Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và những ẩn số
Năm 2024, thế giới sẽ chứng kiến con số kỷ lục với 57 quốc gia, đại diện cho hơn 50% dân số toàn cầu, tổ chức các cuộc bầu cử. Trong đó, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được xem là một trong những cuộc bỏ phiếu có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Tương tự như các cuộc bầu cử trước đây, cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 dự kiến sẽ cam go và khó đoán định, khi liên tục xuất hiện các nhân tố và diễn biến mới.
Nguy cơ hiệu ứng domino trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Colorado đã trở thành bang đầu tiên của nước Mỹ tước quyền xuất hiện của cựu Tổng thống Donald Trump trên lá phiếu bầu cử sơ bộ của bang này, cho rằng ông "không đủ tư cách giữ chức vụ Tổng thống theo Mục 3 của Tu chính án thứ 14 trong Hiến pháp Mỹ", vì đã kích động vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6-1-2021.
Ngay sau phán quyết trên, đội ngũ tranh cử của cựu Tổng thống Trump tuyên bố phán quyết này là “hoàn toàn sai lầm”, khẳng định sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao liên bang Mỹ. Một số chính trị gia và học giả cũng chỉ trích phán quyết của tòa án Colorado. Họ cho rằng việc ngăn ông Trump trở thành tổng thống nên để các cử tri quyết định chứ không phải tòa án.
Ông Chris Christies, cựu Thống đốc bang New Jersey nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, ông Donald Trump không nên bị ngăn cản tranh cử Tổng thống bởi bất kỳ Tòa án nào. Cử tri Mỹ mới là người có quyền ngăn cản ông ấy.”
Giáo sư Jessica Levinson, Trường Luật Loyola có chung quan điểm: “Cử tri Mỹ thậm chí còn chưa bỏ phiếu. Tôi không nghĩ Tòa án Tối cao Mỹ sẽ ra một phán quyết mà có vẻ như đang tước bỏ quyền bầu cử của cử tri trước khi họ cân nhắc bầu chọn Tổng thống tiếp theo sẽ là ai. Tôi cho là Tòa án Tối cao sẽ đảo ngược phán quyết."
Trong trường hợp kháng cáo thất bại, giới quan sát cho rằng, phán quyết của tòa án Colorado cũng chỉ có hiệu lực ở bang này, đồng nghĩa ông Trump vẫn có thể tranh cử tại các bang khác. Bên cạnh đó, tình huống cũng được đánh giá là không quá nghiêm trọng với một ứng cử viên đảng Cộng hòa như ông Trump, vì Colorado vốn dĩ là “bang xanh”, có truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là liệu “hiệu ứng Colorado” có lan nhanh sang các bang khác nghiêng về đảng Dân chủ hay không. Hiện nay, nhiều tiểu bang, trong đó có California cũng viện dẫn Tu chính án thứ 14 để ngăn ông Trump tranh cử, một số bang khác có các vụ kiện tương tự của các nhóm cử tri, song đã bị tòa bác bỏ trước đó.
Về phía Đảng Cộng hòa, quyết định của Tòa án Colorado hay lời đe dọa của bang California được xem như một màn đấu đá chính trị, trong bối cảnh ông Trump đang dẫn trước đương kim Tổng thống Joe Biden - ứng cử viên của Đảng Dân chủ - trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây. Đảng Cộng hòa cũng đe dọa sẽ “xóa tên” Tổng thống Joe Biden khỏi phiếu bầu sơ bộ.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, việc Tòa án của một bang do Đảng Dân chủ kiểm soát ra phán quyết bất lợi cho ông Trump cũng có thể tạo hiệu ứng ngược. “Làn sóng xanh" của Colorado có thể là chất xúc tác giúp chiến dịch tranh cử của ông Trump vận động thêm nhiều nguồn tài trợ, đồng thời giúp chính trị gia 77 tuổi này giành được thiện cảm hơn từ cử tri.
