Báo động khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu

Đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với các hệ sinh thái trên Trái đất, cũng như với đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.

Tìm giải pháp ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học

Để tìm kiếm giải pháp ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, các nhà lãnh đạo môi trường toàn cầu đã tập trung tại Cali, Colombia để tham dự Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16).

Kéo dài đến ngày 1/11 với chủ đề “Hòa bình với thiên nhiên”, hội nghị năm nay quy tụ khoảng 12.000 đại biểu từ gần 200 quốc gia, bao gồm 140 bộ trưởng chính phủ và hàng chục nguyên thủ quốc gia tham dự, với nhiệm vụ cấp bách là đưa ra các cơ chế giám sát và thúc đẩy tài trợ để đảm bảo có thể đáp ứng được 23 mục tiêu của Liên hợp quốc.

Các đại biểu sẽ có rất nhiều việc phải làm khi chỉ còn 5 năm nữa để đạt được mục tiêu của Liên hợp quốc vào năm 2030 về việc bảo vệ 30% diện tích đất và biển, và thế giới không còn nhiều thời gian để đảo ngược xu hướng suy thoái.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Susana Muhamad, Bộ trưởng Môi trường Colombia và là Chủ tịch COP16, cảnh báo hành tinh của chúng ta không còn nhiều thời gian nữa và sự thiếu hụt tài chính đang cản trở những nỗ lực cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học. Bà kêu gọi các nước cần tăng cường đóng góp tài chính cho cuộc chiến chống tình trạng suy giảm đa dạng sinh học, trong bối cảnh khoảng 1 triệu loài trên toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Một trong những mục tiêu chính của hội nghị là thúc đẩy việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF), được thông qua tại COP15 diễn ra ở Canada năm 2022.

Tại COP16, các đại biểu có trách nhiệm tìm ra giải pháp thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu GBF này, bao gồm việc huy động 200 tỷ USD mỗi năm cho công tác bảo tồn. Mặc dù Quỹ GBF được thành lập năm ngoái, nhiều đại biểu tại hội nghị đã bày tỏ lo ngại rằng quỹ này mới chỉ thu hút được hàng triệu USD. Tại phiên khai mạc, đại diện hàng đầu của Brazil, Andre Correa do Lago, đã bày tỏ quan ngại rằng sự thiếu hụt nguồn tài chính đóng góp cho Quỹ GBF đặt ra trở ngại đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các quốc gia phát triển đã cam kết cung cấp 20 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển từ nay đến năm 2025, tăng từ mức 15,4 USD/năm trong năm 2022. Ông Correa do Lago nhấn mạnh rằng cần phải lấp đầy khoảng trống này mà không khiến các quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng nợ nần.

Trước đó một ngày, trong thông điệp bằng video được gửi đến hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng thế giới đang đi sai hướng trong việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2030. Ông kêu gọi các nước “biến lời nói thành hành động”, để sau hội nghị sẽ có những cam kết đầu tư mới đáng kể vào quỹ bảo tồn này.

Bà Laura Rico, Giám đốc chiến dịch tại Avaaz, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động toàn cầu, bày tỏ hy vọng COP16 sẽ là cơ hội để các quốc gia bắt tay vào hành động và tập trung vào các cơ chế thực hiện, giám sát và tuân thủ, sau đó được ứng dụng phát triển tại các quốc gia cũng như kế hoạch quốc gia của các nước.

Về giải pháp, các chuyên gia cho rằng người bản địa đang ở tuyến đầu trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu bởi họ là người đã chăm sóc đất đai, chữa lành đất đai thông qua hệ thống quản lý, hệ thống chăm sóc và lối sống.

Là nước chủ nhà của COP16, Colombia đã cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Bộ trưởng Môi trường Colombia, bà Susana Muhamad, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển bền vững và khẳng định rằng bảo vệ đa dạng sinh học không hề mâu thuẫn với phát triển kinh tế.

"Thiên nhiên không phải là nguồn tài nguyên. Thiên nhiên là sợi dây của sự sống giúp chúng ta có thể tồn tại".

