Bảo vệ hành lang đê sông Hồng trước mùa mưa bão

Để đảm bảo phòng chống lụt bão mùa mưa sắp tới, UBND quận Ba Đình đã ra quân giải tỏa khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá, góp phần bảo vệ hành lang đê điều, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

Phường Phúc Xá (quận Ba Đình) có 1,4km bờ sông Hồng, nhiều năm qua, do mực nước thấp khiến khu vực ven sông trở thành những khu đất hoang được người dân địa phương tận dụng để dựng lều lán phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Cây cối cỏ dại mọc um tùm cùng lượng lớn phế thải, rác thải sinh hoạt do một bộ phận người dân thiếu ý thức đổ trộm đã khiến môi trường khu vực này bị ô nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do vậy, để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm này, quận Ba Đình đã triển khai nhiều giải pháp với quyết tâm cao.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình) cho biết, phường đã tiến hành tuyên truyền vận động bà con nhân dân, các tổ chức và cá nhân có công trình lều lán vật dụng và nuôi trồng trên khu vực bờ bãi và lòng sông Hồng,… tự giác khắc phục, tháo dỡ những vi phạm, một số hộ dân đã nghiêm túc bàn giao mặt bằng để giải tỏa.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ hành lang đê điều và cảnh quan môi trường sống, rất nhiều hộ dân đang sinh sống khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá đã chủ động tháo dỡ và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực, đồng thời, ký cam kết không tái lấn chiếm.

Nhiều hộ dân đang sinh sống khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá đã chủ động tháo dỡ và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực

Để đảm bảo đúng tiến độ, lực lượng chức năng đã khẩn trương tiến hành giải tỏa, san gạt mặt bằng và vận chuyển phế thải đến nơi tập kết. Thời điểm hiện tại, khu vực gần cầu Long Biên đã giải tỏa được hơn 25.000m2 diện tích đất bãi bờ vở sông Hồng.

Dự kiến từ nay đến ngày 20/5, muộn nhất là hết tháng 5, cơ bản trả lại cảnh quan ban đầu cho bờ bãi ven sông và lòng sông Hồng, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá cho hay.

Để công tác giải tỏa phát huy được hiệu quả lâu dài, bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chức năng, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thiết thực góp phần tạo cảnh quan và thay đổi diện mạo của dòng sông đã gắn liền sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Quận Hoàn Kiếm đã thí điểm cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 ở 4 điểm, chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng 28/6, Hội nông dân Hà Nội đã tổ chức sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó ghi nhận nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò và hiệu quả kinh tế cao.

Tối 28/6, tại khu vực Vườn hoa Đền bà Kiệu, Chung khảo Hội thi Tuyên truyền phòng chống ma tuý của Đội tình nguyện viên, Đội Công tác xã hội Hà Nội đã được tổ chức. Tham dự có Phó Chủ tịch thường trực UBND - Trưởng ban chỉ đạo 89 thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến đối với bốn bị cáo trong một vụ án bắt giữ người trái pháp luật.

Vỉa hè ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuờng xuyên bị các gara ô tô, cửa hàng cửa hiệu chiếm dụng để đỗ xe và bày bán hàng hóa.

Phố Đặng Tiến Đông, đoạn giao với phố Trần Quang Diệu, rất nhiều hàng quán lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Hà Nội phải là địa phương đi đầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, không chỉ là niềm vui của các cấp chính quyền thành phố mà còn là niềm vui chung của người dân Thủ đô.

Những nét kiến trúc cổ kính còn được lưu giữ đến ngày hôm nay ở phố Hàng Than, với chùa, đình, những căn nhà cũ xây theo lối Pháp...

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 28/6, sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, các đại biểu đều mong muốn Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển, xứng tầm với các nước trên thế giới.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2024 - 2025.

Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục dành nguồn ngân sách thành phố để hỗ trợ 70% học phí nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp.

Hà Nội xác định ba nhóm chỉ tiêu chính gồm: hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số, 10 nhóm sản phẩm công nghệ số, ươm tạo 10 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ số.

Thực hiện Nghị quyết 09, hết quý 1, đã thành lập được 65/90 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; toàn Đảng bộ Thành phố Hà Nội kết nạp được 5.189 đảng viên, đạt 50% chỉ tiêu giao.

