Bất đồng quan điểm về tài chính khí hậu tại COP29

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc sau hai tuần đàm phán căng thẳng. Mặc dù đạt được thành quả nhất định, nhưng cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị.

Thỏa thuận mới về tài chính khí hậu 

Thỏa thuận tài chính vừa đạt được tại COP29 đề xuất các nước giàu phải cam kết trả ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2035 để giúp các nước nghèo ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. Con số này tăng so với mức 100 tỷ USD hiện do các quốc gia giàu có cung cấp theo một cam kết sắp hết hạn, cũng như cao hơn so với mức 250 tỷ USD được đề xuất trong dự thảo thỏa thuận mà nước chủ nhà đưa ra trước đó. Số tiền này sẽ dành cho ba mục đích: giúp các quốc gia nghèo chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch; giúp thích nghi với tác động của thế giới nóng lên như mực nước biển dâng và bão; bồi thường cho các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương do thiệt hại từ biến đổi khí hậu.

Mặc dù đạt được thỏa thuận 300 tỷ USD, nhưng số tiền cam kết vẫn kém xa so với con số 1.300 tỷ USD mà các nước đang phát triển lâu nay khẳng định là cần thiết để giúp họ đối phó với biến đổi khí hậu.

Chúng tôi sẽ chỉ nhận được một phần nhỏ trong số tiền tài trợ mà các quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu đang rất cần. Số tiền này là không đủ

Bà Tina Stege, Đặc phái viên về khí hậu của Quần đảo Marshall.

Tuy nhiên, bà Stege cho biết đây là một khởi đầu cho hội nghị COP30 vào năm tới, sẽ được tổ chức tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon của Brazil, nơi các quốc gia sẽ vạch ra kế hoạch hành động vì khí hậu trong thập kỷ tiếp theo.

Đồng quan điểm, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận tài chính khí hậu được nhất trí tại Azerbaijan chưa tiến đủ xa, song kêu gọi các quốc gia coi đây là “nền tảng” để tiếp tục xây dựng, đồng thời nhấn mạnh thỏa thuận phải được tôn trọng đầy đủ và đúng hạn.

Trong một tuyên bố, ông Simon Stiell, Thư ký điều hành công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) cũng thừa nhận thỏa thuận mới là chưa hoàn hảo, song là nỗ lực của các bên.

Không quốc gia nào đạt được mọi thứ họ muốn. Và chúng ta rời Baku với một núi công việc phải làm. Vẫn còn nhiều vấn đề tưởng như không phải quá cấp thiết song nó lại chính là cuộc sống cho hàng tỷ người. Vì vậy, đây không phải là lúc để ăn mừng chiến thắng. Chúng ta cần đặt mục tiêu và tăng gấp đôi nỗ lực.

Mặc dù vậy, chúng ta đã chứng minh rằng Thỏa thuận Paris của Liên hợp quốc đang mang lại kết quả. Nhưng các chính phủ vẫn cần phải tăng tốc. Tiến trình ở Baku đã đạt được một cách khó khăn. Tôi xin tri ân tất cả những người đã làm việc suốt ngày đêm. Ngay cả khi các bạn không đạt được mọi thứ mình mong muốn, nhưng những gì các bạn mang lại sẽ giúp hàng tỷ cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn.

Ông Simon Stiell, Thư ký điều hành UNFCCC.

Ngoài mục tiêu tăng số tiền tài trợ lên 300 tỷ USD, trước đó các nước tham gia hội nghị cũng đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu. Thị trường này được đánh giá sẽ huy động hàng tỷ USD cho các dự án mới giúp chống lại tình trạng nóng lên của Trái Đất. Thỏa thuận đạt được xoay quanh cách đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu một cách đáng tin cậy.

Tranh cãi về đóng góp tài chính 

Không chỉ có thỏa thuận 300 tỷ USD gây tranh cãi, tại hội nghị lần này còn có những nội dung chưa thể đi đến thống nhất, như việc phân bổ đóng góp tài chính cho mỗi nước hay việc mở rộng phạm vi đối tượng đóng góp tài chính đối với các nước phát triển nhanh như Trung Quốc.