Bà Susana Muhamad, Bộ trưởng Môi trường Colombia

Với hội nghị lần này, Colombia - quốc gia có đa dạng sinh học đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil, đặt mục tiêu sẽ đi đầu trong việc bảo vệ thiên nhiên và chống biến đổi khí hậu.

Dù là côn trùng thụ phấn cho cây trồng, thực vật lọc nước ngọt, hay rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, thiên nhiên và các sinh vật cung cấp miễn phí một lượng lớn tài nguyên và dịch vụ cho nền kinh tế toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới ước tính sự sụp đổ của một số dịch vụ hệ sinh thái, như ngành thủy sản hoặc rừng bản địa, có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 2,7 nghìn tỷ USD mỗi năm cho tới năm 2030, tương đương khoảng 2,3% tổng sản lượng toàn cầu.

Quần thể động vật hoang dã ngày càng suy giảm

Báo cáo hai năm một lần Living Planet của Tổ chức Hoang dã thế giới (WWF) và Hiệp hội Động vật học London công bố trong tháng này chỉ ra rằng quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm trung bình 73% trong 50 năm. Báo cáo cho biết khu vực Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận mức giảm trung bình 95% về số lượng động vật hoang dã. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do hoạt động của con người như phá rừng, săn bắn, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Báo cáo của WWF thu thập dữ liệu từ 35.000 quần thể của hơn 5.000 loài động vật bao gồm động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá và được công bố ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP16

Theo báo cáo, chỉ số Living Planet của WWF - thước đo tình trạng đa dạng sinh học của thế giới dựa trên xu hướng quần thể các loài động vật có xương sống từ môi trường sống trên cạn, nước ngọt và biển – cho thấy sự suy giảm đa dạng sinh học đang ngày một gia tăng trên toàn cầu.

Cụ thể, chỉ số Living Planet chỉ ra rằng số lượng quần thể được theo dõi đã giảm tới 73% kể từ năm 1970 trên toàn cầu, chủ yếu là do tác động của con người. Nếu xét theo từng châu lục, mức suy giảm trung bình đạt 95% ở Mỹ Latin và Caribbean, tiếp theo là Châu Phi sau đó là Châu Á và Thái Bình Dương.

“Các khu vực chịu mất mát đa dạng sinh học lớn nhất là các khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao nhất, bởi các khu vực này có nhiều loài, với quần thể lớn hơn. Cũng có các khu vực mà sự suy giảm đa dạng sinh học tạo ra sức ép rất lớn, như châu Á và châu Đại dương suy giảm 60%, châu Phi giảm 76%, tập trung chủ yếu quanh lưu vực sông Congo. Tại Mỹ La - tinh và Caribe, sự suy giảm lên tới 95% trong các quần thể được phân tích”.

Chuyên gia Carlos Mauricio Herrera, Giám đốc bảo tồn của văn phòng WWF Tại Colombia

Sự suy giảm về quần thể ít hơn được ghi nhận ở Châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ. Nhìn chung, sự suy giảm lớn nhất được tìm thấy ở quần thể các loài nước ngọt, tiếp theo là động vật có xương sống trên cạn và dưới biển. Tiến sĩ Yann Laurans của WWF Pháp nhận định chúng ta đã làm cạn kiệt 40% sinh khối của các đại dương.

Báo cáo nhấn mạnh vào tính cấp thiết của việc giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan tới biến đổi khí hậu và sự tàn phá thiên nhiên, đồng thời cảnh báo về những “điểm giới hạn” đang gần kề một số hệ sinh thái nhất định.

Sự suy thoái và mất môi trường sống, chủ yếu do hệ thống thực phẩm của chúng ta gây ra, là mối đe dọa được báo cáo nhiều nhất ở mỗi khu vực, tiếp theo là tình trạng khai thác quá mức, các loài xâm lấn và bệnh tật,” báo cáo nhận định. Các mối đe dọa khác bao gồm biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở Mỹ Latin và Caribbean cùng với ô nhiễm, đáng chú ý ở Bắc Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương.