Với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Hà Nội theo Quy hoạch thủ đô vừa được Quốc hội thông qua sẽ là một siêu đô thị hiện đại và hài hòa với 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị…. Miền đât kinh kỳ nghìn năm văn hiến sẽ được nâng lên xứng tầm một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Sáng nay (28/6), Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, đánh giá kết quả lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng nay (28/6), Hà Nội công bố và chính thức vận hành ‘siêu’ ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi, với khả năng cung cấp thông tin toàn diện, tạo lập kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ đã tiếp cận và tư vấn cho 59 lượt phụ nữ di cư hồi hương trong 6 tháng đầu năm 2024.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Mỹ Đức đã chủ động khuyến khích những tập thể, cá nhân trong công chức, viên chức, lao động có những sáng kiến trong chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân thuận lợi nhất.

Theo quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trục sông Hồng sẽ là không gian chủ đạo của đô thị trung tâm, với diện mạo mới xứng tầm một trong những thủ đô lâu đời nhất châu Á. Sau hơn nghìn năm âm thầm bồi đắp, nuôi dưỡng và trải qua bao thăng trầm cùng mảnh đất kinh kỳ, sông Hồng sẽ lại chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của Thủ đô.

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Đảo giao thông tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi và đường dẫn lên tuyến đường vành đai 2 trên cao được trồng nhiều cây xanh đa tầng, tạo không gian xanh mát.

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.

Sáng 27/6, Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh, khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 14 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Đến nay, thành phố có thêm 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 48 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,

Hôm nay, 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm hỏi, nói chuyện thân mật với nhân dân xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024).

Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức ra quân hai chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” và “Hành quân xanh” năm 2024 với sự tham gia của gần 1.000 đoàn viên, thanh niên là công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang Thủ đô.

Chiều 26/6, HĐND huyện Thanh Oai đã khai mạc kỳ họp thứ 16. Đây là kỳ họp thường lệ giữa năm theo luật định của HĐND huyện, xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách, đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 và quyết nghị kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 của huyện.

Chiều 26/6, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ứng Hòa tổ chức hội nghị lần thứ 17, đặt đặt mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024.

Chiều 26/6 o, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo Thông tin về tình hình Kinh tế - xã hội quý II năm 2024.

Chùa Mui - ngôi cổ tự nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11, có lối kiến trúc độc đáo, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1999.

Phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được UBND thành phố chỉ đạo rà soát theo quy định và căn cứ vào khả năng hấp thụ vốn, tiến độ triển khai thực hiện của từng dự án.

Không chỉ trong khu vực nội thành mà đường liên huyện Võ Văn Kiệt, trước đây là cao tốc Bắc Thăng Long, xe khách ngang nhiên cho xe dừng đỗ không đúng quy định để đón trả khách.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 được kì vọng sẽ tháo gỡ nút thắt trong ùn tắc giao thông trên tuyến tỉnh lộ nhiều phương tiện qua lại này tại Hà Nội. Nhưng thời gian qua, một số dự án thành phần đều thi công dở dang rồi để đấy, gây ảnh hưởng giao thông đi lại và sinh hoạt của người dân.

Thời gian qua, việc hàng nghìn mét vuông đất nông trường tại địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị sử dụng trái quy định, xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố, nhưng chính quyền tại đây lại vẫn chưa vào cuộc xử lý.

Một năm từ ngày khởi công, hình hài "siêu dự án" Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã trở nên rõ nét. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, đưa công trình về đích đúng tiến độ.

Cho đến nay, bài toán về giao thông tĩnh tại các đô thị, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội vẫn chưa tìm được lời giải. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hình thành những bãi đỗ xe trái phép, không bảo đảm an toàn, thu phí cao hơn nhiều lần giá quy định vẫn còn tồn tại. Bài toán giải quyết giao thông tĩnh đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

Nhiều quyết sách quan trọng đã được HĐND quận Nam Từ Liêm đưa ra thảo luận, xem xét tại Kỳ họp thứ 18 HĐND quận khoá III nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 26/6, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato’ Tan Yang Thai, bàn thảo một số nội dung mà hai bên cùng quan tâm.

Sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thông báo chính thức về việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang).