Bên ly trà đá vỉa hè có một Hà Nội bình yên
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Ngồi trà đá vỉa hè như một thói quen ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của con người tại Thủ đô nhộn nhịp. Đằng sau tất cả những ồn ào và xô bồ thì trà đá vỉa hè được nhiều người nhìn nhận như là một nét "văn hóa" đậm chất riêng của người Hà Nội.
Không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trà đá vỉa hè đáp ứng được tất cả những nhu cầu của mọi tầng lớp người dân. Thanh niên lấy quán đá làm không gian sinh hoạt chung, dân công sở chọn đó làm nơi tụ tập trong giờ nghỉ trưa, còn những người lao động chân tay ghé qua gọi một cốc trà đá vừa rẻ vừa mát để giải khát.
Không ai biết trà đá xuất hiện từ bao giờ, có người nói từ sau năm những 1930, khi người dân Hà Nội bắt đầu quen với đồ uống có đá. Những cốc trà đá mát lạnh với hậu vị ngọt thanh đã trở thành thức uống giải tỏa cơn khát trong ngày hè oi bức. Dần dà, hơn cả thói quen, trà đá vỉa hè trở thành nếp sống.
Càng trong phố cổ, quán trà đá vỉa hè dường như càng nhiều hơn. Có những quán trà mà tuổi đời đã hàng chục năm, chứng kiến bao đổi thay của con người và phố thị. Bộ hành qua phố cổ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một Hà Nội xưa cũ và bình yên trong những căn nhà cũ, bên cạnh là những con ngõ chỉ rộng chưa đầy 1m, thậm chí người đi bộ di chuyển cũng khó khăn.
Tấc đất tấc vàng, nhưng có những ngôi nhà mặt phố chỉ mở hàng nước, như quán trà đá của bà Đặng Thị Nguyệt ở Hàng Cót: "Bán cái này thì bán vui thôi, chứ để mà nhiều thì cũng không lãi nhiều. Không chỉ riêng hàng nhà cô, nhà nào cũng bán. Tất cả những người nào già, về hưu không còn sức khỏe nữa thì ngồi. Ở Hà Nội, thứ nhất là tất cả những khách vãng lai ở các tỉnh lên, thứ hai là mình đi ra gặp nhau nói chuyện, có thể là vài ba người hàng xóm ngồi mời nhau, nói chuyện, rồi bạn cùng lớp, cùng tuổi đến để ngồi buôn".
Gia đình bà mở quán nước từ những năm 80 truyền lại đến tận bây giờ. Các loại đồ uống theo thời gian cũng đa dạng hơn để chiều lòng ẩm khách, nhưng đặc trưng nhất vẫn là trà đá, nước vối đá, mỗi cốc chỉ 3 đến 5 nghìn đồng. Với những người đã có tuổi như bà Nguyệt, mở quán ngay trước cửa nhà như một nhu cầu điểm hẹn. Vài cụ già ngồi đánh cờ, hút thuốc lào; mấy người lao động ngoài trời tìm bóng râm và ly nước mát; vài thanh niên "chém gió" lúc rảnh rang, hay vài vị khách Tây lân la trải nghiệm nét văn hóa bản địa trong sự tò mò và thích thú.
Còn bà Nguyễn Thị Hoa sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã có thâm niên bán trà đá gần 40 năm. Quán trà nơi con ngõ nhỏ của bà đã nuôi sống cả một gia đình, là nơi chia sẻ bao vui buồn của người Hà Nội.
"Tôi bán từ 9/3/1988 đến giờ, từ thời bao cấp, vừa trông con vừa hàng, các cháu nó bây giờ hai đứa trưởng thành đại học xong rồi, hồi xưa một mình tôi bán quán trà nhỏ này nuôi cả gia đình." bà Hoa chia sẻ.
Người ta vẫn thường nói vui với nhau rằng, quán trà đá là "trung tâm văn hóa" của cả một khu phố hay với cái tên kêu hơn "thông tấn xã vỉa hè". Ngang qua một quán trà đá vỉa hè, bạn có thể nghe được đủ thứ chuyện trên đời. Từ thời sự báo đài, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến y tế, thể thao, có thể là cả chuyện đầu ngõ cuối xóm, gia đình, con cái, tiền điện tiền nước. Thậm chí nhiều cuộc thương lượng, đàm phán diễn ra ngay quán trà.