Các quốc gia nghèo một lần nữa tỏ ra thất vọng vì được yêu cầu phải hành động nhiều hơn để chống biến đổi khí hậu trong khi họ không có đủ tài chính. Và mặc dù các nước này không tạo ra khí thải nhà kính nhiều nhất, nhưng phải gánh chịu những hậu quả khốc liệt nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

Chúng tôi cảm thấy thất vọng. Mức đóng góp trong thoả thuận chắc chắn thấp hơn mức chuẩn mà chúng tôi đã đấu tranh bấy lâu nay. Chúng tôi đã yêu cầu 1.300 tỷ USD, nhưng chúng tôi chỉ nhận được 300 tỷ USD.

Ông Juan Carlos Monterrey Gomez, Bộ trưởng Môi trường Panama.

Tổng thống Azerbaijan, nước chủ nhà COP29, đã chỉ trích các nước phương Tây vẫn là những nước tiêu thụ và sản xuất nhiều nhiên liệu hóa thạch trong khi các nước khác phải sử dụng năng lượng sạch. Theo Liên hợp quốc, 47 quốc gia nghèo nhất chỉ tạo ra 4% khí nhà kính.

Mặc dù các quốc gia đã đưa ra các kế hoạch cắt giảm khí thải, nhưng những biện pháp này hiện tại không đủ để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu. Theo các chuyên gia, các quốc gia không thể cắt giảm ô nhiễm khí thải nếu họ không đủ tài chính để loại bỏ than, dầu và khí đốt.

Một vấn đề gây lo ngại khác tại COP29 năm nay là sự trở lại của ông Donald Trump – một người hoài nghi về biến đổi khí hậu. Theo CNN, ông Trump đã tuyên bố sẽ đưa Mỹ ra khỏi các nỗ lực khí hậu toàn cầu, và đã chỉ định một đại diện hoài nghi về khí hậu khác làm thư ký năng lượng trong nhiệm kỳ này.

Chiến thắng của ông Trump đồng nghĩa với việc Mỹ có thể đóng góp rất ít tại COP29, mặc dù đây là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và có trách nhiệm nhất đối với biến đổi khí hậu. Nó cũng hạn chế tham vọng vào mục tiêu tài chính, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới có khả năng sẽ không đóng góp.

Mỹ đã cung cấp gần 10 tỷ USD tài chính khí hậu quốc tế vào năm ngoái, ít hơn so với khoản đóng góp 31 tỷ đô la của Liên minh châu Âu.

Về việc mở rộng phạm vi đóng góp tài chính cho khí hậu, các quốc gia phát triển muốn phạm vi đóng góp tài chính không chỉ giới hạn ở các nước hiện tại mà còn bao gồm cả các nước phát triển nhanh như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn.

Bắc Kinh phản đối điều này, nói rằng với tư cách là một quốc gia đang phát triển, họ không có cùng trách nhiệm như các quốc gia công nghiệp hóa lâu đời như Vương quốc Anh và Mỹ. Trung Quốc đã và đang đầu tư hàng trăm tỷ đô la vào các lĩnh vực như xe điện và năng lượng tái tạo tại các quốc gia khác, họ thực hiện theo các điều khoản của riêng họ.

Bất đồng về nhiên liệu hoá thạch

Ngoài tranh cãi về tài chính, một nội dung khác cũng được quan tâm tại COP29 là việc liệu các quốc gia có nên khẳng định lại cam kết đưa thế giới thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch hay không. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã nhấn mạnh rằng thế giới phải giữ vững nghị quyết lịch sử được đưa ra năm ngoái nhằm "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch". Đây là một động thái quan trọng trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu (COP29) tại Azerbaijan đối mặt với những rào cản lớn liên quan đến hành động chống biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, trong khi các quốc gia được thúc giục chuyển sang các nguồn năng lượng xanh, thì nhiều quốc gia, bao gồm cả các quốc gia phương Tây giàu có, vẫn tiếp tục dựa vào nhiên liệu hóa thạch. COP28 năm ngoái tại Dubai kết thúc với việc các quốc gia lần đầu tiên đồng ý "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng". Tuy nhiên, kể từ đó, cả việc sử dụng và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng trên toàn cầu.

Mỹ đã giảm lượng khí thải trong nước nhưng lại tăng lượng xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch và cả hai điều này thực sự không có ý nghĩa gì. Chúng ta phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, vì vậy bạn phải thực hiện cả hai: giảm lượng khí thải của chính mình và giảm lượng xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của bạn.

Ông Niklas Hohne, đồng sáng lập công cụ theo dõi hành động khí hậu.

Ả Rập Xê Út, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, từng phản đối các hành động đầy tham vọng tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trước đây, còn mạnh dạn hơn ở Baku khi công khai bác bỏ mọi đề cập đến dầu mỏ, than đá và khí đốt trong thỏa thuận.

