Bão ngoại giao từ băng ghi âm của quân đội Đức

Một đoạn ghi âm bị rò rỉ cho thấy các sĩ quan quân đội cấp cao của Đức thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra một cơn bão ngoại giao và đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về an ninh thông tin quân sự của Đức. Nga tuyên bố đoạn ghi âm chứng minh sự liên quan trực tiếp của các nước phương Tây vào cuộc xung đột ở Ukraine.

Vào ngày 1 tháng 3, Tổng biên tập kênh RT của Nga, Margarita Simonyan, đã đăng một đoạn ghi âm dài 38 phút lên Telegram, trong đó nói rằng các sĩ quan quân đội Đức đang thảo luận về khả năng tấn công vào Crimea. Theo bà Simonyan, cuộc trò chuyện giữa người đứng đầu lực lượng không quân Ingo Gerhartz và ba sĩ quan cấp cao của Bundeswehr (quân đội Đức) diễn ra vào ngày 19/2.

Cây cầu Kerch nối đất liền Nga với Crimea

Đoạn băng ghi âm có nội dung gì?

Trong đoạn ghi âm, có thể nghe thấy các cuộc thảo luận về khả năng lực lượng Ukraine sử dụng tên lửa Taurus do Đức sản xuất và tác động tiềm tàng của vũ khí này. Kiev từ lâu đã kêu gọi Đức cung cấp tên lửa Taurus, loại tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 500km. Nhưng Thủ tướng Olaf Scholz cho đến nay vẫn từ chối gửi tên lửa này vì lo ngại rằng điều đó sẽ làm xung đột leo thang.

Trong cuốn băng, các sỹ quan Đức suy đoán liệu tên lửa có thể được sử dụng để tấn công cây cầu quan trọng bắc qua eo biển Kerch nối đất liền Nga với Crimea, được Nga sáp nhập vào năm 2014 hay không. Tiếp theo, cuộc nói chuyện chuyển sang đề cập đến tên lửa tầm xa do Pháp và Anh cung cấp cho Ukraine, trong đó một sĩ quan đề cập đến binh lính Anh trên thực địa.

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết "một số lượng nhỏ nhân sự" có mặt ở Ukraine để đảm bảo an ninh cho các nhà ngoại giao và hỗ trợ quân đội Ukraine, bao gồm cả y tế, nhưng từ chối bình luận về các hoạt động.Theo Bộ Quốc phòng Anh, "Việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow như thế nào và bắn vào đâu là việc của Lực lượng Vũ trang Ukraine." Một nguồn tin ngoại giao Ukraine cũng nói rằng "tất cả các cơ quan mật vụ châu Âu đều có mặt ở Ukraine - nhưng họ không phải là đơn vị chiến đấu". Nguồn tin nói thêm rằng khi các đồng minh cung cấp vũ khí cho Kiev, "các chuyên gia sẽ có mặt" để hỗ trợ huấn luyện và sử dụng.

Đoạn băng bị rò rỉ như thế nào?

Cuộc họp nói trên được tổ chức trên WebEx, một nền tảng công cộng phổ biến để tiến hành các cuộc họp từ xa. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius, nền tảng này được Bundeswehr (quân đội Đức) sử dụng hợp pháp cho một số cuộc họp nhất định có kèm theo các biện pháp an ninh bổ sung. Ông Pistorius cho biết những người tham gia có thể đã sử dụng sai cài đặt bảo mật hoặc sai nền tảng để tiến hành một cuộc họp có nội dung như vậy.

Ông Roderich Kiesewetter, thuộc phe đối lập bảo thủ ở Đức, cho rằng một người Nga có thể đã được tiếp cận trực tiếp hội nghị, mặc dù không rõ bằng cách nào. Ông Kiesewetter nói với đài truyền hình ZDF của Đức: “Một số cuộc họp khác chắc chắn sẽ bị nghe lén và có thể bị rò rỉ sau này”.

Vụ việc ý nghĩa gì với Thủ tướng Đức Scholz?

Vụ bê bối bộc lộ sự vi phạm an ninh mà chính Thủ tướng Đức Scholz mô tả là "rất nghiêm trọng" và có nguy cơ gây mất đoàn kết với Anh và Pháp.

Thủ tướng Đức Scholz mô tả là rất nghiêm trọng

Thorsten Frei, người đứng đầu nhóm nghị sĩ phe bảo thủ đối lập, nói với Welt TV rằng việc cuộc họp bị nghe lén đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của Đức. Đoạn băng cũng làm dấy lên nghi ngờ về những lý do ông Scholz công khai đưa ra về việc từ chối gửi tên lửa Taurus tới Ukraine. Ông Scholz lập luận rằng Đức không thể biện minh cho việc gửi tên lửa tầm xa tới Ukraine và hỗ trợ việc triển khai chúng, như Anh và Pháp. Nhưng theo đoạn ghi âm bị rò rỉ, không có lý do gì tên lửa Taurus không thể hoạt động nếu không có sự trợ giúp trực tiếp từ lính Đức.