Và có cả những người đi xa, về phố, chỉ thèm một ly trà đá, để cảm nhận một Hà Nội an yên. Giới trẻ giờ có nhiều sự lựa chọn khi cần tìm một chỗ để gặp nhau. Những quán cà phê có điều hòa, có cả giá sách, cả nhạc với nhiều loại đồ uống thời thượng. Dẫu vậy vẫn có những bạn trẻ lựa chọn dừng chân tại quán trà đá vỉa hè.
Ở Hà Nội gần như đâu đâu cũng có trà đá trong những con ngõ trên những góc phố. Gọi là quán chứ thực ra có khi chỉ là một cái bàn nhỏ, chẳng cầu kỳ về mẫu mã, quy cách, tùy theo sự tận dụng của chủ quán, sao cho gọn nhẹ nhất. Mấy cốc nước ấm, trà và vài ba cái ghế thế là đủ cho một quán trà đá vỉa hè. Thậm chí có những quán trà mở trong khuôn viên gia đình cũng cứ được gọi với cụm từ trà đá vỉa hè như để nói lên sự đặc trưng phổ biến của nó.
Đặc biệt, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy một điều rất thú vị. Cứ bên cạnh một sạp báo, đặc biệt là quán ăn vỉa hè, y rằng có một quán nước nhỏ bán trà đá như thể nó buộc phải có, để đáp ứng nhu cầu của khách ăn hàng vậy. Với chị Nguyễn Thu Hường ở Đống Đa, Hà Nội thưởng thức một bát phở, thêm một cốc trà đá mát lạnh vào buổi sáng đã trở thành một thói quen thân thuộc bao năm qua.
"Thói quen trà đá buổi sáng sau bữa ăn là một thói quen có từ rất lâu của mình rồi. Đó như một chất xúc tác, một khởi đầu trong một cái ngày mới làm việc." chị Hường chia sẻ.
Dường như trà đá vỉa hè đã trở thành chốn nghỉ chân của tâm hồn, để người ta tạm quên đi những gánh nặng cơm áo gạo tiền, quên đi những chuyện buồn nhỏ nhen vặt vãnh, để thấy lòng mình rộng hơn, vị tha hơn. Hà Nội vội vã nhưng bên ly trà đá, nhịp sống thoáng chốc chậm lại. Đang bận việc nhưng vì mệt quá, khát quá, người ta vẫn có thể tấp xe vào vỉa hè, ngồi xuống, uống cạn một ly trà đá. Nếu rảnh hơn hoặc lúc chờ đợi ai đó, trà đá là sự lựa chọn lý tưởng.
Bên ly trà đá, người ta kể về đủ chuyện của cuộc đời. Đôi khi nó lại là nơi ngồi lặng ngoái nhìn lại cuộc đời để thấy những biến cố thăng trầm suốt những năm tháng dài đã qua và hướng về tương lai với những hy vọng tươi sáng còn đang ấp ủ.
Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Giữa chốn phồn hoa đô thị, nơi mà nhiều thú vui khác du nhập vào, quán trà đá vỉa hè vẫn là một nơi bình yên mà sâu lắng, là thứ gì đó tao nhã, bình dị đến mức thân quen. Dù ngoài mặt phố hay những con ngõ nhỏ, thì mỗi quán trà đá nhỏ xinh như đều gánh đủ hỉ nộ, ái ố của bao nhiêu con người.
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng nghe đến câu nói vui "Hà Nội không vội được đâu". Và điển hình của từ không vội ấy, ta có thể tìm thấy ở bất cứ quán trà đá vỉa hè nào. Một hình ảnh bình dân, thú vui gần gũi bình thường nhưng len lỏi vào đời sống một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Để thấy lâu lâu không ngồi thì nhớ, thấy xuyến xao như Trịnh Công Sơn đã từng thốt lên rằng: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ".
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được xây dựng từ năm 1966, với diện tích gần 5000m2. Tòa nhà là một tác phẩm tổng hòa của kiến trúc cổ điển và hiện đại, kết hợp độc đáo giữa phong cách châu Âu với kiến trúc đình làng Việt Nam.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Ăn phở xào phố Hàng Buồm là cách để nhiều người tận hưởng tiết trời lạnh của Thủ đô thêm phần trọn vẹn hơn.
Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên hoàn thành sau 2 tháng triển khai, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật công cộng đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.
Cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng trống học bài lại vang lên qua Đài truyền thanh xã Vật Lai, huyện Ba Vì, nhắc nhở các em nhỏ tự giác ngồi vào bàn học.
Giữa cái se lạnh buổi sớm của Hà Nội, ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang vang lên bỗng cho ta cảm giác như mùa đông đang tới gõ cửa từng nhà. Khi gió se sắt lùa trên những mái ngói phong rêu, ngồi ở quán quen nơi góc phố, ủ trong tay một thức quà ấm nóng, gợi ký ức mùa xưa... Dường như mùa đông đã về...
Những bãi cỏ lau ven đê và cánh đồng hoa cúc vàng nở rộ ngay dưới chân cầu Long Biên đang là những điểm check-in không thể bỏ qua vào những ngày cuối thu này.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Thời tiết se lạnh dần chuyển mùa, không có gì tuyệt vời hơn khi được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực trong các con ngõ nhỏ với những quán hàng là địa chỉ quen thuộc của người sành ăn.
Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart - một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.
Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư ngày càng phát triển sôi nổi đã đem đến cho người dân đời sống tinh thần phong phú, góp phần xây dựng nếp sống văn minh và củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng dân cư trong xã hội hiện đại.
Vào mỗi buổi sáng, sữa đậu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội bởi sự bổ dưỡng và thơm ngon.
Nhắc đến phố cổ Hà Nội là nhắc đến những con ngõ dài, chỉ rộng khoảng 1m, sâu hun hút. Thế nhưng, những con ngõ này lại có sức hấp dẫn “khó thể chối từ” đối với mỗi người dân Thủ đô, bởi nằm sâu trong đó đều là thiên đường ẩm thực, nơi có rất nhiều món ăn mang đậm hương vị truyền thống.
Việc làm gia sư tại nhà đã trở thành công việc quen thuộc với không ít người trẻ. Giữa bao hối hả ở Hà Nội, công việc gia sư tại nhà không chỉ là một nghề mà đã trở thành một phần quen thuộc và nhịp nhàng trong cuộc sống của những người trẻ.
Đường Yên Phụ dài 1,4 km, bắt đầu từ dốc đường Thanh Niên đến phố Hàng Đậu. Điểm nhấn dọc tuyến phố là sự kết hợp giữa không gian xanh và các bức họa gốm sứ dài hơn 1000 mét, mô tả các thời kỳ lịch sử và giới thiệu cảnh quan, những địa danh nổi tiếng của Hà Nội.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những món đồ chần bông, hình ảnh của một thời quá khứ vẫn luôn tồn tại, như một phần không thể thiếu đối với người Hà Nội, nhất là khi mùa đông sắp cận kề.
Hồ Tây trong buổi chiều thu. Không gian thơ mộng bởi mây trời, sóng nước. Người dân và du khách có thể cảm nhận những ngày đẹp nhất trong năm của Hà Nội.
Bia hơi Hà Nội, cụm từ này đã có từ rất lâu. Giống như phở Hà Nội, Bia hơi Hà Nội đã trở thành thức uống riêng biệt của người Thủ đô.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Vơi những người nông dân ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, công nghệ số đã giúp cho họ mang câu chuyện hàng ngày và sản phẩm họ làm ra đến gần hơn với mọi người.
Phố Hoàng Diệu thuộc phường Quan Thánh, quận Ba Đình, gắn với nhiều di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long và Đoan Môn. Phố nổi bật bởi hàng cây xà cừ cổ thụ quanh năm xanh mát.
Một Hà Nội hiện lên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa rực rỡ, sôi động, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.
Từ các làng nghề ven đô, cốm được đưa về phố. Với nhiều người Hà Nội, cốm là thức quà dân dã nhưng thật tao nhã.