Được biết, trước phán quyết của Colorado, ông Trump chưa bị Tòa án nào kết tội kích động nổi dậy hoặc bị truy tố tội danh này liên quan tới vụ bạo loạn Tòa Nhà Quốc hội. Ông từng bị Hạ viện Mỹ luận tội vì cáo buộc kích động bạo loạn nhưng được Thượng viện tha bổng sau đó. Trong bối cảnh như vậy, dư luận Mỹ đang hướng cái nhìn về phía Tòa án tối cao Mỹ với mong muốn, tránh biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thành một cuộc tẩy chay nhau bằng Tòa án, đưa nó về với đúng quỹ đạo của một cuộc đối đầu bằng lá phiếu của cử tri.
Thách thức bủa vây cựu Tổng thống Trump
Phán quyết của Tòa án Colorado không phải là vụ việc duy nhất gây rắc rối cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Truyền thông nước này hồi cuối tuần qua đã công bố đoạn ghi âm cuộc điện thoại cho thấy ông Trump đề nghị quan chức bầu cử bang Michigan không công nhận chiến thắng năm 2020 của Tổng thống Joe Biden. Cùng với đó, cựu thị trưởng thành phố New York - ông Rudy Giuliani - đồng minh của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã nộp đơn xin phá sản. Ông Rudy Giuliani bị Tòa án yêu cầu bồi thường hơn 148 triệu USD cho hai cựu nhân viên bầu cử bang Georgia mà ông đã cáo buộc gian lận, sau khi ông Donald Trump không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.
Trang tin Detroit News ngày 22/12 đăng tải đoạn ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại vào ngày 17/11/2020 giữa ông Trump với hai quan chức bầu cử của đảng Cộng hòa ở quận Wayne, bang Michigan. Ông Trump hối thúc các quan chức này không ký chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống 2020, hay nói cách khác là không công nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden. Ông hối thúc họ phải "đấu tranh vì đất nước".
Khi được hỏi về thông tin do Detriot News đăng tải, một người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết, ông Trump chỉ hành động theo nghĩa vụ của một người đứng đầu chính phủ nhằm đảm bảo tính liêm chính trong bầu cử.
Trong khi đó, ông Guiliani, người được mệnh danh là “thị trưởng nước Mỹ” vì đã lãnh đạo thành phố New York sau vụ tấn công ngày 11/9/2001, phải đối mặt với hàng loạt khoản nợ bắt nguồn từ công việc luật sư thay mặt cho cựu Tổng thống Trump. Trước đó, trong phiên tòa kéo dài 4 ngày, hai cựu nhân viên bầu cử Ruby Freeman và Shaye Mosscho ở Atlanta, Georgia cho biết, họ đã bị đe dọa nghiêm trọng sau khi ông Giuliani quy kết họ “cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử” ở bang Georgia cách đây hơn 3 năm, một cách vô căn cứ. Ông Giuliani tiếp tục lặp lại những cáo buộc đó sau phán quyết buộc bồi thường ngày 15/12 của bồi thẩm đoàn ở Washington, mặc dù ông đã thừa nhận trước tòa rằng, các phát biểu đó mang tính chất phỉ báng. Động thái khiến hai cựu nhân viên bầu cử nộp đơn kiện ông lần thứ hai.
Trong hồ sơ nộp lên Tòa án New York, ông Giuliani cho biết, bản thân có các khoản nợ từ 100 - 500 triệu USD, trong khi tài sản cá nhân chỉ từ 1 - 10 triệu USD. Động thái mới của ông Giuliani sẽ giúp tạm dừng tất cả các vụ kiện dân sự nhằm vào ông. Tuy nhiên, việc đó dường như vẫn không thể giúp ông Giuliani né tránh số tiền phải bồi thường cho hai cựu nhân viên bầu cử.
Theo các nhà phân tích, tình cảnh khó khăn của cựu luật sư Giuliani cho thấy, những rắc rối sẽ còn tiếp tục bủa vây cựu Tổng thống Trump khi ông đang đối diện hàng loạt thách thức pháp lý nghiêm trọng khác. Ông Guiliani và ông Trump hiện cùng bị truy tố hình sự ở bang Georgia vì những cáo buộc liên quan can thiệp bầu cử Tổng thống năm 2020 tại bang này.
