài 9 ngày; còn đối với học sinh, lịch nghỉ Tết của từng địa phương lại khác nhau.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363 về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, 10 năm ngày thành lập trường. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà tham dự.
Sáng nay, 13/12, đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO - năm 2024 đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, cùng các nhà trường đã tổ chức lễ đón và khen thưởng các thành viên của đoàn.
Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu và ngăn chặn, nhưng thực tế, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần và không ngừng để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý của học sinh.
Sáng nay 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm truyền thống, 10 năm thành lập trường và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.
Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao thưởng kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024. Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi này đều xuất sắc đoạt huy chương, trong đó có 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tổ chức Kenan Foundation Asia (Kenan), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội trại Sáng tạo STEM 2024 với chủ đề "Mẹ thiên nhiên".
Tại kỳ họp thứ 20, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp thành phố.
Trong kỳ xếp hạng lần này của Tổ chức xếp hạng QS, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới.
Sáng 10/12, tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội), cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025 với chủ đề “50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính” đã được phát động trong thiếu nhi cả nước.
Đào tạo gắn liền với thực tiễn, nhu cầu xã hội, hỗ trợ các trường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học, giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường… đó là những lợi ích trong liên kết đào tạo giữa các trường đại học, học viện với các doanh nghiệp hiện nay.
Nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền Luật giao thông để phù hợp với lứa tuổi học sinh, Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh tiểu học bằng hình thức sân khấu hóa.
Sáng 8/12, tại trường THPT Dương Xá, huyện Gia Lâm, hơn 400 thanh thiếu niên đã được Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội vinh danh tại Ngày hội “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” cấp thành phố năm 2024.
Chiều 7/12, Trung tâm Truyền thông thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn) và Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SCI) - một trong những tổ chức lớn nhất hoạt động vì trẻ em trên thế giới, vừa ra mắt ứng dụng giáo dục sáng tạo dành cho thanh, thiếu nhi mang tên Generation Hope.
Sáng 7/12, Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa và Giáo dục lần thứ V năm 2024 đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề "Giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập".
Trong 3 năm gần đây, nhóm các học viện, trường đại học Công an nhân dân tổ chức kỳ thi đánh giá để tuyển sinh trình độ đại học. Năm 2025 sẽ là năm đầu tiên các học sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên Bộ Công an sẽ có những điều chỉnh về dạng thức đề thi.
Tại quận Hà Đông, hiện nay, nhiều ngôi trường mới đang được đầu tư khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ngày càng cao của giáo viên và học sinh trên địa bàn.
Phong trào “Xây dựng trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh” giai đoạn 2021-2025 đã phát huy được nhiều kết quả tích cực, đó là giáo dục và hướng dẫn cụ thể cho học sinh bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, đồng thời lan toả đến cộng đồng.
Đây là nội dung được nhấn mạnh trong Công văn số 3997 của UBND thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết 18 của Hội đồng Nhân dân về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tại Hà Nội.
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ I của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
Dạy học không phải là đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng một ngọn đuốc. Không chỉ nỗ lực để dạy chữ, trao kiến thức, nhiều thầy cô còn nhận đỡ đầu, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trở thành người mẹ thứ hai để giúp các em viết tiếp ước mơ được đến trường và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lịch nghỉ Tết dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo. Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022 ngày 18/1/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Ngày hội Định hướng - Orientation Day của cuộc thi Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng mở đầu hành trình chinh phục cuộc thi.
Sáng 1/12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và đón bằng bằng khen của Bộ GD&ĐT, bằng khen UBND thành phố Hà Nội.
Sáng nay, 30/11, trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã tổ chức ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024.
Trên cơ sở phát huy kết quả đạt được trong công tác tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh hằng năm, để tổ chức tốt các kỳ thi, tuyển sinh năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm.
Chiều 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gặp mặt đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm 2024. Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 2/12 đến ngày 12/12 tại Rumani.
Ngay từ lần đầu tổ chức tại Việt Nam, Giải vô địch tranh biện dành cho học sinh trung học cơ sở bằng tiếng Anh đã có đông đảo học sinh tham gia.
Sáng 27/11, tại Hà Nội, Hội Cựu giáo chức Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và kỷ niệm 20 năm thành lập hội. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham dự và phát biểu tại Đại hội.
Sáng 27/11, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức Hội thảo quốc tế về tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy và giảng dạy tiếng Anh (ISEE 2024).
Sáng 26/11, tại Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống và ra mắt Tạp chí “Quản trị, An ninh và Công nghệ”.
Từ ngày 25 đến ngày 27/11/2024, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba với chủ đề "Tiếng Nga ở châu Á” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Để nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên về an toàn, bảo mật thông tin, ứng phó với các rủi ro trên internet, một số trường học ở Hà Nội tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng mạng an toàn.
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh tội phạm liên quan đến mạng xã hội đang có xu hướng gia tăng, Trung tâm Tư vấn Pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức buổi tuyên truyền về an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng tại trường THCS Xuân Đỉnh.
0