Bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Đông Hồ

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Sau nhiều năm ấp ủ, sưu tầm tư liệu, hiện vật và tích lũy nguồn lực, không gian Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế được hoàn thành.

Hiện nay, Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ này là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam. Đây không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ và trao truyền, lan tỏa giá trị tinh hoa của nghề làm tranh truyền thống, mà còn giới thiệu đến công chúng những hiểu biết đầy đủ, thú vị về quy trình vẽ mẫu, tạo màu, in tranh Đông Hồ.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế cho biết, thời gian đầu, dù đã có những mẫu tranh Đông Hồ, tuy nhiên chưa có sản phẩm, bởi vậy ông phải dày công khắc lại, vẽ lại từng bức tranh. Trải qua hơn 30 năm sưu tầm, tích lũy, đến nay phòng trưng bày giới thiệu lịch sử của làng tranh đã ra mắt.

Hiện nay, gia đình NNƯT Nguyễn Đăng Chế còn lưu giữ hàng nghìn bản khắc, hàng trăm bức tranh và hàng chục bộ tranh dân gian Đông Hồ cổ

Xưa kia, làng Đông Hồ có 17 dòng họ làm tranh. Sau năm 1945, dòng tranh bị mai một dần, đến năm 1990, cả làng chỉ còn 3 gia đình giữ được nghề. Trong đó nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là một trong số ít người dụng công sưu tầm tranh cổ và các bản khắc gỗ để bảo tồn, khôi phục và phát triển thành công dòng tranh dân gian quý của quê hương.

Hiện nay, gia đình nghệ nhân còn lưu giữ hàng nghìn bản khắc, hàng trăm bức tranh và hàng chục bộ tranh dân gian Đông Hồ cổ, trong đó nhiều bộ tranh và bản khắc gỗ quý hiếm, có niên đại hơn 200 năm.

Đây là sự nỗ lực của gia đình nghệ nhân và người thân kiên định để có được những điều mà chúng ta mong mỏi như giới thiệu dòng tranh, là nơi bảo tồn phát huy giá trị dòng tranh.

Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2017, nghề tranh Đông Hồ bắt đầu được lập hồ sơ quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách các Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, Việt Nam đệ trình UNESCO hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để được xem xét ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Tranh dân gian Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống, được cộng đồng dân làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo và phát triển từ mấy trăm năm qua, có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc.

Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Để thể hiện một bức tranh, ngoài bản nét đen chủ đạo, tranh mẫu có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản gỗ khắc in màu tương ứng. Đặc biệt, giấy in là loại giấy dó truyền thống, có quét điệp và màu sử dụng in tranh được chế từ nguồn gốc tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre..., tạo ra mỹ cảm dung dị, độc đáo.

Về thể loại, dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành 7 loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.

Quá trình sản xuất tranh có nhiều khâu, song có thể tạm chia thành 2 công đoạn chính như sau: khâu sáng tác mẫu/khắc ván và khâu in/vẽ tranh.

User
Ý KIẾN

Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.

Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.

Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ” là hoạt động ý nghĩa, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống, di sản đặc sắc và các loại hình dịch vụ đa dạng của địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Chiều 1/12, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 đã diễn ra lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa, với đội hình hơn 1.000 người, cùng nhiều người dân và du khách dõi theo.

Làng nghề vàng mã Phúc Am và sơn mài Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) đang được Sở Du lịch Hà Nội cùng các đơn vị lữ hành xúc tiến xây dựng sản phẩm tour di sản văn hóa nhằm phục vụ khách quốc tế.

Cùng với làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh), làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông) của thị xã Sơn cũng đã vinh dự được UBND thành phố công nhận đạt danh hiệu Làng nghề Hà Nội.

Nức tiếng bốn phương với nghề làm hương từ hàng trăm năm trước được cha ông để lại, thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ngày nay vẫn đang cho ra đời những nén hương đặc biệt với màu đen tự nhiên, khi thắp tỏa hương thuần khiết mang đặc trưng văn hóa tâm linh Việt.

Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 - 6/12, là hoạt động trong chuỗi chào mừng 120 năm ngày thành lập Hà Đông.

Khi nhắc tới làng hương, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới làng hương Thuỷ Xuân nổi tiếng tại xứ Huế. Ít ai biết rằng chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 35km, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, thuộc thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, cũng độc đáo không kém.

Sở Du lịch Quảng Nam cho biết dự án “Làng nghề lên số” của TP Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng”.

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô và 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Làng gốm Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất - gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng”. Tới dự có Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Hội chợ Làng nghề Việt lần thứ 20 và Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024 vừa diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ 489 Hoàng Quốc Việt, quy tụ tinh hoa làng nghề của gần 100 đơn vị đến từ 31 tỉnh, thành phố.

Thủ đô Hà Nội là “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Sáng 29/9, quận Hoàng Mai đã tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội - nghề kim hoàn Đậu bạc Định Công.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Nghề truyền thống Hà Nội - Nghề đậu phụ Mơ Mai Động.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội không chỉ đơn thuần là một hành trình du lịch, mà còn là một hành trình về nguồn cội, nơi kết nối những giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất Hà Nội. Mỗi điểm dừng chân không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán và tâm tư của người dân địa phương.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Năm nay, một góc riêng của Festival được dành cho Lễ hội trình diễn kỹ năng tạo tác của các nghệ nhân, thợ giỏi và triển lãm giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu Hà Nội.

Hội chợ Làng nghề năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới tại Hà Nội.

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Trong hàng trăm nghề ở đất Thăng Long có 4 nghề tinh hoa nổi tiếng đã được khẳng định qua câu ca "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã".

Thời điểm này, tại khu xóm đạo Phú Bình, nơi cung cấp lồng đèn Trung thu truyền thống lớn nhất TP.HCM, không khí đã tất bật, nhộn nhịp.

Trong nhiều năm qua, vòng tiện gỗ đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Để làm ra những chiếc vòng gỗ đeo tay, đeo cổ cần trải qua nhiều công đoạn. Cùng tìm hiểu các công đoạn này tại làng nghề tiện gỗ nổi tiếng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.

Huyện Phúc Thọ có 9 làng nghề với hơn 1700 cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho hàng vạn lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Theo thần phả đình làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai có ở Chuyên Mỹ từ khoảng thế kỷ 11 đến 13, do ông tổ nghề là Trương Công Thành, một tướng tài đời Lý gây dựng.

Gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Việt. Nhưng đáng chú ý hơn cả là thế hệ trẻ ngày nay đang tiếp nối và phát triển nghề gốm truyền thống này bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình. Trần Anh Tú là một người trẻ như vậy.

Làng nghề gốm Phù Lãng nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh, nhưng khi sản phẩm công nghiệp ngày càng rẻ với mẫu mã đẹp, các sản phẩm thủ công ngày càng trở nên khó bán.

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (30/11/1954 - 30/11/2024).