Theo Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham Al-Ghais, các cuộc đàm phán về sự nóng lên toàn cầu nên tập trung vào vấn đề cắt giảm khí thải, chứ không phải việc lựa chọn nguồn năng lượng. Ông Al-Ghais cho rằng các chính phủ trên thế giới, vốn đã nhất trí hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp tại COP21 diễn ra ở Paris (Pháp) vào năm 2015, có thể đạt được các mục tiêu khí hậu của mình mà không cần phải xa lánh dầu mỏ, vì trọng tâm của Thỏa thuận Paris là giảm lượng khí thải, chứ không phải chọn nguồn năng lượng.

Quan điểm này cũng đồng thời giống với lập trường của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và các nhà lãnh đạo châu Phi, những người ủng hộ công lý khí hậu, bao gồm cả việc tiếp tục khai thác nhiên liệu hóa thạch.

Dầu khí là món quà của thượng đế. Các quốc gia không nên bị lên án vì sở hữu các nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch. Tôi xin thông báo Azerbaijan có kế hoạch tăng sản lượng khí đốt thêm 1/3 trong thập kỷ tới.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev.

Trong khi đó, ông Mohamed Hamel, Tổng thư ký Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), một nhóm các quốc gia xuất khẩu khí đốt, cũng bày tỏ ủng hộ nhiên liệu hóa thạch. Ông Hamel lưu ý rằng khi dân số thế giới tăng lên, nền kinh tế mở rộng và điều kiện sống của người dân được cải thiện, thế giới sẽ cần nhiều khí đốt tự nhiên hơn, chứ không phải ít hơn.

Ông cũng bày tỏ hy vọng một thỏa thuận tại COP29 về tài chính khí hậu quốc tế sẽ cho phép hỗ trợ các dự án khí đốt tự nhiên để giúp các quốc gia chuyển đổi khỏi nhiên liệu bẩn hơn như than đá. Tổng thư ký GECF nhận định kết quả của COP29 sẽ tạo điều kiện tài chính cho các dự án khí đốt tự nhiên và phát triển các công nghệ sạch hơn như thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon, khẳng định điều này sẽ góp phần đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng toàn diện và có trật tự để không ai bị bỏ lại phía sau.

Quan điểm của các nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt trái ngược với các cảnh báo của IPCC, tổ chức đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm mạnh và ngay lập tức việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để tránh những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.

Tại Hội nghị COP29 lần này, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này. Cam kết yêu cầu các quốc gia đệ trình các kế hoạch khí hậu quốc gia vào đầu năm tới, trong đó xác nhận rằng họ sẽ không xây dựng nhà máy điện than mới mà không có biện pháp giảm khí thải, như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon.

Song, bản cam kết không yêu cầu các quốc gia phải ngừng khai thác hoặc xuất khẩu than - nguồn nhiên liệu tạo ra khí thải carbon làm nóng hành tinh nhiều hơn cả dầu khí và là yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia sản xuất điện than lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, đã không ký vào “lời kêu gọi hành động” được đưa ra tại COP29.

Đặc phái viên về khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Wopke Hoekstra, người đã ký vào sáng kiến này, cho biết điện than vẫn đang được phát triển mạnh mẽ mặc dù đã có cam kết lịch sử tại COP năm ngoái về việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng. Ông Hoekstra nhấn mạnh cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch cần được cụ thể hóa thành những hành động thực tế.

Mặc dù hội nghị COP29 lần này đạt được thành quả nhất định, nhưng chưa đem lại sự hài lòng về cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy thế giới cần phải thay đổi cách tiếp cận, để các hội nghị tiếp theo không chỉ bàn về khía cạnh tài chính chung chung mà phải đưa ra được cách thức, phạm vi đóng góp tài chính, trách nhiệm đóng góp tài chính cụ thể hơn với từng quốc gia. Ngoài ra, đã đến lúc phải cải tổ cơ bản khuôn khổ hội nghị này để hội nghị đạt được hiệu quả cao hơn, toàn diện hơn.

User
Ý KIẾN

Mỹ và Nhật Bản đang hướng tới việc xây dựng một kế hoạch quân sự chung nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa.

Công tố viên đặc biệt Jack Smith, ngày 25/11 (theo giờ địa phương), đã bãi bỏ hai cáo buộc can thiệp bầu cử và lưu giữ tài liệu mật trái phép chống lại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Smith viện dẫn chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng việc truy tố các tổng thống đương nhiệm là vi hiến.

Ngày 25/11 (theo giờ địa phương), Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cuộc thảo luận của chính phủ Mỹ về thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới giữa Israel và Liban diễn ra tích cực và đang đi đúng hướng.

Tối 25/11 (giờ địa phương), Thống đốc tỉnh Biển Đỏ của Ai Cập, Thiếu tướng Hanafi cho biết các đội cứu hộ đã giải cứu được 28 người sau khi một tàu du lịch bị chìm ở ngoài khơi Biển Đỏ, thuộc phía nam thành phố du lịch Marsa Alam.

Ngày 25/11, Nhà Trắng đã lần đầu tiên xác nhận nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Nước Mỹ đang đối mặt với hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, khi nhiều bang ghi nhận mưa lớn và tuyết rơi dày đặc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Chủ tịch Ủy ban đàm phán liên chính phủ của Liên hợp quốc Valdivieso bày tỏ tin tưởng các cuộc đàm phán trong tuần này tại Busan, Hàn Quốc, sẽ mang lại một hiệp ước hoặc một văn bản dẫn đến một hiệp ước về ô nhiễm nhựa.

Các bộ trưởng ngoại giao từ các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới nhóm họp trong hai ngày 25 và 26/11, trong bối cảnh có dấu hiệu tiến triển trong việc đạt được lệnh ngừng bắn giữa Israel - Hezbollah và một số áp lực thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao trong cả cuộc chiến tranh Trung Đông và Ukraine trước khi Tổng thống mới của Mỹ nhậm chức.

Một mô hình sao Hỏa với kích thước khổng lồ được trưng bày tại Học viện Hải quân Hoàng gia Anh ở quận Greenwich, phía Nam thủ đô London, Vương quốc Anh.

Tổng giám đốc điều hành Apple Tim Cook đang có chuyến thăm lần thứ 3 trong năm nay đến Trung Quốc. Tại đây ông khẳng định cam kết của công ty đối với thị trường Trung Quốc, nói rằng hãng khổng lồ công nghệ Mỹ "không đạt được kết quả như hôm nay nếu không có các đối tác Trung Quốc".

Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Đức đã chính thức đề cử Thủ tướng Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng của đảng trong cuộc bầu cử vào tháng 2, coi ông là một người an toàn so với ứng cử viên bảo thủ đối lập không có kinh nghiệm trong chính phủ.

Lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei hôm 25/11 đã lên tiếng về quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant.

Ngày 25/11, Chính phủ Hàn Quốc và Malaysia đã ký một thỏa thuận về việc Malaysia cung cấp khoáng sản quan trọng cho Hàn Quốc và hai nước tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Với chiến lược kiên trì và linh hoạt, Trung Quốc đang từng bước xây dựng ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ Latinh, khiến Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại khu vực vốn được xem là liên minh truyền thống của Washington.

Một máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga đã bốc cháy động cơ khi hạ cánh tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều an toàn.

Ít nhất một người đã thiệt mạng và ba người khác bị thương sau khi một máy bay vận tải hàng hóa của công ty DHL (Đức) rơi gần thủ đô Vilnius của Litva ngày 25/11.

Lễ hội Văn hóa Lạc đà 2024 đã được tổ chức tại Alasha, Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc. Hơn 3200 con lạc đà đã có mặt để tham gia cuộc đua mang tên “tốc độ và niềm đam mê”.

Thống đốc khu vực Kursk cho biết các lực lượng Nga đã bắn hạ 7 tên lửa và 7 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm tại vùng Kursk, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Ứng viên đảng cánh tả, Yamandu Orsi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Uruguay, với 99% phiếu bầu đã được kiểm, theo kết quả được công bố vào ngày 24/11.

Các quan chức, cảnh sát và phóng viên từ 175 quốc gia đã có mặt tại thành phố cảng Busan, Hàn Quốc, nơi diễn ra vòng đàm phán thứ năm, là vòng đàm phán cuối cùng của Ủy ban đàm phán liên chính phủ, nhằm xây dựng một văn bản ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, các công ty truyền thông sẽ phải tiêu hủy dữ liệu cá nhân dùng để xác minh độ tuổi người dùng, trong khuôn khổ kế hoạch cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là một trong những biện pháp kiểm soát tuổi nghiêm ngặt nhất từng được áp dụng trên thế giới.