Bất chấp các thách thức, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đón tin vui từ Tòa án Tối cao Mỹ, khi các thẩm phán từ chối đẩy nhanh quy trình ra phán quyết liệu ông Trump có được hưởng quyền miễn trừ liên quan cáo buộc can thiệp bầu cử năm 2020 hay không. Tòa án tối cao Mỹ cho biết, sẽ xử lý vụ việc theo tiến trình bình thường. Theo tờ The New York Times, quyết định mới nhất của Tòa án Tối cao được xem là một chiến thắng đối với vị cựu Tổng thống này, vì các vụ xét xử hình sự đối với ông nhiều khả năng sẽ không thể tiến hành trước cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 11/2024. Một khi ông Trump chính thức trở thành ứng viên Tổng thống, các vụ kiện pháp lý sẽ phải dời lại cho đến khi bầu cử kết thúc. Nếu tái đắc cử, ông Trump còn có thể ký sắc lệnh ân xá cho chính mình.
Chính sách đối ngoại ảnh hưởng lá phiếu cử tri
Thông thường, trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cử tri nước này chủ yếu quan tâm tới các vấn đề kinh tế và đối nội. Tuy vậy, trong bối cảnh hàng loạt cuộc xung đột từ Ukraine tới Trung Đông - thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ ở quy mô toàn cầu, một số nhà phân tích nhận định rằng, đối ngoại có thể trở thành một trong những trọng tâm của cuộc bầu cử năm 2024.
Theo khảo sát mới nhất được tờ Wall Street Journal công bố đầu tháng 12, có 5% số cử tri Mỹ được hỏi coi chính sách đối ngoại là vấn đề quyết định lá phiếu của họ trong năm 2024. Về tổng thể, đối ngoại đứng thứ bảy trong danh sách ưu tiên của người Mỹ. Tuy nhiên, nếu so với khảo sát được thực hiện 4 tháng trước đó, số cử tri lựa chọn đối ngoại đã tăng gấp đôi, từ 2% lên 5%, giúp lĩnh vực này nhảy 4 bậc khỏi vị trí xếp chót danh sách ưu tiên.
Bên cạnh đó, thứ tự ưu tiên thấp không có nghĩa người Mỹ hoàn toàn không quan tâm tới đối ngoại. Khảo sát của Bloomberg và Morning Consult cho thấy có tới 39% người Mỹ coi quan hệ Mỹ - Trung là vấn đề "rất quan trọng" trong lá phiếu bầu Tổng thống năm 2024.
Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas cũng nhận được sự quan tâm gần tương tự: 43% coi đây là vấn đề "rất quan trọng”.Các chuyên gia nhận định rằng, cử tri Mỹ không chỉ quan tâm đến chính sách của các ứng viên Tổng thống trong từng vấn đề đối ngoại cụ thể, mà từ chính sách đối ngoại, cử tri muốn có được đánh giá rộng hơn. Họ muốn biết ứng viên đó có đủ sức mạnh để bảo vệ lợi ích quốc gia và đối phó với các đối thủ của Mỹ trên trường quốc tế hay không.
Ngoài ra, sự khác biệt lớn giữa hai ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng cho thấy, nước Mỹ có thể đứng trước bước ngoặt lớn về chính sách đối ngoại trong ít nhất 4 năm tới. Trong khi cựu Tổng thống Trump là người có xu hướng từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, ưu tiên củng cố lợi ích của Washington, thì Tổng thống Biden có quan điểm chính trị truyền thống hơn và muốn tăng cường ảnh hưởng của Mỹ cũng như các đồng minh, đối tác trên toàn cầu.
Robot trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tranh cử ở Mỹ
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong vận động tranh cử đang dần trở nên phổ biến tại Mỹ, đến mức dư luận nước này đã quen thuộc với cụm từ “cuộc bầu cử AI đầu tiên”. Mới đây, một thành viên đảng Dân chủ là Shamaine Daniels đã gây chú ý khi sử dụng robot AI để thực hiện các cuộc đàm thoại chất lượng cao với cử tri trên quy mô lớn. Bà Shamaine Daniels hy vọng, robot này sẽ giúp cho bà và đảng Dân chủ có nhiều lợi thế trong cuộc bầu cử năm 2024.