Nga đã phản ứng thế nào?

Điện Kremlin hôm thứ Hai cho biết nội dung đoạn ghi âm chứng minh các nước phương Tây đang tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Bản thân đoạn ghi âm cho thấy Bundeswehr đang thảo luận về kế hoạch thực chất và cụ thể nhằm tấn công lãnh thổ Nga”. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, viết trên một bài đăng trên Telegram rằng “Đức đang chuẩn bị cho chiến tranh với Nga”.

Đức nói gì?

Theo các chuyên gia Đức, hầu hết mọi điều được thảo luận trong đoạn ghi âm Nga đều đã biết. Bà Marie-Agnes Strack-Zimmermann, chủ tịch ủy ban quốc phòng của Quốc hội Đức, cho biết Moscow đã cố tình rò rỉ đoạn ghi âm nhằm ngăn chặn Đức cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho rằng vụ rò rỉ là "một phần của cuộc chiến thông tin mà Nga đang thực hiện"

Một người phát ngôn của chính phủ Đức bác bỏ tuyên bố Đức đang chuẩn bị chiến tranh với Nga là "vô lý". Theo ông Pistorius, có thể có người bị kỷ luật nội bộ do vi phạm, nhưng sẽ không có ai bị sa thải.

 (Nguồn: Moscow Times)

User
Ý KIẾN

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng khi nước này trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất từ trước đến nay.

Đức đang áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát dọc biên giới Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg trong bối cảnh nước này là chủ nhà của UEFA Euro 2024.

Giới chức Saudi Arabia đã lắp nhiều quạt phun sương giúp giảm bớt hơi nóng, tránh tình trạng sốc nhiệt và mất nước, dể hỗ trợ dòng người hành hương Haji.

Ngày 16/6, quân đội Israel thông báo sẽ thực hiện tạm dừng hoạt động quân sự mang tính chiến thuật hằng ngày tại một phần phía Nam Dải Gaza vào ban ngày để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ.

Thế giới đang hướng sự quan tâm về Thụy Sĩ, nơi hơn 90 phái đoàn các nước cùng nhau nghiên cứu các đề xuất hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định quyết tâm theo đuổi mục tiêu của cuộc chiến, cam kết sẽ đánh bại Hamas và đưa các con tin trở về.

Hội nghị cấp cao về Ukraine sẽ ra thông cáo chung, đề cập các nhà máy và cơ sở điện hạt nhân của Ukraine phải thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của chủ quyền Ukraine.

Gấu Bắc Cực vịnh Hudson của Canada có thể tiếp tục phải đối mặt với nạn đói và nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ trong những thập kỷ tới.

Chính quyền Ireland đã cấp giấy phép săn bắt cá voi mới cho Công ty Cổ phần và săn bắt cá voi thương mại Hvalurhf, Ireland, bất chấp lệnh cấm quốc tế và làn sóng chỉ trích gay gắt từ các nhà vận động bảo vệ động vật.

Các bãi biển trên đảo Sentosa, Singapore, đã bị phong tỏa hôm qua, 15/6, vì sự cố tràn dầu xảy ra ở cảng gần đó.

Các chuyến tàu giường nằm tốc độ cao nối Bắc Kinh, Thượng Hải với Hồng Kông, Trung Quốc vừa đi vào hoạt động.

Hàng chục nghìn người Israel đã xuống đường biểu tình chống chính phủ ở Tel Aviv.

Cựu tổng thống Pháp Francois Hollande bất ngờ thông báo sẽ ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với "Mặt trận bình dân" mới được thành lập.

Một vụ xả súng đã xảy ra tại công viên nước ở vùng ngoại ô thành phố Detroit, bang Michigan (Mỹ) làm 9 người bị thương, trong đó có ít nhất hai trẻ em.

Những cơn mưa dữ dội đổ xuống Chile đã tạo thành một hố sụt khổng lồ bên dưới khu bất động sản cao cấp ở thành phố nghỉ dưỡng Vina del Mar, khiến hàng trăm cư dân phải sơ tán.

Quân đội Israel xác nhận 8 binh sĩ của nước này đã thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra ở thành phố Rafah, cực Nam của dải Gaza.

Ông Pellegrini, thành viên trong liên minh cánh tả theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Robert Fico, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này vào tháng 4.

Tổng thống nước chủ nhà Viola Amherd cho rằng cộng đồng quốc tế nên chuẩn bị cho khả năng diễn ra đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan và đó là lý do hội nghị này diễn ra.