Trong một cuộc họp báo ngày 10/10, Tiến sĩ Kirsten Schuijt, Tổng giám đốc WWF Quốc tế thông báo một tin tốt rằng "chúng ta vẫn chưa vượt qua điểm không thể quay lại". Bà nhấn mạnh vào những nỗ lực toàn cầu bao gồm một hiệp ước mang tính đột phá nhằm bảo vệ 30% hành tinh khỏi ô nhiễm, suy thoái và biến đổi khí hậu vào năm 2030. Hiệp ước này đã được thông qua được tại cuộc họp năm 2022 của Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học.

Ngoài ra, các nỗ lực bảo tồn tại một số khu vực cũng đang mang lại tín hiệu tích cực. Ví dụ, loài bò rừng Bison châu Âu đã biến mất khỏi tự nhiên vào năm 1927 nhưng đến năm 2020 lại ghi nhận số lương lên tới 6.800 cá thể nhờ vào hoạt động nhân giống trên diện rộng và tái du nhập thành công, chủ yếu ở các khu vực được bảo vệ.

Thực vật và động vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của thiên nhiên, từ việc tuần hoàn chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái đến việc làm thoáng khí đất và điều chỉnh dòng chảy của các con sông. Nếu không có động, thực vật, thế giới không thể là nơi cho con người sinh sống.

Tuy nhiên, theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), hơn 1/4 số loài được biết đến trên thế giới, tương đương khoảng 45.300 loài, đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Các loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bao gồm cá heo vaquita ở Mexico, tê giác trắng phương Bắc ở châu Phi và sói đỏ ở Mỹ.

Diện tích san hô bị tẩy trắng lên mức kỷ lục

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), hơn 40 quốc gia, với tổng dân số 3,2 tỷ người, phụ thuộc vào hải sản cho ít nhất 20% protein dinh dưỡng. Khoảng 38% nguồn cá đang bị khai thác quá mức, so với khoảng 10% vào giữa những năm 1970.

WWF cho biết việc đánh bắt quá mức cũng làm mất ổn định các hệ sinh thái san hô, nơi cung cấp chỗ trú ẩn, thức ăn và khu vực sinh sản cho 1/4 số loài sinh vật biển trên thế giới. Năm nay là lần thứ tư thế giới chứng kiến thảm họa tẩy trắng san hô hàng loạt. Hơn một nửa diện tích rạn san hô bị tẩy trắng do nhiệt độ biển cao.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết sự kiện tẩy trắng san hô toàn cầu bắt đầu vào năm ngoái đã nhanh chóng trở thành sự kiện lớn nhất từng được ghi nhận, với diện tích rạn san hô bị ảnh hưởng tiếp tục gia tăng. Điều này có tác động nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển của 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong thư trả lời báo giới ngày 18/10, chuyên gia Derek Manzello tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, từ đầu năm 2023 đến ngày 10/10 năm nay, khoảng 77% diện tích rạn san hô trên thế giới đã phải chịu áp lực nhiệt độ ở mức tẩy trắng. Ông Manzello cho biết sự kiện tẩy trắng này - là lần thứ tư kể từ năm 1998 - đã vượt qua kỷ lục trước đó là 65,7% diện tích san hô chỉ trong một nửa thời gian, và "vẫn đang tăng về quy mô".

"Sự kiện san hô tẩy trắng này vẫn đang gia tăng về phạm vi không gian. Điều này có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với phản ứng cuối cùng của các rạn san hô đối trước các sự kiện tẩy trắng san hô này".

Chuyên gia Derek Manzello, Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA)

San hô là loài động vật biển không xương sống, tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ giống hải quỳ. San hô có mối quan hệ cộng sinh với tảo, theo đó tảo có được nơi trú ẩn từ san hô, trong khi san hô chiếm lấy một phần năng lượng mà tảo khai thác từ ánh nắng Mặt Trời thông qua quá trình quang hợp. Khi nhiệt độ đại dương quá cao, chẳng hạn như trong các đợt nắng nóng tấn công các khu vực từ Florida (Mỹ) đến Australia trong năm qua, san hô sẽ đẩy tảo ra ngoài và chuyển sang màu trắng, một hiện tượng được gọi là "tẩy trắng" khiến chúng dễ mắc bệnh và có nguy cơ chết dần.

Kỷ lục gần đây nhất được thiết lập trong sự kiện tẩy trắng toàn cầu lần thứ ba, kéo dài từ năm 2014 đến năm 2017, và sau các sự kiện trước đó vào năm 1998 và 2010.