Robot AI hỗ trợ tranh cử có tên là Ashley, do Công ty Civox có trụ sở tại London phát triển. Không giống các robot thông thường, Ashley không có câu trả lời nào được ghi âm trước. Công ty Civox cho biết, Ashley là nhân viên trực điện thoại đầu tiên được hỗ trợ bởi công nghệ AI tạo sinh như ChatGPT của OpenAI, phục vụ cho chiến dịch bầu cử. Ashley có khả năng thực hiện vô số cuộc trò chuyện trực tiếp cùng một lúc.
Bà Shamaine Daniels, thành viên Đảng Dân chủ Mỹ cho biết: “Mục tiêu của tôi khi sử dụng robot AI là nhằm mở rộng đối tượng có thể tham gia vào quá trình vận động tranh cử. Nếu người gọi điện trả lời theo hướng không phù hợp, Ashley có khả năng kết thúc cuộc trò chuyện đó. Về phía chúng tôi, chúng tôi đảm bảo rằng Ashley không thể nói dối về tôi. Bất cứ điều gì Ashley chia sẻ sẽ là sự thật."
Ashley là một trong những ví dụ đầu tiên về cách AI đang mở ra một kỷ nguyên mới của chiến dịch tranh cử. Đối với một số người, đây là một công cụ mới thú vị để tiến hành các cuộc trò chuyện chất lượng cao trên quy mô lớn. Những người khác lo ngại, điều này sẽ làm trầm trọng thêm vấn nạn tin giả do AI tác động, vốn đã là vấn đề gây tranh cãi từ lâu ở Mỹ.
Theo kết quả thăm dò, hơn 50% người Mỹ được hỏi tin rằng những thông tin sai lệch do AI tạo ra sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử năm 2024. Hơn 30% cho biết, vì những tác động của AI nên họ nghi ngờ các kết quả bầu cử hơn.
Kết quả thăm dò dư luận về mức độ tín nhiệm của Tổng thống Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump cho thấy, tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên Tổng thống tiềm năng của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa hiện đang bám đuổi nhau ở khoảng cách sít sao. Các diễn biến mới nhất về cuộc đua vào Nhà Trắng là dấu hiệu cho thấy, cuộc cạnh tranh giữa hai đảng trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ rất khốc liệt. /.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Người đứng đầu lực lượng phòng thủ hạt nhân của Nga Igor Kirillov và trợ lý của ông đã thiệt mạng trong một vụ nổ ở phía đông nam Moscow vào sáng thứ Ba. Người phát ngôn của Ủy ban điều tra Nga Svetlana Petrenko cho biết: Vụ nổ là do một thiết bị nổ được giấu bên trong một chiếc xe máy điện.
Hãng thông tấn TASS dẫn thông báo của Ủy ban Điều tra Nga xác nhận Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga, cùng trợ lý của ông đã thiệt mạng trong một vụ nổ xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam thủ đô Moscow.
Việc tự động hóa sản xuất bằng AI và robot có thể đóng góp tới 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025.
Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban hành lệnh thiết quân luật sau 45 năm. Sắc lệnh thiết quân luật của ông chỉ kéo dài trong vài giờ, nhưng ông đang phải trả giá đắt vì tính toán sai lầm này. Uy tín của ông Yoon đã giảm mạnh, trong đó nổi lên sự phân cực chính trị sâu sắc, các vụ bê bối liên quan đến vợ ông và xung đột gần như liên tục giữa Chính phủ của ông và Quốc hội do phe đối lập áp đảo.
Với gần 150 đêm diễn tại 51 thành phố trên khắp thế giới,"The Eras Tour" không chỉ là chuyến lưu diễn lớn nhất trong sự nghiệp của Taylor Swift mà còn được xem là một hiện tượng văn hóa toàn cầu. Đây là chuyến lưu diễn âm nhạc có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của nữ ca sỹ trong ngành công nghiệp âm nhạc, văn hóa và kinh tế.
Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm carbon dioxide (CO₂) - loại khí nhà kính nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, methane (CH₄) - một loại khí thải khác chỉ đứng sau CO₂ về tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, cũng cần được chú ý nếu muốn làm chậm tình trạng biến đổi khí hậu.
