Bảy di sản lịch sử của Hà Nội thành không gian sáng tạo
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.
1. Cung Thiếu nhi Hà Nội
Cung Thiếu nhi (36 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội) hơn 40 năm qua là điểm đến quen thuộc, thân thương và cũng là cả "bầu trời tuổi thơ", nơi từng ươm mầm các tài năng nghệ thuật của Hà Nội cũng như của cả nước. Nơi đây là một di sản kiến trúc hiện đại và là ký ức tuổi trẻ Hà Nội, gắn liền với cảm xúc, tình cảm của biết bao người dân.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp. Ngày 21/1/1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký thông tư đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Trong Cách mạng Tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ. Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ Phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
4. Nhà hát Lớn
Nhà hát Lớn Hà Nội nằm ở khu vực sầm uất bậc nhất Thủ đô với diện tích xây dựng đạt khoảng 2.600 m². Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911 và được phỏng theo nguyên mẫu là nhà hát Opera Garnier nhưng nơi đây có tầm vóc nhỏ hơn; đồng thời, các vật liệu sử dụng cho công trình cũng được thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
5. Đại học Tổng hợp
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm chính của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Nơi đây trước Cách mạng Tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926.
6. Tuyến phố Tràng Tiền
Phố Tràng Tiền xưa kia là một con đường dài, phía Tây giáp phủ Chúa Trịnh, phía Đông giáp với cửa ô Tây Long, tức là Nhà hát Lớn Hà Nội ngày nay, thông ra căn cứ Đồn Thủy và bến sông Hồng. Đường này đi qua đất của ba thôn Tây Long, Thạch Tần, Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lâm (Hữu Túc), huyện Thọ Xương cũ. Khoảng năm 1808, một xưởng đúc tiền được Vua Gia Long nhà Nguyễn cho lập ra ở đây, tên chữ là Bảo Tuyền Cục, dân quen gọi là Tràng Tiền.
7. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Được thành lập theo Quyết định số 1674/QĐ-TTg ngày 26/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là công trình văn hóa tọa lạc ở khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Bảo tàng lưu giữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay thông qua hệ thống tài liệu, hiện vật vô cùng đồ sộ, quý giá, trong đó có nhiều hiện vật là bảo vật quốc gia.
Nối tiếp thành công từ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội các năm 2022, 2023, Lễ hội năm 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" tiếp tục là một bứt phá, mang đến nhiều điều thú vị mới, khơi dậy hơn nữa tinh thần sáng tạo trong mỗi người, nhất là thế hệ trẻ, để thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo của thành phố, kết nối các giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo với vị thế của Thủ đô - trung tâm sáng tạo của cả nước.
Lễ hội tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển mạng lưới nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và ra mắt Trung tâm Điều phối hoạt động sáng tạo của thành phố tại Bảo tàng Hà Nội trong tháng 11/2024.
Khu vực diễn ra lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, nơi kết nối trục "Tinh hoa di sản" phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông; trục "Kinh tế sáng tạo" dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền gồm các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Khoa học Tự nhiên; các không gian văn hóa: hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn.
Lễ hội tập trung vào ba trụ cột: Thiết kế - Cộng đồng - Sáng tạo; có hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, với sự tham gia của các cộng đồng sáng tạo từ các thành phố thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trường đại học, Thành Đoàn Hà Nội, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố.
Các hoạt động sáng tạo được tổ chức sẽ là cuộc "đối thoại" giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ tiếp nối, phát huy giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển, thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước. Cùng với đó, tinh thần sáng tạo được lan tỏa tại khắp không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, làng nghề truyền thống trên khắp tuyến phố, quận, huyện, thị xã của Thủ đô.
Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 được tổ chức vào 19 giờ 30 phút ngày 9/11 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám (trước Nhà hát Lớn).
Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra các hoạt động: Sắp đặt 3 công trình biểu tượng (Pavilion) "Hành lang thơ ngây" tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, "Dòng" ở vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, "Rồng rắn lên mây" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày, triển lãm; hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế; tour du lịch sáng tạo kết hợp các hoạt động lễ hội; hoạt động cộng hưởng của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và các quận, huyện, thị xã của Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Tiếp nối thành công từ 3 mùa lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ người Việt nói chung và người dân Thủ đô đã xây đắp, tạo dựng.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
Chỉ còn một tuần nữa là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức quay trở lại. Những thiết kế sáng tạo gắn với chuyển đổi số, kinh tế số ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Bên cạnh đó, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ ra khỏi Thủ đô cũng đã mở ra cơ hội để những cơ sở công nghiệp một thời chuyển đổi công năng.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.
Tối 29/10, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã khai mạc tuần lễ “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước".
"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.
Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.
Làng cổ Đường Lâm đã in hình bản đồ số Đường Lâm, với những địa điểm chủ chốt và có cả mã quét QR. Khi cầm trên tay tấm bản đồ, du khách sẽ biết làng cổ có những gì, nên tham quan những gì.
Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.
Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.
Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.
Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.
Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".
Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.
Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.
Với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa", các hoạt động Tết Nguyên đán 2025 tại TP.HCM, đặc biệt là Đường hoa Nguyễn Huệ, sẽ là nơi giao hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa vẻ đẹp thiên nhiên và sự phát triển của thành phố.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.
Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.
0