Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội
Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ.
Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long
Bộ sưu tập đầu phượng bằng đất nung trong Hoàng thành Thăng Long là cổ vật được phát hiện trong lòng đất có niên đại thời Lý. Bộ sưu tập 5 chiếc đầu phượng Hoàng thành Thăng Long thời Lý rất tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện giá trị biểu trưng của lịch sử kiến trúc Đại Việt thời Lý.
Phượng và rồng là những biểu tượng của Hoàng gia, trong đó Phượng thường được gắn với Hoàng hậu. Hình ảnh của cặp đôi phượng - rồng biểu thị cho hạnh phúc viên mãn. Với những ý nghĩa biểu trưng như vậy, việc sử dụng hình tượng chim phượng trang trí trên kiến trúc thời Lý và thời Trần phản ánh sự tồn tại và hòa quyện của Phật giáo và Nho giáo, giữa thần quyền và thế quyền trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý - Trần.
Bà Nguyễn Thị Yến - Trưởng phòng Bảo quản trưng bày, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội, cho biết: “Bộ sưu tập chim phượng được làm từ chất liệu đất nung. Các hoa văn trang trí được chạm khắc rất tinh xảo, cho người xem hiểu biết về mặt mỹ thuật cũng như kỹ thuật”.
Đầu phượng được trang trí hết sức cầu kỳ, tinh xảo, dùng để trang trí trên đầu mái cung điện, chứng tỏ trình độ thẩm mỹ và tay nghề cao ở thời Lý. Mỗi đầu phượng được khắc họa trong trạng thái chuyển động sống động, mạnh mẽ. Đặc trưng nổi bật là phần bờm uốn lượn nhịp nhàng. Các chi tiết như đôi mắt to tròn, mày được chế tác tỉ mỉ. Do vậy, sưu tập đầu phượng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ là hiện vật gốc mà nó còn là những tư liệu quan trọng có giá trị cho việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý thế kỷ XI - XII.
Bộ sưu tập gốm ngự dụng Trường Lạc, thời Lê sơ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, được phát hiện trong các hố khai quật tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, tại Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Bộ sưu tập này có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa.
Chị Lê Thị Khánh Vân - Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long, chia sẻ: “Trên những hiện vật gốm sứ đều ghi những dòng chữ rất ý nghĩa, đó là chữ ‘Trường Lạc’. Sở dĩ có chữ ‘Trường Lạc’ vì những hiện vật này đều sưu tập từ cung Trường Lạc về ”.
Ba chiếc ô tô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của lịch sử
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trưng bày ba chiếc xe gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn thập niên 50, 60 của thế kỷ trước. Đó là ba chiếc Peugeot 404, Pobeda và ZIS 115.
Chị Lê Thị Thanh Loan - cán bộ Phòng Tuyên truyền giáo dục, Khu di tích Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, cho hay: “Đây là những chiến xe đã được sử dụng để phục vụ cho Người qua những năm tháng khó khăn, gian khổ của lịch sử dân tộc ta, khi miền Bắc mới được giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những chiếc xe góp phần đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như hỗ trợ đắc lực cho Người trong việc thực hiện nhiệm vụ đối nội và đối ngoại của đất nước. Ngoài ra, nó thể hiện phong cách vô cùng giản dị, khiêm tốn, gần gũi, sát sao với mọi mặt của đời sống nhân dân”.
Chiếc xe đầu tiên là ZIS 115. Xe được Chính phủ Liên Xô tặng năm 1954. ZIS 115 là chiếc xe bọc thép đặc chủng được sử dụng để bảo vệ Bác trong những chuyến công tác đặc biệt. ZIS 115 không có nhiều thay đổi so với chiếc xe nguyên bản, ngoại trừ đèn sương mù, hai đèn báo động hiện đại, cửa sổ được thiết kế đặc biệt, lốp xe cỡ lớn.