Sự bất ổn chính trị tại Pháp và Đức, hai nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu, đang làm suy yếu vai trò trụ cột của hai quốc gia này trong nỗ lực giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách đang gia tăng và sức cạnh tranh đang suy yếu của châu lục này, làm dấy lên mối lo ngại về tương lai bất ổn của Liên minh châu Âu.
Trong những ngày qua, một dịch bệnh bí ẩn đã bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), làm nhiều người lo lắng. Tổng giám đốc WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có 416 trường hợp mắc căn bệnh bí ẩn được báo cáo và ít nhất 143 người ca tử vong do căn bệnh này tại các bệnh viện.
Chỉ còn hơn hai tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giảm án cho khoảng 1.500 người và ân xá cho 39 người Mỹ bị kết án về các tội phi bạo lực. Đây là hành động khoan hồng lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.
Những ngày gần đây, các lực lượng Ukraine đóng tại miền Đông nước này đang phải chịu áp lực rất lớn, có thể nói là “căng thẳng lên đến đỉnh điểm” khi Nga liên tiếp giành thêm nhiều thành quả quân sự. Theo giới quan sát, chỉ trong vài tháng qua, lực lượng Nga đã kiểm soát lãnh thổ của Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2022.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang đối mặt với cáo buộc nổi loạn liên quan đến lệnh thiết quân luật do ông ban hành ngày 3/12. Ông Yoon có thể đi vào lịch sử với tư cách là Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm đầu tiên bị bắt và giam giữ khi đang tại nhiệm.
Lực lượng Nga đã tiến qua khu định cư Stariye Terny về phía làng Dachnoye, đường Kurakhovo-Zaporozhye và đường dẫn ra khỏi thành phố Kurakhovo về phía Tây.
Chỉ một ngày sau khi chính quyền Bashar Al Assad bị lật đổ, Thủ tướng Mohammed al-Jalali đã đồng ý trao quyền lực cho "chính phủ cứu nguy" do lực lượng đối lập lãnh đạo. Một số nhà phân tích cho rằng việc chấm dứt nội chiến sẽ mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho người dân Syria, tuy nhiên, trước mắt chính quyền mới của Syria sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
Ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối nhất thế giới hiện nay, đòi hỏi sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Bất chấp lời kêu gọi của các nhà khoa học và hoạt động môi trường, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn.
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang đẩy Syria đến một bước ngoặt lớn, đồng thời xoay chuyển bức tranh địa chính trị ở khu vực Trung Đông. Tương lai và ước mơ hòa bình của người dân Syria vẫn là bài toán khó tìm lời giải đáp.
Tổng thống Joe Biden đã ân xá vô điều kiện cho con trai mình là Hunter Biden, khi chỉ còn vài tuần nữa là ông rời Nhà Trắng, bất chấp lời hứa trước đó là không làm việc này. Với tư cách là một người cha, quyết định của ông có thể được thông cảm, nhưng với cương vị tổng thống, quyết định này gây ra tác động lớn ở vào thời điểm nhạy cảm.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, với cam kết sẽ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Donald Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc. Lần này, dưới chính quyền Trump 2.0, các nhà quan sát chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng không ảo tưởng về quỹ đạo đi xuống tiềm tàng của mối quan hệ Mỹ - Trung.
Xung đột Nga - Ukraine đến nay đã kéo dài gần 3 năm và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Dường như khó có khả năng Nga và Ukraine sẽ tìm kiếm một vài hình thức ngừng bắn hoặc giải pháp hòa bình trong nửa đầu năm 2025.
Israel đang thảo luận về một đề nghị mới nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza, cho rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để đạt được một thỏa thuận phù hợp với Tel Aviv, sau khi chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu bác bỏ nhiều đề xuất trong hơn một năm qua và tiếp tục gây hấn chống lại người Palestine.
6 tháng sau khi chính phủ tiền nhiệm bị giải tán, chính phủ non trẻ mới được thành lập được 3 tháng của Thủ tướng Michel Barnier tiếp tục nối gót, sụp đổ sau khi không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 4/12 do liên minh cánh tả đề xuất.
