Bệnh viện đồ da - điểm tựa cho người yếu thế | Người tốt quanh ta | 08/02/2024
Thành lập từ năm 2018, sau hơn 5 năm hoạt động, Bệnh viện đồ da đã tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho hàng chục người yếu thế, từ trẻ lang thang, nạn nhân buôn người tới trẻ đánh giày. Vượt qua những rào cản về trình độ lao động và kỹ năng thấp, các lao động yếu thế tại Bệnh viện đồ da đã nỗ lực học hỏi, vượt lên chính mình để đáp ứng yêu cầu cao của công việc.
TIN LIÊN QUAN
Những người vì mọi người | Người tốt quanh ta | 07/02/2024
Nhiều mô hình ý nghĩa trước thềm năm mới | Người tốt quanh ta | 06/02/2024
Người giữ lửa môn nghệ thuật chèo tàu Tân Hội | Người tốt quanh ta | 04/02/2024
Tổ trưởng tín dụng hết lòng vì người nghèo | Người tốt quanh ta | 03/02/2024
Chung tay cho một mùa Tết đủ đầy | Người tốt quanh ta | 02/02/2024
Ý KIẾN
Làng chài Võng La thuộc xã Võng La, huyện Đông Anh. Nơi đây có nghề sản xuất đậu phụ đã tồn tại hơn 100 năm. Có thời điểm hơn 80% dân số trong làng sống bằng nghề sản xuất đậu. Với khát vọng giữ nghề và phát triển thương hiệu cho sản phẩm truyền thống của quê hương, anh Phan Văn Đạt đã tập hợp lớp thanh niên có đam mê nhiệt huyết với nghề, để thành lập HTX thanh niên Võng La.
Nghệ nhân ưu tú Vân Mai sinh ra ở quê lúa Thái Bình, gần làng Quốc nổi tiếng với chiếu chèo Đông. Cơ duyên đến với ca trù khi chị nghe nghệ nhân Quách Thị Hồ hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó chị say mê, miệt mài luyện tập ca trù.
Được thành lập ngày 15/9/2009, nhiệm vụ của Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 3 Hà Nội là tập trung khám bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của thành phố. Mỗi năm, Trung tâm đón từ 3.000 đến 4.000 lượt người có công tham gia điều dưỡng.
Với 14 năm nghiên cứu, sáng tạo, cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên môn Toán trường THCS Thị trấn Văn Điển là người tiên phong trong việc tích hợp công nghệ thông tin vào bài giảng, giúp bài giảng sinh động và học sinh dễ tiếp thu.
Đã 10 năm gắn bó với thôn Yên Bài (xã Tự Lập, huyện Mê Linh), Sư thầy Vương Văn Nghĩa, pháp danh Thích Huệ Sĩ đã dành cho nơi này nhiều tình cảm. Khi thầy mới về đây, ngôi chùa Bảo Tháp vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bằng sự đoàn kết của nhân dân và chính quyền, ngôi chùa đã xây dựng xong. Trong suốt những năm tháng ấy, thầy tham gia nhiều hoạt động trong thôn, ở những công việc cần giúp đỡ, thầy đều sẵn sàng bằng một tấm lòng hảo tâm.
Từ khi tốt nghiệp sư phạm cho đến nay, cô giáo Trần Thị Mai Phương đã có hơn 20 năm giảng dạy và kinh qua nhiều vị trí. Hiện nay, cô giáo Mai Phương là hiệu trưởng trường mầm non B Liên Ninh – huyện Thanh Trì.
Cần mẫn, say nghề, nghệ nhân Hà Thị Vinh không nghĩ rằng mình lại đóng vai trò chuyển giao thế hệ, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để tiếp tục giữ lửa cho hàng nghìn lò nung được cháy mãi tại Bát Tràng, biến nó từ các vật dụng hàng ngày trở thành những tác phẩm nghệ thuật để đời, vươn xa ra thế giới.
