Bão số 4 lại vào Việt Nam | Hà Nội tin mỗi chiều

Trong khi Hà Nội và cả nước vẫn còn đang khắc phục hậu quả của bão số 3 và hoàn lưu của bão, thì gần Biển Đông đang xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 ngày 17/9 vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới.

Trên biển, ngày 17/9 dự báo vùng áp thấp nhiệt đới sẽ vào và mạnh lên thành bão số 4. Chiều 17/9, áp thấp ở vùng Bắc Biển Đông với hướng di chuyển phía Tây, tốc độ 15-20 km/h. Sau đó, hình thái này di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 20 km/h và mạnh lên thành bão.

Dự báo ngày 18/9, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350 km về phía Đông Đông Nam. Từ sáng 17/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 7 (50 - 61 km/h), giật cấp 9 (75 - 88 km/h), biển động.

Dự báo trong 24 dến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.

Nhận định về áp thấp nhiệt đới này, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định: "Sau khi di chuyển vào Biển Đông, khoảng ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ trở thành cơn bão số 4 năm 2024. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ không có cường độ mạnh như bão số 3 bởi điều kiện môi trường hiện nay không thuận lợi và phải chia sẻ năng lượng với một cơn bão đang hoạt động ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương".

"Cạnh đó, khi vào Biển Đông, bão vẫn chịu tác động của dòng dẫn đường quy mô lớn từ áp cao cận nhiệt đới. Ngoài ra, bão còn chịu một tác động nữa là khối không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến nước ta sau ngày 19/9. Chính vì vậy, đường đi của áp thấp nhiệt đới sẽ rất phức tạp", ông Hưởng nhận xét, và dự báo hai kịch bản khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.

Ông Nguyễn Văn Hưởng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết – Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Kịch bản thứ nhất, khi mạnh lên thành bão số 4, sẽ di chuyển thẳng vào khu vực Trung Trung Bộ.

Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão có khả năng đổi hướng và di chuyển theo hướng Tây, Tây - Bắc và ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ - tức là đi về phía khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tất cả những mô hình dự báo của Việt Nam và quốc tế đều nhận định cường độ của áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão sẽ không thể mạnh như bão Yagi, tức bão số 3. Trước mắt, với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và sau đó là khả năng cao thành bão số 4, cơ quan khí tượng lưu ý:

Đầu tiên là lưu ý gió mạnh, sóng lớn trên biển ở khu vực phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, vùng phía Đông của kinh tuyến 114, phía Bắc của vĩ tuyến 14. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng này đều coi là vùng nguy hiểm và đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn. Tác động trên đất liền thì cần phải theo dõi tiếp vì khả năng bão sẽ có nhiều thay đổi sau khi đi vào Biển Đông và khi di chuyển đến khu vực giữa Biển Đông.

Nếu theo kịch bản số 2 ở trên thì tác động của bão sẽ ảnh hưởng vào đất liền vào cuối tuần này. Còn theo kịch bản số 1, tức là khi di chuyển vào khu vực Trung Trung Bộ thì tác động có thể sớm hơn so với khi kịch bản số 1 từ một đến 2 ngày.

Liên tiếp trong 20 năm vừa qua, Việt Nam đã phải hứng chịu hàng trăm cơn bão, trong đó có các cơn bão lớn, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

Bão số 3, bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản.

Tính đến ngày 15/9, bão số 3 đã khiến 353 người chết và mất tích, khoảng 1.900 người bị thương. Theo ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Thường trực Chính phủ ngày 15/9, bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng. Khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; khoảng 262.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và 310.000 cây xanh đô thị gãy đổ.

Lực lượng quân đội triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Ảnh: QĐND.

Thiệt hại do bão Yagi gây ra vẫn chưa dừng lại, bởi lẽ một số địa phương vẫn còn ngập lụt và có nguy cơ sạt lở cao. Chỉ riêng tại tỉnh Quảng Ninh, bão Yagi đã làm địa phương này thiệt hại hơn 23.700 tỷ đồng, Hải Phòng khoảng 11.000 tỷ đồng. Tính chung cả năm, GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tính tăng trưởng có thể đạt 6,8-7% khi không có bão Yagi.

Rất nhiều những cơn bão lớn liên tục xảy xa trong những năm gần đây. Đáng lo ngại là nhiều quy luật về bão đã bị phá vỡ gây khó khăn cho công tác dự báo và phòng, chống. Trước đây, bão vào Biển Đông thường không vượt quá cấp 15, nhưng từ năm 2016, cơ quan khí tượng đã phải bổ sung cấp siêu bão, tức là cấp 16 trở lên.

Căn nhà bị đổ sập sau lũ dữ tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh. Ảnh: Hồng Ninh/TTXVN.