Phân tích của hãng tin Reuters về các tuyên bố và cuộc phỏng vấn được thực hiện với một số nhân vật thân cận với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho thấy, các cố vấn của ông Trump, cả công khai và riêng tư, đã đưa ra các đề xuất về việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine bằng cách đổi đất lấy hòa bình. Theo đó, Kiev sẽ phải nhượng lại những vùng lãnh thổ rộng lớn cho Nga trong tương lai gần.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã khiến cả nước bàng hoàng vào tối ngày 3/12, khi bất ngờ tuyên bố thiết quân luật lần đầu tiên sau gần 50 năm.
Những ngày gần đây, cuộc xung đột tại Syria đã bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý sau khi lực lượng phiến quân đối lập phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng và giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Aleppo - thủ phủ kinh tế của quốc gia Trung Đông này, đồng thời mở rộng tấn công nhiều thành phố lớn ở phía Tây.
Cuối năm là mùa lễ hội, đồng thời cũng là mùa mua sắm lớn trong năm ở nhiều nơi như Mỹ và châu Âu. Mặc dù mùa nghỉ lễ năm nay có thể sẽ lập kỷ lục mới, nhưng có một xu hướng rõ rệt là người tiêu dùng sẽ không vung tiền mà tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và tìm kiếm các chương trình khuyến mãi tốt trước khi đưa ra quyết định.
Trước khi rời khỏi Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách cải thiện di sản của mình bằng cách đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, thả những con tin vẫn còn bị Hamas giam giữ, đồng thời mở đường cho một giải pháp ở khu vực rộng lớn hơn khi bàn giao công việc cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên cho biết có thể nhượng đất tạm thời cho Liên bang Nga để đổi lấy sự bảo vệ của “ô bảo vệ NATO” và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại thông qua ngoại giao.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một cơ quan mới là Bộ Hiệu quả Chính phủ, đồng thời lựa chọn tỷ phú công nghệ Elon Musk và doanh nhân, cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, Vivek Ramaswamy làm người đứng đầu cơ quan này. Điều này thể hiện tham vọng của ông Trump về việc cải cách bộ máy chính phủ mà ông cho là quan liêu.
Ông Trump dường như đã "bắn phát súng” đầu tiên về thuế quan, báo hiệu một chính sách thương mại cứng rắn dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông.
Australia sắp trở thành quốc gia đầu tiên cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, sau khi cả Hạ viện và Thượng viện thông qua dự luật về vấn đề này.
Ngày 28 /11, Quân đội Israel cho biết lực lượng không quân của họ đã tấn công một cơ sở được Hezbollah sử dụng để lưu trữ tên lửa tầm trung ở miền nam Liban sau khi cả hai bên cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh.
Theo Reuters, ngày 28/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, ca ngợi ông Trump dũng cảm khi bị một tay súng cố gắng ám sát và cho biết Moscow sẵn sàng đối thoại với tổng thống đắc cử Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Tại Busan, Hàn Quốc, vòng đàm phán thứ 5 và cũng là vòng cuối cùng của Ủy ban đàm phán Liên chính phủ về ô nhiễm nhựa đang diễn ra. Đây là nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa, sau bốn vòng đàm phán trước đó chưa mang lại kết quả tích cực.
Israel và Liban đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho Israel và phong trào Hezbollah, sau hơn một năm kể từ khi nổ ra các cuộc giao tranh ở biên giới phía Nam Liban. Thỏa thuận này mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, đồng thời hướng tới chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch trong khu vực.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và thủ lĩnh Hamas Mohammed Deif. Lệnh bắt giữ do ICC ban hành gây chấn động trong bối cảnh pháp lý thế giới, bởi đây là lần đầu tiên một đồng minh phương Tây bị một cơ quan tư pháp toàn cầu buộc tội phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc sau hai tuần đàm phán căng thẳng. Mặc dù đạt được thành quả nhất định, nhưng cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị.
Với chiến lược kiên trì và linh hoạt, Trung Quốc đang từng bước xây dựng ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ Latinh, khiến Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại khu vực vốn được xem là liên minh truyền thống của Washington.
Giảm khí thải từ phương tiện giao thông đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
0