NOAA giám sát áp lực nhiệt độ đại dương dựa trên các phép đo vệ tinh từ năm 1985 đến nay. Ông Manzello cho biết, kể từ tháng 2/2023, cơ quan này đã xác nhận các báo cáo về tình trạng san hô bị tẩy trắng hàng loạt từ 74 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm ở bán cầu Bắc và Nam của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Theo Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), khoảng 850 triệu người trên thế giới dựa vào các rạn san hô để có thực phẩm, việc làm và bảo vệ bờ biển khỏi bão và xói mòn. Các hệ sinh thái này cung cấp nơi trú ẩn cho sinh vật biển, với hơn 25% số loài sinh vật biển coi chúng là nhà.

Đa dạng sinh học có vai trò thiết yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, cân bằng hệ sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu. Đặc biệt, bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Việc bảo vệ đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết mà mỗi vùng quốc gia lãnh thổ nên có những biện pháp để phát triển. Bên cạnh đó, việc thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên cũng là điều kiện cần và đủ để việc nâng cao quản lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học được phát triển tốt nhất.

User
Ý KIẾN

Cuộc đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn nước rút với các diễn biến theo hướng công kích - đáp trả đầy kịch tính giữa hai ứng viên: đương kim Phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump.

Đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với các hệ sinh thái trên Trái đất, cũng như với đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.

Chiến sự Nga - Ukraine ngày 27/10 tiếp tục leo thang với hơn 150 cuộc giao tranh ác liệt diễn ra giữa hai bên.

Cộng đồng quốc tế vừa hối thúc tất cả các bên kiềm chế tối đa để ngăn chặn nguy cơ xung đột lan rộng tại Trung Đông. Lời kêu gọi khẩn cấp được đưa sau khi Israel tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Iran, làm dấy lên lo ngại các cuộc tấn công và trả đũa qua lại giữa hai bên tiếp tục đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào vòng xoáy bạo lực.

Ngày 27/10, cử tri Nhật Bản đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 50 nhằm chọn ra 465 đại biểu. Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của Nhật Bản, nhưng vẫn tồn tại khả năng tỷ lệ người tham gia bỏ phiếu sẽ ở mức thấp như một số lần bầu cử trước.

Nhà chức trách Mexico cho biết 19 người đã thiệt mạng và 6 người bị thương trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường cao tốc ở miền Trung đất nước.

Tổng thống Slovakia mới đây đã có chuyến thăm Đức và có cuộc gặp với lãnh đạo nước này. Hai bên đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng, bao gồm việc mời Ukraine gia nhập NATO vào thời điểm hiện nay.

Quan chức cấp cao của Văn phòng Liên hợp quốc về Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) mới đây cảnh báo rằng "toàn bộ dân số Bắc Gaza đang đối diện nguy cơ tử vong” trong bối cảnh tình hình đang xấu đi nhanh chóng và cuộc tấn công dữ dội kéo dài nhiều tuần của quân đội Israel.

Tờ The Times of Israel đưa tin, hình ảnh và video trên mạng xã hội dường như cho thấy một số bộ phận của tên lửa được quân đội Israel sử dụng trong cuộc tấn công vào Iran rơi trên lãnh thổ Iraq.

STM-308 được thiết kế như một phiên bản tương tự nhưng hiệu quả hơn của súng trường bắn tỉa SVD, được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga vào những năm 1960.

Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ đã lên tiếng kêu gọi tất cả các bên "kiềm chế tối đa" để ngăn chặn nguy cơ xung đột lan rộng tại Trung Đông, sau khi Israel tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Iran, khiến hai binh sĩ nước này thiệt mạng.

Số người chết và mất tích trong các trận lũ lụt, lở đất lớn do bão nhiệt đới Trà Mi gây ra ở Philippines đã lên tới 126 người, rất nhiều người cần được cứu hộ tại các khu vực vẫn bị cô lập.

