Bất động sản phục hồi, VN-Index về sát 970 điểm

Sau hai phiên liên tiếp tăng điểm, phiên ngày 18/11 chứng kiến thời điểm VN-Index giảm hơn 29 điểm về mốc 940 điểm, tuy nhiên ngay chính thời điểm đó đã kích hoạt dòng tiền tham gia tích cực trở lại. Dù vẫn hiện diện lực cung bán ra trong phiên chiều nhưng lực cầu tham gia có phần áp đảo hơn, qua đó giúp chỉ số VN-Index đóng cửa xanh điểm nhẹ.

Về diễn biến thị trường, nhóm xây dựng, bất động sản, khu công nghiệp cũng tiếp tục ghi nhận diễn biến phục hồi tích cực, qua đó trở thành điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay. Dòng tiền tham gia mạnh mẽ, đặc biệt từ khoảng thời gian chiều đến khi kết phiên, lực cầu áp đảo qua đó giúp nhiều lớp cổ phiếu tiếp tục phục hồi ấn tượng.

Với nhóm xây dựng, CTD là cổ phiếu hiếm hoi ngược dòng giảm điểm, với mức giảm 0,4%, trong khi HTN đóng cửa tại mốc giá tham chiếu. Các cổ phiếu còn lại như PLC, HBC, HHV, C4G, FCN, LCG tiếp tục duy trì đà tăng tích cực từ 1,3 - 6,8%, C4G tăng 7,4%, thậm chí VCG tăng kịch trần.

Tương tự, diễn biến phục hồi cũng hiện diện ở các cổ phiếu thuộc nhóm khu công nghiệp, dù có những khoảng thời gian trong phiên vẫn ghi nhận áp lực bán khiến các cổ phiếu thu hẹp đà tăng, có lúc giảm điểm. Tuy nhiên, lực cầu áp đảo trong khoảng thời gian phiên chiều, đặc biệt về cuối phiên vẫn giúp phần lớn cổ phiếu kết phiên trong sắc xanh. Ngoại trừ BCM giảm 2,4% thì phần lớn đà tăng đều hiện diện tại các cổ phiếu VGC, NTL, KBC, CRE, SZC, IDC với mức tăng ghi nhận từ 1,9 - 6,7%, CII và LHG tăng kịch trần. 

Cùng với đó, nhóm bất động sản thương mại tiếp tục ghi nhận dòng tiền tham gia mạnh mẽ, đặc biệt trong khoảng thời gian từ phiên chiều đến khi kết phiên. Theo đó, KDH, HDG, GEX xanh điểm từ 1,9 - 3,5%, trong khi các cổ phiếu DXG, NLG, HDC, SCR, DIG, CEO đồng loạt tăng sát trần và kịch trần.

Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội.

Ở chiều ngược lại, nhóm các cổ phiếu lớn Bluechips có xu hướng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen nhau. Rổ VN30 ghi nhận 13 mã tăng và 13 mã giảm; trong đó, nổi bật BVH, FPT, HPG, KDH, MWG, SSI, VIC, VNM đóng góp điểm tăng tích cực, với đà tăng ghi nhận từ 0,7 - 6%, cá biệt GVR tăng kịch trần. Ở chiều ngược lại, GAS, MSN, PLX, SAB, VRE là các cổ phiếu quay đầu giảm điểm, với mức giảm từ 1,2 - 4,5%. Đáng chú ý, hai cổ phiếu  PDR và NVL vẫn tiếp tục giảm sàn "trắng bên mua" với dư bán hàng chục triệu cổ phiếu, qua đó làm thu hẹp đà tăng của thị trường trong phiên hôm nay.

Nhóm ngành vốn hóa lớn như ngân hàng cũng ghi nhận sắc xanh, đỏ đan xen khi kết phiên. Theo đó, CTG, TCB, HDB, STB, TPB, VIB, OCB giảm từ 0,3 - 2%, ngược lại BID, ACB, SHB, LPB duy trì được sắc xanh đến cuối phiên với mức tăng từ 0,5 - 4,9%, thậm chí EIB sau nhiều phiên liên tục giảm điểm sâu thì đến phiên nay tăng kịch trần. Các cổ phiếu như VCB, MBB, VPB và MSB đóng cửa quanh mức tham chiếu, biến động không đáng kể đến thị trường chung. Đà chững lại từ nhóm này cũng khiến cho thị trường thiếu đi động lực tăng điểm trong phiên hôm nay.

