Biến đổi khí hậu đòi hỏi tăng cường hợp tác quốc tế

Trong thời gian qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nắng nóng, bão lũ đã liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các chuyên gia về khí hậu đã lên tiếng kêu gọi các nước hợp tác quốc tế nỗ lực và chung tay hành động để xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm phát thải khí nhà kính.

Lũ lụt do ảnh hưởng của bão gây ra đã tấn công miền trung Bosnia và Herzegovina vào ngày 4/10 khiến 19 người thiệt mạng và nhiều người mất tích dọc theo sông Neretva, một trong những tuyến đường thủy chính của đất nước này.

Cùng lúc đó, một số quốc gia Trung Âu đang hồi phục sau trận lũ lụt nghiêm trọng nhất trong hơn hai thập kỷ. Sóng nhiệt cực độ và lũ quét đang ngày càng trở nên phổ biến ở lục địa vốn được coi là nơi có thời tiết ôn hòa.

Giáo sư Manoj Joshi, chuyên gia về khí hậu tại Khoa Khoa học Môi trường thuộc Đại học East Anglia ở Anh, cho biết: "Có bằng chứng cho thấy chúng đang ngày càng nghiêm trọng hơn".

Các chuyên gia đã kêu gọi các nước cần nỗ lực và phối hợp hành động để xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm phát thải khí nhà kính.

Các thành viên của ủy ban lũ lụt theo dõi tình trạng sông Vltava ở Prague, Cộng hòa Séc, vào ngày 16/9/2024.

Thời tiết khắc nghiệt trên khắp châu Âu

Trong những tháng gần đây, các quốc gia như Ba Lan, Áo, Cộng hòa Séc và Romania cũng đã trải qua những trận lũ lụt tàn khốc, khiến hàng chục người thương vong, thiệt hại lớn về kinh tế và giao thông gián đoạn trên diện rộng.

Ba Lan, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã chịu thiệt hại ước tính 9 tỷ USD, tương đương khoảng 1%  GDP của nước này.

Ở Áo, các ngôi làng đã được sơ tán vì một con đập đã bị vỡ khiến lũ lụt nhấn chìm các khu vực xung quanh. Hậu quả là hệ thống cống rãnh bị hư hại nặng khiến 1.500 người không sử dụng được hệ thống thoát nước thải.

Tại Cộng hòa Séc, lũ lụt từ ngày 13/9, khiến hàng nghìn người phải di tản.

Romania báo cáo có 7 người tử vong khi nước lũ nhấn chìm toàn bộ ngôi làng, biến đường phố thành sông và gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng địa phương.

Tại Ý, các thành phố như Rome, Naples và Florence đã trải qua những ngày nhiệt độ cao kỷ lục. Đây là năm thứ ba liên tiếp nhiệt độ tăng cao kỷ lục như vậy. Đợt nắng nóng đầu tiên của năm 2024 đến trước cả khi mùa hè bắt đầu.

Tại Sicily, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đi kèm với đợt nắng nóng đã khiến các thành phố du lịch phải đưa ra khuyến cáo với du khách rằng họ nên rời khỏi nơi đây. Điều này càng báo hiệu mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng vì hạn hán.

Khách du lịch trú ẩn dưới ô dù khi tham quan Đấu trường La Mã giữa đợt nắng nóng ở Rome, Ý, ngày 12 tháng 7 năm 2024

Theo Katja Klancar, nhà khí tượng học tại Cơ quan Môi trường của Slovenia, châu Âu đang nóng lên với tốc độ nhanh nhất so với tất cả các châu lục. Do đó, nơi này phải đối mặt với các đợt nắng nóng, hạn hán và mưa lớn thường xuyên và dữ dội hơn.

Ông Bogdan Antonescu, chuyên gia vật lý khí quyển, từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về tính chất Vật lý của Trái đất của Romania nói: "Khi các đợt nắng nóng và nhiệt độ khắc nghiệt có nguyên nhân tự nhiên, biến đổi khí hậu làm khuếch đại tần suất, cường độ và thời gian kéo dài của chúng. Nhiệt độ toàn cầu hiện tại tăng 1,2 độ C đang làm thay đổi các mô hình nhiệt độ theo khu vực, như đã thấy ở Romania".

Tiến sĩ Aleksandra Kardas từ Đại học Warsaw nhấn mạnh rằng sự nóng lên toàn cầu đang đẩy nhanh chu trình của nước, gây ra lượng mưa lớn hơn ở những khu vực vốn đã ẩm ướt và làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở một số vùng khác. "Nhiệt độ ấm hơn làm tăng sự bốc hơi và khả năng xảy ra mưa lớn. Nhưng chúng không làm giảm bớt các vấn đề hạn hán; mà càng làm điều đó trở nên tồi tệ hơn".

Nắng nóng ở Rome, Ý.

50 năm trước, mực nước 0 độ nằm ở độ cao khoảng 600 mét so với mực nước biển. Ngày nay, với mùa đông ấm hơn, mực nước đã tăng lên mức khoảng 850 mét. Kịch bản biến đổi khí hậu Thụy Sĩ năm 2018 dự đoán rằng mực nước 0 độ sẽ tăng thêm 400-650 mét vào năm 2060. Nếu không có biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu, điều này sẽ đưa mực nước lên độ cao đáng kinh ngạc khoảng 1.300-1.500 mét.

Tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu

Thời tiết khắc nghiệt ngày càng gia tăng ở châu Âu, từ bão, mưa đá đến lũ lụt và nắng nóng là dấu hiệu cảnh báo về tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.