Bước vào chặng nước rút trong cuộc đua tới Nhà Trắng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ và Cộng hòa là bà Kamala Harris và ông Donald Trump tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận động tranh cử, thuyết phục cử tri.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tuyên bố, nước này quyết tâm tự vệ sau khi máy bay chiến đấu và tên lửa của Israel tấn công nhiều căn cứ quân sự và công nghiệp quốc phòng ở một số tỉnh của Iran, khiến 2 binh sỹ thiệt mạng.

Kiev có thể nhượng lại một phần lãnh thổ cho Nga để chấm dứt tình trạng thù địch, ứng cử viên phó Tổng thống của đảng Cộng hòa cho biết.

Quân đội Israel đã công bố đoạn phim được cho là ghi lại cảnh các cuộc không kích vào một khu liên hợp ngầm của Hezbollah ở miền Nam Liban.

Israel đang gia tăng các cuộc tấn công vào lực lượng Hezbollah ở Liban. Sáng sớm 27/10, nhiều người dân nghe thấy tiếng nổ và khói bốc lên từ xa trên bầu trời Beirut.

Hôm nay 27/10, người dân Bulgaria sẽ đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử quốc hội sớm. Đây là cuộc bầu cử thứ bảy trong ba năm qua và là cuộc bầu cử thứ hai diễn ra trong năm nay.

Kết quả ban đầu cho thấy, đảng cầm quyền của Gruzia giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội, đảm bảo đa số vượt trội trong cơ quan lập pháp của đất nước này.

Sau cuộc tấn công của Israel vào Iran hôm 26/10, các quan chức Mỹ đã nhanh chóng cảnh báo cả hai nước không nên tiếp tục vòng xoáy bạo lực, nhưng các nhà phân tích cho biết việc hạ nhiệt căng thẳng lâu dài không phải là kết quả chắc chắn.

Nathan Sawaya là một trong số các nghệ sĩ sáng tạo từ Lego nổi tiếng nhất. Ông có hơn 67.000 người theo dõi trên Instagram và triển lãm du lịch toàn cầu "Nghệ thuật Lego" của ông được hãng tin CNN đánh giá là một trong những triển lãm đáng xem nhất trên thế giới.

Theo Nhật báo Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/10, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã hối thúc Ukraine làm rõ lập trường của mình về các cuộc đàm phán hòa bình.

Giới chuyên gia cùng dư luận cho rằng cuộc bầu cử lần này có thể xem là thử thách đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và các đối tác trong liên minh nhằm duy trì thế đa số.

Một cặp vợ chồng lớn tuổi người Ireland đã chứng kiến ngôi nhà 200 năm tuổi của mình bị ăn mòn khi tình trạng xói mòn bờ biển ngày càng gia tăng, khiến nước biển tiến gần đến cửa nhà và không rút đi. Họ cho biết nếu không tìm ra giải pháp, ngôi nhà của họ sẽ biến mất trong tương lai.

Theo cuộc thăm dò gần đây nhất do CNN thực hiện, cả hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều đạt tỷ lệ ủng hộ ngang bằng nhau ở mức 47%, cho thấy một cuộc cạnh tranh khốc liệt khi chỉ còn gần chục ngày nữa đến ngày bầu cử.

Ngày 5/11/2024 (giờ địa phương), nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bỏ phiếu để bầu chọn vị Tổng thống thứ 47 của nước này. Được xem là một trong những sự kiện lớn quan trọng nhất của năm 2024. Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và truyền thông thế giới.

Rạng sáng 26/10, Israel đã sử dụng khoảng 100 máy bay chiến đấu tấn công vào các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Iran. Nhiều quốc gia trong khu vực đã lên án cuộc tấn công này của Israel.

Hàng triệu cử tri Gruzia đã đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử được đánh giá là mang tính quyết định cho tương lai hội nhập châu Âu của nước này.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/10 thông báo UAV của Ukraine bị bắn trên lãnh thổ Nga, trong đó, 5 chiếc ở vùng Belgorod, 10 ở Kursk, 9 ở Oryol, 4 ở Bryansk, 3 ngoài biển Azov. Ngoài ra còn có 1 khinh khí cầu nhỏ bị bắn hạ ở vùng Rostov.

Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc phát triển và mở rộng quá nhanh trên thế giới đang làm đảo lộn thương mại điện tử tại các thị trường phương Tây. Trên phạm vi toàn cầu, sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã gây ra các cuộc tranh luận về vai trò của chủ nghĩa bảo hộ trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Ngày 25/10, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ triển vọng tín nhiệm của Pháp từ "ổn định" thành "tiêu cực" do lo ngại về tình hình tài chính của quốc gia này.

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được nhất trí về việc cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine dựa trên lợi nhuận thu được từ số tài sản của Nga bị đóng băng ở phương Tây, sớm nhất là từ tháng 12.

Sau thời gian dài chờ đợi, Israel vừa thực hiện đòn trả đũa cho vụ tấn công tên lửa của Iran nhằm vào Israel ngày 1/10. Hoàn toàn trái ngược với phản ứng trước đó của Israel sau cuộc tấn công của Iran hồi tháng 4, lần này là một cuộc tấn công rộng rãi, ồn ào và khá đáng kể trên khắp Iran, được thực hiện bởi hàng trăm máy bay và diễn ra theo nhiều đợt. Israel muốn đối phương hiểu rằng họ sẽ phải trả giá khi tấn công nước này.

Quân đội Israel tuyên bố, nước này đã hoàn thành các cuộc không kích “chính xác và có mục tiêu” vào các mục tiêu quân sự ở Iran. Tuy nhiên, Tel Aviv khẳng định sẽ tiếp tục đáp trả Iran nếu Tehran bắt đầu một vòng leo thang mới.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, phi đội F-16 của nước này đóng tại Đức đã được triển khai đến Trung Đông. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Israel tấn công trả đũa Iran, đẩy căng thẳng khu vực leo thang.

Sáng nay 26/10, rất đông người dân thủ đô Tehran đã đổ tới các trạm xăng để mua nhiên liệu sau khi Israel không kích các 'mục tiêu quân sự' của Iran.

Israel đã tiến hành một cuộc không kích mà họ nói rằng để trả đũa cuộc tấn công của Iran hôm 1/10. Cuộc tấn công diễn ra khi chỉ còn ít ngày nữa là Mỹ bầu cử tổng thống. Đây được xem là thời điểm nhạy cảm nhất của chính quyền Mỹ. Vậy ông Netanyahu thực sự muốn gì từ cuộc tấn công này?

Phía Israel tuyên bố, cuộc tấn công của Israel diễn ra trong ba đợt chính, trong đó đợt thứ hai và thứ ba nhắm vào các địa điểm sản xuất tên lửa và máy bay không người lái của Iran, đánh trúng hơn 20 mục tiêu.

Đài truyền hình nhà nước Iran vừa phát sóng hình ảnh cho thấy các vụ nổ trên bầu trời thủ đô Tehran, tuyên bố rằng chúng nhằm đánh chặn các cuộc tấn công gần đây của Israel vào Iran.

Ngày 27/10, cử tri Nhật Bản sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sớm ở nước này. Trước thềm sự kiện này, các chuyên gia dự đoán đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba có nguy cơ mất thế đa số tại Hạ viện.

Rạng sáng ngày 26/10, Israel đã bắt đầu các cuộc tấn công nhằm đáp trả Iran về vụ tấn công bằng tên lửa hồi đầu tháng 10. Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố đã tấn công “chính xác” vào các mục tiêu quân sự của Iran.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố, nước này sẽ không chuyển giao vũ khí mới đã đặt hàng từ các nhà sản xuất Hàn Quốc cho Ukraine.

Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố đã “hoàn thành nhiệm vụ” và “kết thúc phản ứng của Israel đối với các cuộc tấn công của Iran”.

Theo thông báo chính thức do cơ quan hàng không dân dụng Iran đưa ra, không phận nước này sẽ đóng cửa cho đến 9 giờ sáng thứ Bảy theo giờ địa phương.

Bộ Văn hóa Pháp cho biết đang xem xét đề xuất về việc thu một khoản phí nhỏ đối với du khách tham quan Nhà thờ Đức Bà Paris để bảo tồn di sản tôn giáo của quốc gia.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước này Kim Jong Gyu chia sẻ về tin đồn Bình Nhưỡng đã cử binh sỹ sang Nga, rằng đây là hành động tuân thủ luật pháp quốc tế.