Nếu như mùa thu được ví như mùa đẹp nhất trong năm thì tháng 10 là tháng đẹp nhất của mùa thu Hà Nội.
Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.
Giữa tiết trời thu Hà Nội, những chiếc áo dài mang biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn duyên dáng, mềm mại và quyến rũ qua bao năm tháng cùng Hà Nội dấu yêu.
Sự đỏng đảnh của nàng thu khiến cho lòng người càng náo nức, càng chờ mong, ai cũng muốn ra đường mỗi ngày đều bắt trọn những khoảnh khắc thu thật thu, nét thu Hà Nội.
Hoa cúc, hoa thạch thảo,... nổi bật giữa không gian xanh mát. Khí thu se lạnh càng làm cho sắc hoa thêm phần tươi tắn.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
Giữa những món ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, cháo trai vẫn luôn được lựa chọn cho bữa sáng, bữa trưa, bữa xế... bởi hương vị thơm ngon, dân dã và đặc biệt phù hợp với sở thích của nhiều người.
Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hà Nội đang vào thu, tiết đẹp nhất năm. Dưới ánh nắng thu vàng óng ả, những hàng hoa như đang chở cả mùa thu dạo khắp phố phường.
Tiếng rao đều đều của các cô, các chị như đưa mỗi chúng ta về với miền tuổi thơ ăm ắp kỷ niệm. Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố dường như đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Những món ăn ở khu chợ Hàng Bè đa phần là đồ ăn chín, rất phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngày nào chợ cũng đông khách từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.
Có thể với nhiều người, hương hoa sữa đậm đặc, khó thở. Thế nhưng hoa sữa đầu mùa lại mang hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Hoa và nụ đan xen vào nhau.
World Culinary Awards 2024 - Giải thưởng Ẩm thực thế giới lần thứ 5 năm 2024 vừa công bố Hà Nội nhận hai giải là “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
Suốt 70 năm qua, Đài Hà Nội lên sóng liên tục phục vụ khán giả Thủ đô, trong nước và quốc tế. Một hành trình chưa bao giờ dừng nghỉ, để nhịp sống Đài Hà Nội hòa cùng nhịp sống Thủ đô ta.
Không gian trưng bày “Chuyện phố Hàng” tái hiện khung cảnh của các gia đình làm nghề Đông y ở Hà Nội vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Khi màn sương mỏng còn vương vấn, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên, tạo màu sắc và khung cảnh huyền ảo. Trong ánh sáng buổi sớm, tháp truyền hình Sa Đôi của Đài Hà Nội vươn mình đầy kiêu hãnh.
Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".
Sau đại dịch Covid-19, mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, năm 2022 với mục tiêu lấy lại vị thế Đài Thủ đô là ý chí của người đứng đầu đã lan tỏa thành quyết tâm tới toàn thể những người làm việc tại Đài Hà Nội. Thay đổi quan trọng có tính quyết định nhất đó chính là thay đổi trong tư duy quản trị, tư duy làm nội dung cho các nền tảng truyền thông của Đài.
Nhắc đến Truyền hình Hà Nội từ những năm 1990, khán giả Thủ đô thường nhớ đến những gương mặt phát thanh viên mang đậm chất Hà Nội như Thanh Vân, Lệ Diễm, Lâm Phúc. Họ chính là những phát thanh viên truyền hình đầu tiên của Đài Hà Nội - một “thế hệ vàng” tạo nên hình ảnh của Đài trong lòng khán giả Thủ đô và cả nước.
Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.
Dự án đường dây 500kV mạch 3 là minh chứng cho sự kiên cường và nỗ lực không ngừng của các công nhân tải điện. Đạo diễn Việt Bắc - Trung tâm Phóng sự tài liệu, Đài Hà Nội đã ghi lại những khoảnh khắc chân thực nhất.
Một vài hình ảnh về các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, thành phố Hà Nội thăm và làm việc với Đài Hà Nội được lưu giữ. Mỗi bức ảnh như một ký ức nhỏ chứa đựng nhiều cảm xúc trong suốt 70 năm của Đài Hà Nội.
0