Bê bối Farmgate của Tổng thống Nam Phi

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đang phải đối mặt với bê bối nghiêm trọng có nguy cơ ảnh ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của nhà lãnh đạo này. Bê bối được truyền thông Nam Phi đặt tên Farmgate liên quan tới việc ông đã che đậy vụ trộm hàng triệu USD tiền mặt được giấu trong đồ nội thất tại trang trại riêng của mình.

Ông Cyril Ramaphosa đảm nhận ghế tổng thống Nam Phi vào năm 2018 và một năm sau đó lãnh đạo đảng Đại hội Dân tộc Phi cầm quyền giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Ông đã vận động tranh cử trên cương lĩnh chống tham nhũng.

Tờ Guardian (Anh) cho biết, ông Ramaphosa từng kiếm được bộn tiền với tư cách là một doanh nhân khi ông tạm rời bỏ chính trường.

Ông thích chăn nuôi các loài động vật có giá trị, bao gồm cả gia súc. Tuy nhiên, điều này đang đe dọa kết thúc sớm sự nghiệp chính trị của ông.

Vào đầu năm 2020, khoảng 500.000 USD đến 5 triệu USD tiền mặt đã bị đánh cắp tại trang trại của ông Ramaphosa ở Phala Phala, tỉnh Limpopo. Số tiền mặt này dường như không được khai báo theo các quy định nghiêm ngặt về chống rửa tiền của địa phương hoặc để nộp thuế.

Vụ trộm cũng không được báo cáo với cảnh sát. Thay vào đó, một vệ sĩ của tổng thống được giao nhiệm vụ lần dấu số tiền. Truyền thông địa phương gọi vụ bê bối là Farmgate.

Một hội đồng độc lập do quốc hội chỉ định báo cáo đã tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái, vi phạm hiến pháp và vi phạm lời tuyên thệ của tổng thống. Quốc hội sẽ bỏ phiếu về việc có luận tội ông Ramaphosa hay không, trong khi đó chính khách này khẳng định mình vô tội.

Ramaphosa khai rằng, ông kiếm được tiền thông qua việc bán 20 con trâu cho một công dân Sudan vào Giáng sinh năm 2019. Hội đồng độc lập với người đứng đầu là chánh án đã nghỉ hưu Sandile Ngcobo lại cho rằng vẫn còn “nghi ngờ đáng kể” về việc liệu việc mua bán có diễn ra hay không.

Hãng tin Bloomberg cho biết không có thông tin chi tiết nào về người mua Sudan chẳng hạn như địa chỉ thực hoặc số hộ chiếu, thông tin có được chỉ là tên của anh ta.

Một cuộc điều tra của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi “khẳng định mạnh mẽ” rằng họ không có hồ sơ nào về số tiền vào nước này. Bỏ tiền mua 20 con trâu nhưng người mua chưa đến lấy chúng về. Số tiền đã được người quản lý trang trại giấu trong ghế sofa trong hơn một tháng kể từ khi giao dịch đến khi xảy ra vụ trộm vào tháng 2/2020.

Ông Ramaphosa có tham gia vào việc điều hành trang trại. Không có nhiều khả năng người quản lý đã tự mình cất tiền mặt trong ghế sofa mà ông Ramaphosa không hề hay biết.

Ramaphosa cho biết, ông đã báo cáo vụ việc với người đứng đầu cơ quan bảo vệ tổng thống là Wally Rhoode. Trong lời khai của mình, Rhoode giải thích rằng ông ta đã ngay lập tức báo cáo cho một trong những cấp trên và mở một cuộc điều tra sơ bộ về bất kỳ mối đe dọa nào đối với tổng thống.

Cuộc điều tra này bao gồm yêu cầu chính quyền Namibia hỗ trợ để giúp xử lý vấn đề. Qua cuộc điều tra, đã tìm ra một nhóm nghi phạm và kẻ cầm đầu, chúng thú nhận trộm khoảng 800.000 USD.

Hội đồng độc lập đánh giá cuộc điều tra này được tiến hành mà không hề có đăng ký và lưu vào sổ ghi án. Mặc dù kẻ chủ mưu bị cáo buộc đã nhận tội sau khi bị giam giữ và thẩm vấn nhưng “không ai bị kết án”.

Hội đồng độc lập đề xuất quốc hội Nam Phi điều tra thêm về vấn đề này và ông Ramaphosa có thể mắc hành vi sai trái nghiêm trọng.

User
Ý KIẾN

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.

Thời gian qua, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chính trị toàn cầu. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới dự đoán năm 2024 sẽ là một năm đặc biệt bùng nổ cho ngành du lịch, với đóng góp kinh tế toàn cầu dự kiến đạt con số khổng lồ 11,1 nghìn tỷ USD - mức cao nhất mọi thời đại.

Cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc diễn ra 4 năm một lần này có ý nghĩa quan trọng khi đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol kỳ vọng sẽ giành được đa số ghế tại Quốc hội khóa mới. Cuộc bầu cử lần này được coi là cuộc trưng cầu dân ý giữa kỳ về sự lãnh đạo của Tổng thống Yoon Suk Yeol, và cũng đóng vai trò là lá phiếu tín nhiệm đối với Đảng Dân chủ đối lập, đảng đã nắm quyền kiểm soát đa số trong Quốc hội Hàn Quốc trong 4 năm qua.

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới. Đây cũng là một trong những cơn ác mộng của người lái xe.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế châu Á được kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số, sự phục hồi nhanh chóng của du lịch, cũng như những bước tiến trong việc triển khai các thỏa thuận kinh tế - thương mại.

Những ngày qua, thị trường tiêu dùng Nhật Bản xôn xao vì vụ bê bối khiến 5 người tử vong cùng hàng loạt trường hợp gặp vấn đề sức khỏe đầy nghiêm trọng của hãng dược phẩm Kobayashi khiến hãng phải liên tục thu hồi sản phẩm và bị thanh tra các nhà máy sản xuất. Nỗi lo lắng về sức khỏe đang làm rung chuyển thị trường thực phẩm chức năng Nhật Bản - lĩnh vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Trận động đất mạnh 7,4 độ richter làm rung chuyển hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) sáng mùng 3/4 được cho là cơn địa chấn mạnh nhất tại Đài Loan trong 25 năm qua. Tính đến sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam), trận động đất đã khiến 9 người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương, nhiều người vẫn còn bị mắc kẹt trong các đường hầm, hàng chục tòa nhà bị hư hại. Hiện công tác khắc phục hậu quả của trận động đất vẫn đang diễn ra khẩn trương. Trận động đất này mặc dù có cường độ lớn nhưng gây thiệt hại về người không nhiều như những trận động đất có cường độ tương tự. Vậy yếu tố nào giúp Đài Loan (Trung Quốc) giảm thiểu được thiệt hại do động đất?

Bình minh ngày 22/6/1941, các sân bay Liên Xô bị tấn công. Đại úy Berkal, phi đội trưởng, nhanh chóng bấm chuông báo động và đưa tiêm kích của mình cất cánh càng sớm càng tốt. Khi chiến đấu cơ Xô Viết lấy được độ cao, họ chợt nhận ra rằng những chiếc cường kích của phát xít Đức rất dễ bị hạ...

Việc Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng sau cuộc không kích được cho là của Israel, đã thổi bùng ngọn lửa xung đột âm ỉ nhiều tháng qua, đẩy Trung Đông đến bờ vực chiến tranh khu vực.

Mùa xuân năm 1941, phát xít Đức đang thống trị châu Âu. Pháp và Ba Lan đang bị chiếm đóng. Chỉ còn nước Anh còn tiếp tục chiến đấu. Giờ đây, nước Đức Quốc xã quyết định xoay trục về hướng Đông, mục tiêu là Liên bang Soviet, vùng đất mà Hitler vẫn hằng mơ ước để xây dựng đế chế mới.

NATO được thành lập nhằm mục đích ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu và có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Tổ chức này liên tục kết nạp nhiều thành viên mới và ngày càng tiến sát biên giới Nga. Mục đích thực sự của việc NATO mở rộng về phía Đông là để làm suy yếu vị thế cường quốc của Nga.

Xung đột Nga - Ukraine đã leo thang khi Moscow và Kiev liên tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau. Cuộc chiến năng lượng Nga - Ukraine không chỉ gây thiệt hại cho các bên tham chiến mà còn tác động mạnh đến kinh tế và môi trường chính trị toàn cầu.

Một loạt các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục trong năm 2023. Sự sụt giảm này là thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế do lực lượng lao động thu hẹp, tỷ lệ người già tăng lên.

Thông tin công nương Kate mắc bệnh ung thư đã gây ra cú sốc với truyền thông và những người hâm mộ gia đình hoàng gia Anh, bởi cô còn khá trẻ và được biết đến là người có sức khỏe tốt, sắc đẹp và là mẫu hình lý tưởng trong mắt nhiều người. Câu chuyện của công nương Kate một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về xu hướng trẻ hóa ở các bệnh nhân ung thư, khi trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người dưới 50 tuổi mắc bệnh.

Trong một diễn biến bất ngờ, giá trị tài sản ròng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng hơn 4 tỷ USD chỉ sau một ngày, đưa ông lọt vào danh sách top 500 người giàu nhất thế giới. Khối tài sản ròng tăng mạnh, cộng thêm việc vừa thoát được nguy cơ bị tịch thu tài sản nhờ phán quyết mới của tòa án phúc thẩm, được xem là yếu tố tiếp thêm sức mạnh cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng cuối năm nay.