Ngay từ nhỏ Tô Minh Cường đã say mê những điệu hát chèo, hát xẩm, hát văn, và niềm đam mê đó ngày càng lớn dần theo thời gian.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị, giữa những lo toan thường nhật, có những con người giàu lòng nhân ái, trái tim luôn cháy ngọn lửa yêu thương. Bà Phan Kim Liên, năm nay đã ngoài 80, một cựu cán bộ công an đã về nghỉ hưu, sống tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ chính là một trong những tấm gương sáng như thế.
Dù ở cương vị công tác nào, cô giáo Trần Thị Bích Phượng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ninh Sở (huyện Thường Tín) cũng luôn tận tâm với nghề, phát huy được phẩm chất đáng quý của người giáo viên nhân dân.
Là thành viên trong câu lạc bộ hiến máu tình nguyện, đến nay, Đại úy Hà Mi đã tham gia hiến máu 11 lần, trong đó có 5 lần hiến máu khẩn cấp cứu giúp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch và 2 lần do Viện huyết học và Truyền máu Trung ương huy động khi kho máu hiếm của Viện cạn kiệt.
Lương y Phó Hữu Đức sinh ra trong một gia đình làm nghề đông y ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau quá trình học tập và đúc kết kinh nghiệm, năm 2000, ông xây dựng được một cơ sở khám, chữa bệnh khang trang tại quận Cầu Giấy (TP.Hà Nội). Từ đây, bệnh nhân mọi miền đất nước tìm đến ông thầy thuốc nổi tiếng chữa bệnh gan mật, hiếm muộn, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên…
Sinh ra ở thôn Viên Đình, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa - nơi có truyền thống làm nhạc cụ dân tộc lâu đời của Hà Nội, đã phần nào khơi dậy tình nghề làm nhạc cụ trong anh Dương Minh Cường - một trong số ít những người trẻ tại Viên Đình còn theo đuổi nghề làm đàn và anh đã trở thành biểu tượng cho sự kiên trì và đam mê ở nơi đây.
Cùng với những đóng góp, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo trên địa bàn, bà Đặng Thị Thu Phương, Chủ tịch Hội Khuyến học phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) luôn tích cực trong họat động khuyến học, tuyên truyền và thuyết phục được nhiều người người cao tuổi, vui vẻ tham gia lớp học tiếng Anh. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa, giúp người cao tuổi thấy tự tin vui vẻ và hòa nhập hơn với cộng đồng.
Cô Phạm Thúy Khanh hiện là Hiệu trưởng Trường mầm non Trương Định (quận Hai Bà Trưng). Trước đó, cô trải qua nhiều vị trí công tác ở nhiều đơn vị khác nhau. Ở bất kỳ môi trường giáo dục nào, cô luôn là người tiên phong đổi mới, vực dậy các phong trào thi đua, thúc đẩy chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ.
Là tổ Trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên của trường THCS Phú La (quận Hà Đông), thầy giáo Lê Trung Thủy luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, tích cực phát hiện và bồi dưỡng các em học sinh có khả năng toán học. Bằng kinh nghiệm và sự nhiệt tình, yêu nghề mãnh liệt, thầy đã truyền tình yêu toán học đến các em học sinh để các em không sợ và cao hơn là luôn cảm thấy hứng thú với bộ môn này.
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn - cha đẻ của bộ gõ Vietkey, một trong những phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt đầu tiên hiện là người tiên phong tạo ra nhiều sản phẩm AI “Make in Vietnam”.
Suốt 26 năm nay, người dân phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) đã quá quen thuộc với hình ảnh của bà giáo Phạm Thị Huyền, người phụ nữ đã âm thầm “gieo chữ" cho trẻ em nghèo khuyết tật.
Em Lê Khánh Vân, học sinh lớp 7C trường THCS Yên Viên, huyện Gia Lâm, là một học sinh tiêu biểu với thành tích học tập xuất sắc và niềm đam mê đặc biệt với Dance sport.