Các nhà khoa học nhận định, đại dương nóng hơn do biến đổi khí hậu đang khiến các cơn bão mạnh lên và nhanh hơn. Sự gia tăng nhanh chóng của bão nhiệt đới trong khí hậu ấm hơn là điều đáng lo ngại. Đặc biệt, rất khó dự đoán đường đi của bão nhiệt đới, dẫn đến khó khăn trong việc truyền đạt mối nguy hiểm cho cư dân ven biển, nên thiệt hại sẽ gia tăng.

Tiến sĩ Ben Clarke, thuộc Đại học Hoàng gia London và là thành viên của Tổ chức đánh giá về thời tiết trên thế giới WWA cho rằng: Sự nóng lên do nhiên liệu hóa thạch đang mở ra một kỷ nguyên mới của những cơn bão lớn hơn, chết chóc hơn. Châu Á sẽ trở thành nơi ngày càng nguy hiểm bởi những cơn bão kiểu này cho đến khi nhiên liệu hóa thạch được thay thế bằng năng lượng tái tạo.

Việc mất rừng trong những năm qua cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão Yagi. Rừng, vốn được coi là lá chắn bảo vệ tự nhiên, đã suy giảm nghiêm trọng, khiến khả năng hấp thụ nước và giảm thiểu nguy cơ lũ lụt bị yếu đi.

Việc mất rừng trong những năm qua cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão Yagi. Ảnh: Vietnam+.

Sự mất mát này không chỉ làm tăng nguy cơ xói mòn đất mà còn khiến hiện tượng lũ quét xảy ra với tần suất ngày càng nhiều, đặc biệt tại các vùng đồi núi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn trực tiếp tác động đến sinh kế của người dân sống dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp.

Việt Nam và  Philippines là hai quốc gia thường xuyên hứng chịu thiệt hại nặng nề từ những cơn bão trên Thái Bình Dương, đặc biệt là bão nhiệt đới. Nguyên nhân là do cả hai nước nằm trên dọc theo vành đai bão và đường vành đai lửa Thái Bình Dương.

Philippines hứng chịu gần như toàn bộ sức mạnh của mỗi cơn bão trước, sau đó tới Việt Nam, tuy rằng sức mạnh của bão khi vào nước ta đã giảm đi phần nào những vẫn gây ra thiệt hại về người và của vô cùng nghiêm trọng.

Hiện trường vụ lở đất do mưa lớn gây ra ở tỉnh Rizal, Philippines, ngày 2/9/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể hình thành khoảng 11 - 13 cơn. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới giống như mọi năm, có khả năng sẽ tập trung nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 11.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý: Công tác chống lũ sau bão phức tạp, khó khăn hơn. Nguyên nhân là dự báo bão dễ hơn, có độ chính xác cao hơn. Dự báo mưa sau bão cực khó dẫn đến những trường hợp, thiệt hại không thể lường trước.

Để chủ động ứng phó với những diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 16/9 đã có công điện đề nghị các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh - Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương và bộ, ngành liên quan sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Đồng thời tiến hành trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về bộ.

Về lâu dài, để giảm thiểu thiệt hại do các cơn bão như bão Yagi gây ra, việc đầu tư vào một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả là vô cùng cấp thiết. Một hệ thống cảnh báo sớm hiện đại, kết hợp các công nghệ tiên tiến như radar Doppler, vệ tinh khí tượng, sẽ giúp chúng ta theo dõi sát sao diễn biến của các cơn bão, từ đó đưa ra những dự báo chính xác và kịp thời. Bên cạnh đó, việc xây dựng mạng lưới trạm quan trắc rộng khắp và nâng cao khả năng truyền thông sẽ giúp thông tin cảnh báo đến được với mọi người dân, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa.

Và hơn hết, đã đến lúc con người thực sự cần nhìn lại bản thân mình. Chỉ nên sử dụng và tận dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên mới có thể có được cuộc sống tốt đẹp và bền vững. Hủy hoại thiên nhiên, kỳ thực chính là cách con người đang tự hủy đi tương lai của chính mình.

User
Ý KIẾN

Khi Yagi - cơn bão khác thường và mạnh nhất châu Á trong năm nay vừa mới đi qua và để biết bao thiệt hại nghiêm trọng thì những cơn bão mới lại tiếp tục ập đến. Giới khoa học nhận thấy sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu đang góp phần khiến các cơn bão mạnh lên nhanh hơn, dễ trở thành siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp.

Xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2; Cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn sẽ bị kỷ luật; Xử lý nhanh đám cháy tại nhà dân ở đường Âu Cơ... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

“Nủ ơi, Nủ à” - Ca khúc đặc biệt trong “Dòng thời gian”; Miss Cosmo 2024 chung tay khắc phục hậu quả bão lũ; Trưởng nhóm OneRepublic đến TP. HCM... là nội dung chính trong bản tin hôm nay.