Chiếc Pobeda là một trong những xe do Chính phủ Liên Xô tặng cho Việt Nam vào năm 1955. Tháng 3/1957, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao đã chuyển chiếc xe này sang Văn phòng Phủ Chủ tịch. Khi đi công tác xa, Bác Hồ vẫn thường thích đi chiếc xe Pobeda vì xe cao, máy khỏe và tiết kiệm xăng. Chiếc xe đã phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tận năm 1969.
Còn chiếc Peugeot 404 là món quà của đồng bào Việt kiều kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam vào cuối năm 1964. Để đi lại trong thành phố, vào năm 1967, Bác thường đi chiếc xe này. Gầm xe thấp giúp Bác lên xuống xe thuận tiện hơn.
Từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ba chiếc xe này đã được lưu giữ, bảo quản và trưng bày tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh để phục vụ du khách tham quan.
Được ngắm nhìn những chiếc xe gắn liền với cuộc đời của Bác, mỗi du khách khi tham quan đều không khỏi bồi hồi, xúc động. Những chiếc xe này không chỉ là phương tiện phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là những di sản quý giá, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn xứng đáng được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia, để các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau đến học tập, nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những giá trị lịch sử là những điều mà chúng ta không bao giờ quên và không được phép quên. Rất nhiều người đã đến Hoàng thành Thăng Long để nhìn lại những giá trị lịch sử qua những bảo vật. Qua đây, ta lại càng tự hào về mảnh đất Thủ đô.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ.
Thông qua triển lãm “Bữa tiệc Ánh sáng” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nữ họa sĩ Julia Oh đã có một hành trình nghệ thuật đầy xúc cảm, góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao cũng như hiểu biết về mỹ thuật giữa hai nền văn hóa.
Hai làng nghề Hà Nội là gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc chính thức được Hội đồng Thủ công thế giới công nhận, trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hà Nội đang còn lưu giữ nhiều làng cổ nổi tiếng. Trong đó, Làng Cựu ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên được biết đến với những ngôi biệt thự có kiến trúc cổ kính và độc đáo.
Đình cổ Đồng Lạc tại 38 Hàng Đào đã được xếp hạng là di sản văn hóa, một điểm đến quan trọng của những tour du lịch khám phá văn hóa lịch sử Hà Nội. Ngôi đình là một di tích quan trọng chứng minh cho các hoạt động buôn bán tơ lụa, hoạt động sản xuất thủ công truyền thống và văn hóa của người Thăng Long - Hà Nội.
Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những ai yêu thích lịch sử, mà còn gắn liền với hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời Bác.
Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.
Cổng làng Cót thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, gợi lại ký ức về ngôi làng ven đô của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.
Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.
Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.
Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.
Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.
Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.
Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.
Hà Nội là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng khi có gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa. Kho tàng di sản đồ sộ này được ví như kho báu của dân tộc, thế nhưng, vấn đề là làm thế nào để biến những di sản đó thành tài sản, trở thành nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội?
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.
Hà Nội có lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển kinh tế số từ nguồn di sản lớn này.
Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
Trong số 33 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận có các Bảo vật hàng nghìn năm tuổi như: đàn đá Đắk Sơn niên đại cách đây 3.500-3.000 năm, hay chõ gốm niên đại Văn hóa Đông Sơn từ 2.500-2.000 năm trước.
Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã tổ chức cho đoàn 70 sinh viên Việt Nam - Trung Quốc tham quan triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động chào mừng “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa thế hệ trẻ 2 nước.
Cột cờ Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử của Thủ đô.
Từ ngày 2/1/2025, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sẽ chính thức thu phí tham quan tại hai điểm di tích tiêu biểu: Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm, với mức phí 20.000 đồng/lượt/khách.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, ước tính có khoảng hơn 10.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Phiên chợ đón năm mới với chủ đề “Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025" được tổ chức tại Hà Nội tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu của các dân tộc vùng cao, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Tọa lạc tại số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Đền Quan Đế là một trong những di tích lịch sử đặc sắc của phố cổ Hà Nội.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.
0