Cùng khối tài chính, nhóm chứng khoán tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng điểm khá tích cực, phần lớn các cổ phiếu thu hút dòng tiền tham gia ngay từ những phút đầu và duy trì sắc xanh xuyên suốt đến cuối phiên. Theo đó, SSI, HCM, MBS, CTS, BSI xanh điểm từ 2,8 - 5,9%, ngoài ra có SHS, FTS, VIX tăng kịch trần. Ngược lại, VCI là cổ phiếu hiếm hoi giảm điểm tiêu cực trong phiên nay và VND đóng cửa tại mốc giá tham chiếu.

Về cổ phiếu thuộc nhóm ngành hàng hóa cơ bản liên quan đến giá cũng ghi nhận lực cầu tham gia mạnh mẽ. Theo đó, nhóm ngành như thép với HPG, HSG, NKG, POM, SMC, TVN, TLH ghi nhận đà tăng trung bình từ 4,8 - 6,6%, nhất là HSG và NKG tăng kịch trần. Nhóm than với TVD, TDN, NBC, THT, TC6 ghi nhận các cổ phiếu đồng loạt thu hút dòng tiền quan tâm và tham gia mạnh và kết phiên trong sắc xanh với mức tăng từ 2,5 - 9,5%. Trong khi đó, nhóm phân bón lại thể hiện diễn biến có phần kém tích cực, khi các cổ phiếu như DCM và DPM kết phiên trong sắc đỏ, giảm từ 1,9%.

Về số liệu thị trường chung, kết phiên hôm nay, VN-Index tăng 0,07 điểm lên 969,33 điểm; toàn sàn có 268 mã tăng, 176 mã giảm và 70 mã đứng giá. Khối lượng giao dịch đạt hơn 960 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.702 tỷ đồng. HNX- Index tăng 3,01 điểm lên 190,87 điểm. UPCoM-Index tăng 0,61 điểm lên 67,15 điểm. 

Khối lượng giao dịch toàn thị trường hơn 16.000 tỷ đồng. Phiên giao dịch hôm nay ghi nhận khối ngoại bán ròng 34,98 tỷ đồng trên sàn HOSE, nổi bật bán DGC, VND, CTG, GEX…

User
Ý KIẾN

Giá vàng các thương hiệu trong nước sáng nay tăng mạnh, với vàng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) vừa thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ hôm nay 20/5. Cụ thể, ngân hàng này đồng loạt tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn 1–18 tháng thêm 0,3%/năm.

Giá vàng chốt phiên chiều qua không tăng so với phiên giao dịch ngày hôm trước nhưng vẫn ở ngưỡng cao.

Theo Quy định hiện nay của Chính phủ, hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trên sàn thương mại điện tử được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đầu vào. Hiện nay, giá trị các mặt hàng nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã lên tới hàng tỉ USD mỗi tháng. Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT hàng hóa giá trị nhỏ qua thương mại điện tử để có thêm nguồn thu.

Sau chuỗi ngày ổn định, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ tăng trở lại với mức tăng cao nhất là 600.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giá vàng trong nước duy trì ổn định quanh 90 triệu đồng/lượng.

Sau chuỗi ngày tăng - giảm với biên độ lớn, giá vàng các thương hiệu trong nước ổn định quanh 90 triệu đồng/lượng.

Giá vàng chiều qua ghi nhận mức tăng của vàng SJC sau phiên giảm ngày trước đó. Mức tăng dao động từ 700 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Gần đây, giá vàng miếng liên tục biến động với các đỉnh giá mới và có dấu hiệu khó kiểm soát. Chuyên gia nhận định nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp đà giảm về quanh mốc 89 triệu đồng/lượng.

Kết thúc quý I/2024, nợ xấu tại các ngân hàng đồng loạt tăng lên. Nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài cùng những khó khăn nội tại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.

Sau khi tăng mạnh vào sáng qua (9/5), chiều cùng ngày, giá vàng tiếp tục tăng 1,8 triệu đồng/lượng so với hôm trước, vượt 89 triệu đồng.