Hà Nội vào thu là cũng là thời điểm cốm "lên ngôi" và được ưa chuộng hơn bao giờ hết.

Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2024; Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi viết về thầy cô và mái trường; Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội gây hiểu lầm; Bão Pulasan sắp đổ bộ Trung Quốc trong khi bão Bebinca vẫn gây mưa lớn... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Ngắm nhìn vẻ đẹp Cung thiếu nhi Hà Nội; Cây si cổ thụ được hồi sinh; Đường phố Thủ đô đã sạch đẹp, thông thoáng trở lại... là những nội dung trong chương trình hôm nay.

Hà Nội triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet từ 20/9; Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; 5 phiên bản Hyundai Santa Fe ra mắt thị trường Việt Nam... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Thảo đã trở về Hà Nội trong tiết trời rạo rực chớm hè. Sự trở về của chị đã trở thành một ngày hội đối với những người trong khu phố lính. Nó không chỉ đơn thuần hàm nghĩa đoàn tụ thông thường mà hơn thế sự trẻ trung, đẹp đẽ và nguyên vẹn ở nơi chị mới khiến mọi người xúc động nhất.

Thép Xanh Nam Định có khởi đầu thuận lợi; Giải bóng đá U19 nữ quốc gia Cúp Acecook 2024 khởi tranh; TP. HCM giành 3 điểm trong ngày ra quân... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Biến đổi khí hậu La Nina có dấu hiệu bất thường; Thời tiết bất thường làm giảm sản lượng nho của Pháp; Biến đổi khí hậu gây thiệt hại cho ngành nuôi ong Tunisia... là những nội dung trong chương trình hôm nay.

Tại Hà Nội, dự báo mưa rào và dông sẽ quay trở lại vào chiều tối và đêm nay (19/9) với nhiệt độ từ 25-27 độ.

An toàn đê điều Hà Nội; Cung thiếu nhi Hà Nội sắp khánh thành; Xét xử phiên 2 đại án Vạn Thịnh Phát; Nga giành lại thêm hai ngôi làng ở vùng Kursk... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Hà Nội tổng kiểm tra quản lý, sử dụng đất sân golf; Đất đấu giá là lựa chọn hấp dẫn của nhiều người; 6 trường hợp được áp dụng giá đất từ 01/08... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Bão qua đi, nhịp sống thường ngày dần trở lại. Nhưng có những điều rất lâu, rất lâu mới có thể lấy lại được và cũng có những điều buộc lòng phải cất vào quá khứ.

Ngành ngân hàng họp bàn hỗ trợ người dân sau bão; Hoãn xuất cảnh CEO Bamboo Airways: Cơ quan thuế quá cứng nhắc?; FED giảm lãi suất 0,5 điểm % sau hơn 4 năm... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông - Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường tại các vị trí đông dân cư, cổng trường học, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 300 tỷ đồng.

Đề xuất đầu tư đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai; Đề xuất quy định niên hạn ô tô kinh doanh vận tải; Điều chỉnh tổ chức giao thông Đại lộ Thăng Long... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba; Cứu tàu cá cùng 12 ngư dân trên vùng biển Quảng Nam; Hà Nội hỗ trợ 12 tỉnh phía Bắc 30 tỷ đồng; Nhật Bản điều tra vụ bộ đàm phát nổ ở Liban;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của tấm thẻ bảo hiểm y tế học sinh, thời gian qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão; Hà Nội bảo đảm an toàn, ổn định đời sống người dân vùng ngập lụt; Xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2; Sau máy nhắn tin, đến lượt bộ đàm phát nổ hàng loạt ở Liban làm 20 người chết;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão; Sáng 7/10, dự kiến tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; Mang gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam vào thị trường Canada; Loạt máy bộ đàm vừa phát nổ ở Liban có thể là hàng giả, nhái thương hiệu Nhật Bản;... là thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Vận hành nhà máy điện rác Seraphin từ tháng 12/2024; Sửa chữa đường ống nước sông Đà gây ảnh hưởng giao thông; Châu Âu tranh luận về nới lỏng thị thực cho Nga, Belarus; Triều Tiên tuyên bố thử tên lửa mang đầu đạn 4,5 tấn;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Trước khi có cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện theo phương pháp truyền thống đã tồn tại nhiều bất cập. Việc số hóa dữ liệu hộ tịch mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho công tác quản lý nhà nước, cho cán bộ tư pháp - hộ tịch và giúp người dân được giải quyết các thủ tục hành chính nhanh hơn.