Trong chiếnh tranh bảo vệ tổ quốc, những người lính cụ Hồ xung phong đi đầu. Trong thời bình, họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, là chỗ dựa vững chắc cho con cháu và gia đình, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, động viên con cháu chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Về công tác tại trường từ năm 1993, với 31 năm trong nghề, trên 10 năm là cán bộ quản lý từ Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng, ở cương vị nào cô giáo Kiều Thị Hà, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Vạn Thái (huyện Ứng Hòa) cũng tận tâm, yêu nghề và hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao. Với tâm niệm luôn khích lệ để mỗi em học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo, cô Hà luôn gần gũi và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới, truyền cảm hứng cho các em.
Với tinh thần quyết tâm cao, chủ động, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động thi đua yêu nước, nhiều cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố bằng nhiều hành động thiết thực, hiệu quả đã đạt những thành tích cao trong lĩnh vực, ngành nghề của mình.
Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Hà Nội Trần Việt Hùng (làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã được tiếp xúc với nghề gốm từ cha mẹ và làng xóm xung quanh. Trải qua thời gian, tình yêu gốm, yêu nghề làm gốm được nhen nhóm và lớn dần trong anh tự nhiên tựa như từng hơi thở, nhịp đập của con tim.
Sinh ra và lớn lên ở Nhân Hiền, ngay từ khi 10 tuổi, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Minh Phú đã theo cha học nghề. Tình yêu nghề ngấm vào máu thịt từ bao giờ không rõ.
Gần 7 năm gắn bó với nghề giáo viên mầm non, cô Phạm Diệu Linh - giáo viên trường Mầm non Bình Minh, quận Hà Đông, đã không ngừng học tập trau dồi kiến thức, áp dụng những kiến thức mình được trang bị ở trường sư phạm để vận dụng vào nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thấu hiểu nỗi cô đơn, khó khăn của những cụ già không nơi nương tựa, sống tạm bợ trên vỉa hè, chợ dân sinh, anh Trần Minh Quân, trưởng Hội Từ thiện Đêm, đã khởi xướng Dự án "Nhà Chung" với mong muốn mang lại mái ấm và niềm hy vọng cho họ.
Nắm bắt được xu hướng của tương lai xe điện sẽ dần thay thế cho xe chạy xăng nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Anh Tuấn đã mạnh dạn thành lập công ty chuyên sản xuất, lắp ráp các loại xe điện 3 bánh, 4 bánh để phục vụ cho làng nghề, khu công nghiệp, khu du lịch...
Không phải thức uống, điểm khác biệt lớn nhất ở quán mà anh Ngô Quốc Hào cùng các bạn của mình muốn mang tới khách hàng đó chính là trải nghiệm giao tiếp với nhân viên. Khách đến sẽ dùng ngôn ngữ ký hiệu để thực hiện, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau theo cách riêng của mình.
Sinh ra trong một gia đình nho giáo, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã sớm thấm nhuần vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội. Chính tình yêu sâu sắc ấy đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, giúp ông tạo ra những tác phẩm giàu giá trị, góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam… là người viết về Thăng Long - Hà Nội như một đam mê, như một thứ định mệnh.
Với màu áo lực lượng, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những người chiến sĩ ấy vẫn luôn mong muốn được mang những kiến thức hiểu biết về pháp luật của mình để tuyên truyền, giúp các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, có thể chủ động đối phó với những tình huống bị xâm hại, tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hại, góp phần xây dựng xã hội an toàn, đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật.
16 năm gắn bó với Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp, anh Nguyễn Quang Vinh - công nhân vận hành thiết bị CNC, là một trong những tấm gương cần cù, nỗ lực với công việc.
Các luật sư thuộc Cụm thi đua số 4 – Đoàn luật sư TP Hà Nội tiên phong trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí. Mô hình “phiên tòa giả định” đã thu hút đông đảo học sinh và ngày càng lan tỏa tới nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô.
Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, tiếp xúc nhiều nhất, gần gũi nhất với bệnh nhân là đội ngũ điều dưỡng, không chỉ làm tốt công việc chuyên môn, các nữ điều dưỡng còn kiêm thêm nhiều vai trò khác.