Hàng ngàn người biểu tình tập trung tại Paris ngày 15/6 để phản đối sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu trong cuộc bầu cử châu Âu.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại một khu nghỉ dưỡng trên núi ở Thụy Sĩ để thúc đẩy sự ủng hộ cho các đề xuất hòa bình của Ukraine. Tuy nhiên, sự kiện này vắng Trung Quốc và bị Nga bác bỏ vì cho rằng lãng phí thời gian.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ không ngừng cho Ukraine và công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho ngành năng lượng của nước này.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế đang gia tăng tại Bờ Tây. Các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở y tế cùng với nhiều hạn chế đang cản trở người dân nơi đây tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chính quyền Mỹ đã khôi phục hoàn toàn hoạt động vận tải thương mại đường biển qua cảng Baltimore, sau khi dọn sạch 50.000 tấn mảnh vỡ từ vụ sập cầu Key Bridge vào ngày 26/3.

Theo tính toán của Đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số tiền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Các cơ quan cứu hỏa tại California cho biết, năm nay, họ đã chuẩn bị sẵn sàng việc áp dụng các công nghệ cải tiến mới và một đội máy bay tiên tiến để hỗ trợ việc phòng chống cháy rừng.

Bolivia đã triển khai binh sĩ để bảo vệ các trạm nhiên liệu ở thành phố lớn thứ hai của đất nước nhằm ngăn chặn những kẻ buôn lậu xăng dầu.

Lữ đoàn bộ binh 57 bị tổn thất nặng nề và phải rút lui, Ukraine đã triển khai Lữ đoàn bộ binh số 3 đến thế chân tại Volchansk. Như vậy ở mặt trận này, Nga đã buộc Ukraine phải thay thế tới ba lữ đoàn.

Singapore đã đóng cửa các bãi biển trên đảo Sentosa ở phía Nam trong ngày 15/6 do một vụ tràn dầu từ một bến tàu gần đó.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ cắt giảm hơn nữa mức thuế doanh nghiệp mà ông đã hạ khi còn đương nhiệm và giảm thuế cho tầng lớp trung lưu nếu ông thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11.

Quân đội Mỹ hôm 14/6 thông báo sẽ tạm thời tháo dỡ cảng nổi xây dựng ngoài khơi Gaza và đưa tàu này trở lại Israel.

Tình trạng đầu cơ bất động sản đã và đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường mà còn khiến người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà.

Hơn 1,5 triệu người Hồi giáo đã tập trung tại thánh địa Mecca ở Ả-rập Xê-út để bắt đầu lễ Hajj. Lễ hành hương năm nay diễn ra trong trong bối cảnh đau buồn khi Israel tiếp tục tấn công dữ dội vào Dải Gaza.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 14/6 đã loại trừ khả năng nước này tham gia sáng kiến về giảm leo thang biên giới với Liban do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm nay 15/6 đã đến thành phố Adelaide của Australia. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của phía Trung Quốc tới Australia trong 7 năm qua.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock ở thành phố Lucerne, miền Trung Thụy Sĩ.

Các nhà lãnh đạo của khối đã thông qua Sáng kiến Hệ thống thực phẩm G7 Apulia, qua đó thể hiện cam kết của khối trong tăng cường nỗ lực phòng, chống suy dinh dưỡng trên toàn cầu.

Việc điều trị ung thư của Công nương Kate đang tiến triển thuận lợi và cô sẽ tham gia Lễ rước Quân kỳ - lễ kỷ niệm chính thức sinh nhật của nhà vua diễn ra tại London vào 15/6.

Triển lãm "1001 rùa biển bằng gốm" của nghệ sĩ Cao Thanh Thà khai mạc sáng 15/6 tại Hà Nội, gây ấn tượng đặc biệt với người xem bởi mỗi tác phẩm đều là độc bản.

Tại một trại tị nạn ở miền đông Congo, nơi trẻ em lớn lên giữa những xung đột, một góc nhỏ yên bình mang tên “Cờ vua trong thành phố” đã xuất hiện.

Giới chức El Salvador hôm thứ Sáu cho biết hải quân nước này đã thu giữ 1 tấn cocaine.

Các đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý trên nguyên tắc về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc thương lượng gia nhập khối của Ukraine và Moldova.

Thỏa thuận petrodollar 50 năm giữa Mỹ và Ả Rập Xê Út hết hạn từ ngày 9/6 và quốc gia vùng Vịnh này đã quyết định không gia hạn.

Đức lo ngại rằng các công ty của họ có thể bị coi là phương tiện được sử dụng để lách các biện pháp trừng phạt.

Chỉ tính riêng trong năm 2023, Ấn Độ có thêm 40.000 triệu phú mới, tương đương với 15 phút nước này lại có thêm một 1 triệu phú.

Hỏa hoạn đã bùng phát tại công viên giải trí Genting Highlands ở Malaysia hôm 14/6, khiến nhiều người phải sơ tán.

Quốc hội Nam Phi thông báo đã bầu Tổng thống Cyril Ramaphosa của đảng Đại hội Dân tộc Phi cầm quyền tiếp tục nắm giữ vị trí tổng thống, với 283 phiếu thuận trên tổng số 339 phiếu bầu.