Huyện Quốc Oai là một trong những huyện chịu thiệt hại nặng nề bởi bão số 3. Sau khi bão tan, huyện đã tập trung khắc phục hậu quả của mưa bão, phục hồi sản xuất nông nghiệp, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Hỗ trợ huyện Sóc Sơn khắc phục hậu quả bão số 3; Hỗ trợ nhanh, trực tiếp cho doanh nghiệp sau bão; Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán khắc phục hậu quả bão; Liên hợp quốc yêu cầu Israel rút khỏi vùng lãnh thổ Palestine;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão; Cấp gói tín dụng 20 tỷ đỗng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bão lũ; Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo, Hàn Quốc họp khẩn;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin thời sự hôm nay.

Số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 lên tới 1.432 tỷ đồng; Đề xuất lắp 600 camera giám sát phương tiện giao thông; Máy bay chở phái đoàn Thụy Điển dự cuộc họp với Thổ Nhĩ Kỳ gặp sự cố kỹ thuật;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin thời sự hôm nay.

Đảm bảo 100% tàu thuyền tránh trú an toàn; Số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt đạt 1.432 tỷ đồng; Mỹ phủ nhận biết trước vụ nổ máy nhắn tin tại Liban;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Giơn Su nghi ngờ chính Hô Chin gửi tin nhắn cho cô ta. Mời các bạn đón xem tập 34 của bộ phim "Ngược dòng hạnh phúc", phát sóng lúc 12h, ngày 19/9, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Biết được niềm mong mỏi của Cúc Thủy tiên sinh, Phó Dung đã dốc lòng giúp tiên sinh đạt được ý nguyện. Mời các bạn đón xem tập 7 của bộ phim "Như Ý Phương Phi", phát sóng lúc 20h, ngày 19/9, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Kim đòi tài sản, Hằng lo lắng vì lấy ông Lâm có thể vẫn trắng tay. Mời các bạn đón xem tập 30 của bộ phim "Cuộc chiến nhân tình", phát sóng lúc 13h, ngày 19/9, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng; Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2024; 12 người chết trong vụ nổ máy nhắn tin ở Liban... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.

Để dằn mặt đối thủ, Tính “ngựa” cho người ra tay với Đạt, đàn em của Trường. Trong khi đó, chưa thực sự tin tưởng Hưng “cầu chì”, Trường liên tục đưa ra phép thử cho anh.

Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi người, tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng đầu cơ nhà, đất; chiêu trò tạo sốt ảo để tăng giá một cách phi lý khiến rất nhiều người khó có khả năng mua nhà để ổn định cuộc sống.

中文新闻 18/09/2024 | Bản tin tiếng Trung

HANOITV News | 18/09/2024

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một quan chức Hezbollah giấu tên khẳng định đây là “vụ xâm phạm an ninh nghiêm trọng nhất” trong cuộc giao tranh xuyên biên giới kéo dài hơn 11 tháng qua giữa Israel và Hezbollah.

Đêm Trung thu không ngủ của các tổ công tác 141; Đội CSGT số 3 trao quà cho trẻ em vùng lũ; Cần xử lý nghiêm hành vi câu view từ nỗi đau Làng Nủ... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Charlie Puth kết hôn với bạn gái “thanh mai trúc mã”; Võ Hoàng Yến sinh con đầu lòng; Á hậu Kim Duyên làm giám khảo Miss Cosmo 2024... là nội dung chính trong bản tin hôm nay.

Ngày 19/9, thời tiết Hà Nội dự báo trời vẫn có mây, có lúc có mưa rào và dông, đan xen những khoảng nắng; nhiệt độ dao động khoảng 26-27 độ, mưa rào vẫn đang diễn ra ở vài nơi trong thành phố; độ ẩm khoảng 90%.

Đầu tháng 8 âm lịch trở đi, khi tiết trời đã vào thu là lúc quả hồng xuất hiện khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Khẩn trương khôi phục trồng trọt sau bão số 3; Sẽ cung ứng cho vùng lũ khoảng 18 triệu bản sách giáo khoa; Từ 20/9 sẽ triển khai thẻ ảo offline cho hành khách tham gia vận tải công cộng; Ngoại giao về xung đột Ukraine xoay quanh vũ khí hơn là đàm phán hòa bình... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Lỗi kỹ thuật tàu Cát Linh - Hà Đông đã được diễn tập; Những quy định mới về lái xe ô tô trên cao tốc; Mitsubishi Triton và Toyota Hilux so kè trong phân khúc bán tải... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Cuộc đời bươn chải của Lãm đã trải qua vô số nghề, giờ đây anh chọn đi buôn mía. Vốn thích mía nên anh có thể thẩm định chất lượng mía như thế nào chỉ qua vỏ ngoài và thân cây mía. Nhờ vậy, Lãm đã có được một lượng khách hàng đông đảo và đều đặn.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng khóa XIII ; Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh; Cẩn trọng trước chiêu trò nâng giá bỏ cọc của đầu cơ đất; Toàn cảnh vụ nổ máy nhắn tin chấn động Hezbollah...là những thông tin đáng chú ý trong bản tin thời sự hôm nay.