Là người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhiều năm nay, bà Phùng Thị Hiền (thôn Thanh Vị, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) luôn phát huy vai trò gương mẫu trong mọi việc. Đặc biệt, bà tích cực đi đầu tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp sức tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng là một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, trách nhiệm, luôn tiên phong trong quá trình đổi mới, sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”.
Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thượng (xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh) đã quen thuộc với hình ảnh bà trưởng thôn Lê Thị Bích Được luôn nhiệt tình, trách nhiệm với các công việc chung trong thôn. Làm công việc mà người đời vẫn thường ví là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng với tâm niệm sẽ luôn hết mình đóng góp cho quê hương, bà Được đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao, nên luôn nhận được sự tin tưởng, yêu mến của người dân trong thôn.
Trên bục giảng, cô Thuỷ là người thầy nghiêm túc, truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim. Bên ngoài lớp học, cô trở thành một người bạn, một người mẹ, luôn sẵn sàng sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.
Những người lính Cụ Hồ, với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, đã ra trận mà không hề do dự, dù biết có thể không bao giờ trở về. Trong số những người anh hùng ấy, không ít người hy sinh khi chưa kịp để lại một tấm hình cho gia đình.
20 năm nay, cứ đều đặn 6 giờ sáng bất kể ngày mưa nắng hay giá rét, ông Tạ Văn Nhân (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) lại ra Ô Quan Chưởng quét dọn, thắp hương . Với ông và mỗi người Hà Nội, Ô Quan Chưởng không chỉ là di tích.
Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân là tâm huyết của chị Đào Thanh Hoàn. Là người mẹ có con tự kỷ, chị Hoàn có ước nguyện tạo cho các con mắc chứng tự kỷ nói riêng và người khuyết tật nói chung có một môi trường học tập hạnh phúc, nơi mà ở đó các con được can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hoà nhập, được giáo dục thực nghiệm hướng nghiệp nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn định bằng chính sức lao động của mình.
Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam là một đơn vị có bề dày truyền thống với phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”. Hàng năm, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Giám đốc Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam thường xuyên triển khai các hoạt động sáng kiến, sáng tạo tới các tổ sản xuất. Một trong những đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các hoạt động cải tiến kỹ thuật của công ty phải kể đến anh Phạm Văn Tư.
Tại trung tâm giáo dục đặc biệt Ngọc Ân, mỗi bạn trẻ lại là một màu sắc riêng biệt, với những hoàn cảnh, tâm lý khác nhau. Đồng hành và sẻ chia cùng các con, chứng kiến sự tiến bộ và phát triển của các con qua từng ngày, hơn ai hết, những giảng viên ở đây là người tự hào và xúc động hơn cả.
Sinh ra trong một gia đình dòng dõi nghệ nhân múa rối nước ở Nam Định, anh Phan Thanh Liêm đã sớm được thừa hưởng tình yêu với những con rối gỗ và những câu chuyện thần thoại được tái hiện qua từng màn diễn.
Đại úy Nguyễn Đức Trung và Thượng úy Phùng Việt Anh cùng các đồng đội ở Đội Cảnh sát PCCC & CNCN Công an quận Hai Bà Trưng luôn ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ thường trực, sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ kịp thời và có hiệu quả khi được phân công tham gia xử lý các tình huống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ.
Với hơn một thập kỷ đồng hành cùng bệnh nhân, bác sĩ Trần Văn Phú, Trưởng khoa Nội thật tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông không chỉ được biết đến với trình độ chuyên môn cao mà còn được yêu mến bởi tấm lòng nhân hậu, luôn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu.
8 năm gắn bó với nghề điều dưỡng cũng là ngần ấy thời gian chị Nguyễn Thị Hạnh luôn chân, luôn tay trong mỗi ca trực. Đặc thù của khoa hầu hết là các bệnh nhân nặng nên mỗi ca trực ở đây như một cuộc chạy đua với thời gian, nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh.
0