Hôm nay (9/5), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.265 VND, tăng 16 đồng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá bán USD sát mức trần quy định và ngấp nghé mức đỉnh đã được thiết lập ngày 23/4.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay được điều chỉnh nhẹ và duy trì quanh mức 87 triệu đồng/lượng.

Ngày 8/5, sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024" với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Sau khi tăng mạnh sáng qua, tới cuối giờ chiều cùng ngày, giá vàng SJC lại lập đỉnh mốc mới là 87,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Giá vàng miếng tăng đột biến ở hầu hết các thương hiệu vàng, với mức tăng cao nhất gần 900.000 đồng/lượng, tiến sát gần 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Hôm nay, các thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều, vẫn đang duy trì quanh 85 triệu đồng/lượng.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên tiền gửi của dân cư tại ngân hàng quay đầu giảm sau khi liên tục tăng trưởng dương 25 tháng liên tiếp trước đó. Không chỉ vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng giảm hơn 165 nghìn tỷ đồng trong một tháng.

Vao lúc 9 giờ 30 ngày 2/5, Công ty vàng SJC niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào 82,5 triệu đồng/lượng, bán ra 84,7 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng so với trước kỳ nghỉ lễ bất chấp đà tăng của vàng thế giới.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã ck: HPG) đã công bố nghị quyết phát hành thêm 581.5 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ 10%, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Hiện đã có hơn 20 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý I/2024. Trong đó, 14 nhà băng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 0,003%-165%. Song, bức tranh lợi nhuận ba tháng qua cũng phân hoá khi MB, VIB, ACB, BVBank đồng loạt ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm.

Lúc 13h30 ngày 1/5, giá vàng thế giới giảm mạnh khiến cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC lùi về mốc 84 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn lùi sâu về mốc 75 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới trong chiều 30/4 giao ngay ở mức 2.325,77 USD/ounce, giảm 6,64 USD/ounce so với giá vàng chốt phiên giao dịch.

Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Vàng SJC neo ở đỉnh lịch sử 85,2 triệu đồng/lượng, trong khi đó vàng nhẫn có xu hướng giảm mạnh.

Chốt phiên hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 83 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 73,8-75,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng các thương hiệu trong nước được điều chỉnh tăng mạnh lên quanh mốc 85 triệu đồng/lượng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của các tổ chức tín dụng vẫn dồi dào. Doanh nghiệp, nếu có dự án hiệu quả, đáp ứng điều kiện tín dụng tối thiểu chắc chắn sẽ được cho vay.

Chiều nay, 26/4, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, là mức cao nhất lịch sử. So với cuối ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC tăng 800.000 đồng/lượng.

Tính đến hiện tại, đã có 18 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I/2024. Techcombank tạm dẫn đầu, đứng sau lần lượt là MB, ACB, HDBank và SHB.

Hôm nay, giá vàng trong nước và vàng thế giới tăng trở lại. Hiện vàng SJC giao dịch ở mức 82-84,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tính đến sáng ngày 25/4, đã có 14 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I/2024. Trong đó, VPBank, BVBank và OCB là ba ngân hàng mới công bố lợi nhuận với nhiều số liệu đáng chú ý.

Hôm nay, vàng trong nước lại quay đầu tăng sốc sau khi giảm nhiệt vào hôm qua. Tăng từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/lượng ở cả chiều bán ra và chiều mua vào.

Tính đến hôm nay 24/4, đã có 11 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I/2024. Trong đó, có 6 ngân hàng đã cung cấp báo cáo tài chính, 5 ngân hàng còn lại thông báo trong Đại hội đồng cổ đông hoặc qua các phương tiện truyền thông.

Ngân hàng Nhà nước đã bán 110 triệu USD khi tỷ giá trên liên ngân hàng chủ yếu giao dịch quanh mức 25.450/USD trong ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên liên ngân hàng. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 40 đồng mỗi chiều.

Trong nước, giá vàng nhẫn điều chỉnh giảm mạnh tới 800 nghìn đồng/lượng, giao dịch ở mức 76,55 triệu đồng/lượng; vàng miếng SJC cũng điều chỉnh giảm về gần 83 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - HoSE: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 9.062 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.