Francis Scott Key, còn gọi là cầu Key Bridge, ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland, Mỹ, vừa bị đánh sập do bị tàu container khổng lồ đâm trúng. Vụ va chạm không chỉ gây ra thương vong về người và cảnh tượng hỗn loạn, mà còn khiến cho giao thông đường thủy của Mỹ bị xáo trộn gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương, làm căng thẳng chuỗi cung ứng.

Lá phiếu trắng của Mỹ tại Hội đồng Bảo an cho thấy khủng hoảng lòng tin giữa hai đồng minh thân cận ngày càng trầm trọng hơn.

Sau tròn một thế kỷ, Olympic mùa hè trở lại với Paris. Ở quê hương của người sáng lập nên Thế vận hội hiện đại - Pierre de Coubertin, Paris hướng tới một kỳ Olympic trẻ hơn, bền vững hơn, và toàn diện hơn bao giờ hết.

Cho đến nay, vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại trung tâm thương mại Crocus ở ngoại ô Moscow đã khiến gần 140 người thiệt mạng. Vụ tấn công được đánh giá là một trong những vụ khủng bố nguy hiểm nhất nhằm vào nước Nga trong nhiều thập kỷ. Trong khi các cơ quan chức năng Nga vẫn đang gấp rút điều tra vụ việc, những câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là ai đã gây ra vụ tấn công và động cơ là gì?

Mọi kỷ lục về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ trong năm 2023, với các đợt nắng nóng gay gắt khiến băng tan kỷ lục và mùa đông ấm bất thường. Các chuyên gia cảnh báo năm 2024 có thể sẽ còn nóng hơn nữa.

Nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISKP), một nhánh của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này. Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Nga nghi ngờ Ukraine có liên quan đến vụ tấn công.

Theo dữ liệu thống kê, hiện nay có hơn 6.700 vệ tinh đang hoạt động trong quỹ đạo Trái đất. Phần lớn vệ tinh được sử dụng cho các mục đích như viễn thông, dân sự và quân sự, đặc biệt là cung cấp truyền hình hoặc Internet cho những khu vực hẻo lánh trên Trái đất. Để đáp ứng nhu cầu này, các nước đã tham gia vào cuộc đua chiếm giữ quỹ đạo Trái đất.

Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của mỗi cá thể, bao gồm cả con người. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, trở thành vấn đề cấp bách của toàn thế giới.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã chính thức nâng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm. Quyết định này được dự báo sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu khi các nhà đầu tư của Nhật Bản chuyển tiền về nước sau một thời gian dài ồ ạt đầu tư ở nước ngoài với mong muốn tìm kiếm lợi suất cao hơn. Câu hỏi đặt ra hiện nay là ai sẽ hưởng lợi và ai sẽ chịu thiệt?

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng này trong vòng 6 tháng, nếu không muốn bị cấm hoạt động tại Mỹ. Nếu được thượng viện thông qua, dự luật này sẽ trở thành luật, khiến nền tảng chia sẻ video phổ biến tại Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động. Nhiều người trẻ sử dụng TikTok phản đối dự luật này. Nếu TikTok bị cấm, Tổng thống Biden có thể mất đi nhóm cử tri trẻ. Liệu điều này có làm thay đổi cục diện bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới?

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng để bù đắp sản lượng thủy điện giảm do hạn hán và sự phục hồi trong ngành hàng không đã góp phần đẩy lượng khí thải CO2 từ năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, hàng loạt sự cố liên tiếp xảy ra với Boeing, hãng sản xuất máy bay hàng đầu nước Mỹ - Boeing, như bung tấm bịt cửa giữa trời, phát hiện sai phạm trong quá trình giám sát quản lý chất lượng, cháy động cơ và ngừng hoạt động trên không. Loạt sự cố không chỉ khiến Boeing bị khủng hoảng mà còn đe dọa gây ra các tác động sâu rộng lên toàn ngành hàng không Mỹ.

Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen do Iran hậu thuẫn nhằm vào tàu chở hàng đi qua Biển Đỏ đã liên tục xảy ra nhiều tháng nay. Bất ổn ở tuyến hàng hải quan trọng này khiến tàu vận tải gặp nguy vì bị thay thế bởi các cách hoạt động vận chuyển khác như vận tải đường sắt và hàng không.

Người dân Haiti hoang mang trong bối cảnh bạo lực băng nhóm tiếp diễn và chưa có giải pháp cụ thể để ổn định đất nước. Băng nhóm có vũ trang tiếp tục kiểm soát sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng khiến trật tự xã hội trên bờ vực sụp đổ.