Vào ngày 24/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran cho biết, các thứ trưởng ngoại giao của Iran, Pháp, Đức và Anh sẽ gặp nhau vào ngày 29/11 tới để thảo luận về các vấn đề song phương cũng như vấn đề hạt nhân của Tehran.

Hội nghị cấp cao lần thứ 29 của LHQ về khí hậu trái đất (COP29) diễn ra ở thủ đô Baku của Azerbaijan đã kết thúc sau hai tuần với kết quả nhất định chứ không đến nỗi bị thất bại như một kịch bản kết cục nhiều khả năng có thể xảy ra.

Giới chức Anh xác nhận đã có 4 người thiệt mạng do bão Bert - cơn bão mang theo tuyết rơi dày, mưa lớn và gió mạnh tại Anh và Cộng hòa Ireland.

Giới chức Iran ngày 24/11 tiếp tục khẳng định không thể bỏ qua và sẽ tấn công đáp trả quyết liệt với các cuộc tập kích của Israel vào Iran hồi cuối tháng 10 vừa qua.

Sau nhiều ngày tấn công hạn chế nhằm tạo điều kiện cho tiến trình đàm phán ngừng bắn, ngày 24/11, lực lượng Hezbollah ở Liban bất ngờ mở lại các cuộc tập kích tên lửa dữ dội, đánh phá nhiều mục tiêu tại Israel, trong đó có ít nhất 3 căn cứ quân sự.

NATO và Ukraine chuẩn bị tổ chức các cuộc hội đàm khẩn cấp sau khi Nga tấn công cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro, Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh thử nghiệm.

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu được dự đoán sẽ giành được nhiều phiếu bầu nhất trong vòng 1 của cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật (ngày 24/11).

Tối qua, 24/11, Israel đã tấn công dữ dội các vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut của Liban do Hezbollah kiểm soát. Vùng đất này đã chịu nhiều cuộc ném bom dữ dội trong hai tuần qua.

Nước dâng cao gây lũ lụt tại thị trấn nhỏ Pontypridd của xứ Wales, gần Cardiff, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Sáu người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công có vũ trang vào sáng sớm Chủ nhật (ngày 24/11) tại tiểu bang Tabasco, miền Nam Mexico.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Italy Antonio Tajani chủ trì, sẽ được tổ chức tại Fiuggi-Anagni vào ngày 25 và 26/11/2024.

Với nhiều bệnh nhân ung thư, đối mặt với việc bị rụng tóc sau quá trình hóa trị là một điều rất khó khăn. Olivia Humphreys - một sinh viên thiết kế người Ireland đã sáng chế ra thiết bị làm mát da đầu di động, góp phần ngăn rụng tóc, giúp nhiều người ung thư trong hành trình điều trị bệnh.

Hàn Quốc cho biết có kế hoạch đóng góp 6 triệu USD tiền viện trợ nhân đạo cho sáng kiến của Chương trình Lương thực Thế giới nhằm cung cấp ngũ cốc của Ukraine cho các quốc gia có nhiều nguy cơ xảy ra nạn đói và hạn hán vào năm tới.

Chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm qua đã ban hành cảnh báo màu xanh về giá lạnh, theo đó, nhiệt độ có thể sẽ giảm sâu và thời tiết cực đoan sẽ bao trùm toàn bộ thủ đô trong những ngày tới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Liban ngày 24/11, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell kêu gọi Israel và Hezbollah lập tức ngừng bắn.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, tại thủ đô Lima, Peru đã diễn ra cuộc tuần hành nhằm phản đối bạo lực giới, cũng như nâng cao nhận thức đối với vấn nạn này.

Cục An ninh Ukraine (SBU) cho biết đã nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.

Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 24/11 xác nhận đã tìm thấy thi thể của giáo sĩ người Israel mất tích tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đồng thời lên án đây là hành động khủng bố bài Do Thái.

Nga tấn công các sân bay của Ukraine, Ukraine tuyên bố tập kích tổ hợp S-400 của Nga tại Kursk, Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa Nga, Rostov của Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa, Nga tuyển lính đánh thuê Yemen sang chiến đấu ở Ukraine là những thông tin đáng chú ý trong diễn biến xung đột Nga - Ukraine ngày 24/11.

Cục An ninh Ukraine (SBU) ngày 24/11 cho biết đã nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.

Giảm khí thải từ phương tiện giao thông đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Hoạt động trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng tốc khi các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chính quyền mới sắp tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với thách thức kép.

Quân đội Ukraine tuyên bố trên Telegram đã phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga ở Kursk.

Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.

Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.