Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô khởi sắc

Đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Thủ đô và khách du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng ven đô thời gian gần đây phát triển mạnh, song người có nhu cầu vẫn nên cẩn trọng với phân khúc này, có kế hoạch tài chính bền vững mới nên tham gia đầu tư.

Dịp đầu năm, chị Nguyễn Thị Khánh Ly cùng bạn dành thời gian đi nghỉ dưỡng ở ngoại thành Hà Nội. Chỉ khoảng 40 phút di chuyển, chị đã có thể nghỉ ngơi, thư giãn ở một không gian hoàn toàn khác - nơi có nhiều cây xanh, không khí trong lành và đẩy đủ tiện ích.

Chị Nguyễn Thị Khánh Ly (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tôi chọn khu nghỉ dưỡng này là bởi khoảng cách di chuyển khá gần so với các địa điểm khác. Thứ hai, không gian ở đây rất là xanh mát, trước mặt có view hồ Đồng Mô. Thứ ba là nhân viên ở đây rất nhiệt tình, chu đáo”.

Tại Ba Vì, huyện cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, vài năm trước chỉ có vài dự án nghỉ dưỡng khởi động. Nhưng gần đây, những dự án có quy mô vài chục hecta liên tục được giới thiệu với các sản phẩm đa dạng, từ biệt thự liền kề hoàn chỉnh đến đất nền. Trước những đánh giá khả quan về tình hình thị trường, nhu cầu sử dụng cuối tuần của người dân, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô xuất hiện trở lại ở nhiều huyện ngoại thành khác như Sóc Sơn, Thạch Thất, Sơn Tây…

Một khu đất có diện tích khoảng 1ha đã được chủ đầu tư chi hơn 30 tỷ đồng để hoàn thiện đồng bộ thiết kế. Khai trương từ tháng 9/2024, đến nay, công suất lấp đầy đã đạt hơn 90%. Để có kết quả bước đầu tích cực như vậy, yếu tố vị trí đối với bất động sản nghỉ dưỡng là hết sức quan trọng.

Ông Đào Hải Đăng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư nghỉ dưỡng ngoại thành, chia sẻ: “Các chủ đầu tư nên lựa chọn những vị trí ven hồ hoặc ở gần núi, nhất là những núi có không khí mát mẻ. Tiếp theo mới là những nét đặc sắc của khu, cần có sự đa dạng về phong cách thiết kế, có khu theo phong cách Nhật Bản, có khu theo phong cách Bắc Âu, Địa Trung Hải…”.

Bên cạnh đó, yếu tố cảnh quan cũng được nhiều nhà đầu tư chú trọng. Bởi nếu khu nghỉ dưỡng thiếu các tiện ích cơ bản, công trình bụi bặm, ngổn ngang, nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình vận hành.

Theo dữ liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong 3 quý đầu năm 2024, lượng bán bất động sản nghỉ dưỡng chỉ bằng 21% cùng kỳ năm 2022, chủ yếu trên thị trường thứ cấp. Song, bước sang năm 2025, nhiều động lực đã xuất hiện, góp phần đưa phân khúc từng “vang bóng một thời” này có thể trở lại, khởi sắc trong tương lai.

Theo ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, do sự bùng nổ về du lịch, nhu cầu nghỉ dưỡng quay lại, đặc biệt là sự đắt đỏ của vé máy bay nên bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven sẽ có cơ hội phục hồi. Trong bối cảnh cạnh tranh, bất động sản vùng ven đang được đa dạng hóa sản phẩm, có những tiện ích mới hấp dẫn du khách.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng về dài hạn vẫn còn nhiều tiềm năng, nhưng chỉ dành cho những ai khai thác có hiệu quả. Nhà đầu tư phải thật cẩn thận để không mắc bẫy đầu tư phong trào. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và xây dựng kế hoạch tài chính bền vững cũng là những yếu tố không thể bỏ qua.

User
Ý KIẾN

Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.

Hà Nội đặt mục tiêu rút ngắn tối thiểu 60% thời gian xử lý thủ tục hành chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, so với quy định hiện hành.

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội sẽ có tổ công tác đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2 (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh).

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

Nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn gặp khó khăn trong quá trình phục hồi và phát triển do chưa tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, bên cạnh các rào cản về thủ tục và điều kiện vay vốn.

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) đã được động thổ vào ngày 2/4.

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao hơn 30.000m² đất tại xã Tiên Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Bộ Xây dựng cho biết, giá nhà ở xã hội tăng so với trước đây là do ảnh hưởng của dự toán, chi phí nhân công và giá vật liệu đầu vào tăng.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:

Nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đã được các quận, huyện đầu năm 2025 áp dụng một vòng duy nhất, nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng tham gia và ghi nhận hiệu quả bước đầu.

Nhiều dự án với hàng trăm thửa đất sẽ được các quận, huyện, thị xã đưa ra đấu giá trong tháng 4 này theo kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt.

Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.

120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).

Nhiều du khách thích thuê căn hộ thay vì khách sạn khi đến TP.HCM nhưng từ nay, Quyết định số 26 đã cấm hình thức lưu trú ngắn ngày tại chung cư.

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.

Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.

Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.

Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.

Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội phối hợp cùng Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá 21 thửa đất tại xã Mỹ Xuyên vào 3/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoàn thành thủ tục để giải quyết dứt điểm 1.533 dự án đã được báo cáo đang gặp khó khăn, vướng mắc trước ngày 30/5.

Nguồn cung căn hộ được mở bán trong năm nay được dự báo là dồi dào hơn năm ngoái, song giá cả còn đắt nên nhiều người phải tính đến phương án thuê nhà.

Thông tư 61/2024 do Ngân hàng Nhà nước ban hành có hiệu lực từ 1/4/2025 sẽ thay thế Thông tư 11/2022 hiện hành.

Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh cho rằng cần phải bổ sung chính sách đặc thù phát triển nhà ở cho công chức, viên chức.

UBND TP Hà Nội đã quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại quận Nam Từ Liêm.

Việc người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn, kéo theo xu hướng gia tăng từ khi Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực vào ngày 1/8/2024.

Quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà trọ, phòng cho thuê là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là sau những vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng.

Những nhà trọ không đảm bảo thực hiện các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ phải đóng cửa, theo quy định tại Chỉ thị 19/2024 của Chính phủ.

19 hộ dân ở chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, được bốc thăm căn hộ tái định cư, dự kiến nhận nhà vào quý IV/2027.

Một số ngân hàng đã điều chỉnh chính sách cho vay mua nhà, nhằm tăng tính thực tế và sát với nhu cầu của người dân.

Giá thuê nhà ở xã hội tại các chung cư cao tầng ở Hải Phòng sẽ dao động từ 32.000 đồng/m² đến 121.900 đồng/m², theo công bố mới đây của Sở Xây dựng Hải Phòng.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định giao đất tại huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên nhằm triển khai các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Được cho biết, Quỹ nhà giá rẻ của Thành phố sẽ mở rộng ra thanh niên, công nhân… phục vụ nhóm thu nhập trung bình, không giới hạn như nhà ở xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ NN&MT làm việc với các bộ, ngành và địa phương để thống nhất phương án điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất.

Việc nhiều khu đất thuộc dự án treo ở quận Cầu Giấy bị sử dụng sai mục đích như xây sân pickleball, sân tennis...gây bức xúc trong dư luận mà vẫn chưa được xử lý.

Nhà đất sổ chung luôn có giá bán rẻ hơn sổ riêng tuy nhiên lại có nhiều rủi ro. Để tránh rắc rối, người mua nên lưu ý những điều sau.

Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã đấu giá quyền sử dụng 23 lô đất với giá khởi điểm từ 20 - 82,5 triệu đồng/m² tại thị trấn Tiền Hải.

Phân khu đô thị phía Tây Vành đai 4 - phân đoạn 3 đang được lấy ý kiến với quy mô diện tích khoảng 5.272,48 ha và quy mô dân số đến năm 2045 dự kiến khoảng 330.000 người.