"Cải thiện dự báo là điều cần làm, nhưng việc biến chúng thành hành động hiệu quả vẫn là điều quan trọng nhất. Giảm phát thải và tăng cường sự chuẩn bị là điều cần thiết để giảm thiểu tác động của lũ lụt trong tương lai", Jeff Da Costa, nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Reading ở Anh cho biết.

Giáo sư Artur Magnuszewski, một nhà thủy văn học đến từ Đại học Warsaw, đã chỉ ra mối quan hệ giữa lối sống của con người và thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt. "Hiệu ứng 'đảo nhiệt đô thị' (UHI), do sự phát triển nhanh chóng của thành phố và các bề mặt đất do xây dựng phủ kín, đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các thành phố hấp thụ nhiệt và tăng cường các dòng đối lưu, dẫn đến những cơn giông bão và mưa lớn nghiêm trọng hơn, làm quá tải các hệ thống thoát nước đã lỗi thời", ông cho biết.

Một người đàn ông dọn dẹp nhà cửa sau trận lũ ở Quận Galati, Romania, ngày 16 tháng 9 năm 2024.

Theo Báo cáo tình trạng đại dương Copernicus của EU lần thứ 8 vừa được công bố, do ảnh hưởng của khí thải nhà kính xuất phát từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của con người gây ra. Khiến đại dương toàn cầu ngày càng ấm lên với tốc độ ngày càng nhanh, với tốc độ tăng gần gấp đôi kể từ năm 2005.

Báo cáo nhấn mạnh rằng những thay đổi của đại dương không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển mà còn có tác động đáng kể đến hệ thống khí hậu của Trái đất.

Người dân đi ngang qua đài phun nước giữa đợt nắng nóng ở Vienna, Áo, ngày 16 tháng 7 năm 2024.

Nghiên cứu từ Đại học Newcastle chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ này, châu Âu có thể phải hứng chịu tần suất bão di chuyển chậm nhiều hơn tới 14 lần, mang theo lượng mưa lớn và lũ lụt.

"Những biến đổi thời tiết cực đoan như vậy đang trở nên phổ biến hơn", Giáo sư Szymon Malinowski từ Đại học Warsaw cho biết: "Việc giải quyết biến đổi khí hậu không chỉ đòi hỏi những nỗ lực trên quy mô lớn mà còn phải xem xét lại quy hoạch đô thị và phát triển các cấu trúc thành phố bền vững để xử lý tốt hơn những thách thức của một thế giới đang nóng lên".

Hành động nhanh chóng khi cần thiết

Nhiều chuyên gia về khí hậu đã trích dẫn trận lũ lụt nghiêm trọng gần đây ở Trung Âu và Đông Âu như một minh chứng cho nhu cầu cấp thiết phải thích ứng với tình trạng khí hậu đang thay đổi nhanh chóng.

Giáo sư Manoj Joshi, chuyên gia về khí hậu của Anh kêu gọi cần hành động nhanh chóng và cam kết của chính phủ để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà họ đã đặt ra.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biến nhận thức của công chúng thành hành động chính sách, khi xã hội ngày càng nhận ra nhu cầu cấp thiết phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trước sự biến đổi của thời tiết khắc nghiệt gần đây, chính phủ các nước châu Âu đã có những hành động tích cực. Ví dụ, Ba Lan đã phát động "Chiến dịch Phượng hoàng", huy động hơn 26.000 binh lính để hỗ trợ ứng cứu lũ lụt. Ủy ban châu Âu cũng đã công bố quỹ trị giá 10 tỷ euro để hỗ trợ các quốc gia thành viên EU bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Bức ảnh chụp cảnh sông băng Fox ở bờ biển phía tây của Đảo Nam, New Zealand.

Trên toàn cầu, cần phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nữa. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh nhu cầu về các chính sách quốc tế. Không chỉ tập trung vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua việc cắt giảm khí thải mà còn vào các biện pháp thích ứng để tăng cường khả năng phục hồi trước thời tiết khắc nghiệt.

Nhà khoa học về khí hậu Jeff Da Costa cũng đưa ra quan điểm tương tự. Ông cho biết các quốc gia nên hợp tác về các chiến lược quản lý lũ lụt xuyên biên giới và hướng tới các cam kết giảm phát thải toàn cầu. Ông Da Costa nói "Việc tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm và các kênh truyền thông trong trường hợp khẩn cấp là điều cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân. Hợp tác quốc tế cũng rất quan trọng, vì biến đổi khí hậu không có biên giới".

Ông Da Costa còn cho biết." Phục hồi, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển các chiến lược quản lý rủi ro thiên tai sẽ là nòng cốt. Khi biến đổi thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, các biện pháp chủ động là cần thiết để giải quyết những thách thức mà chúng đặt ra".

User
Ý KIẾN

Trong thời gian qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nắng nóng, bão lũ đã liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các chuyên gia về khí hậu đã lên tiếng kêu gọi các nước hợp tác quốc tế nỗ lực và chung tay hành động để xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm phát thải khí nhà kính.

Cộng hòa dân chủ Congo đã chính thức khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước này.

Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết đã chuyển 17 tấn vật tư y tế đến Beirut, trong bối cảnh thủ đô của Liban đang đối mặt với các cuộc không kích liên tục của Israel.

Sáng sớm 6/10, những tiếng nổ lớn ở miền Bắc Israel, cảnh báo đỏ được ban hành và hệ thống phòng không Vòm Sắt được kích hoạt. Máy bay đánh chặn được triển khai.

Đợt không kích lớn của Israel kéo dài từ tối 5/10 đến sáng 6/10 làm rung chuyển Thủ đô Beirut của Liban khi Tel Aviv tăng cường chiến dịch ở phía Bắc.

Theo AP, ngày 5/10, Israel đã mở rộng hoạt động ném bom vào Liban. Israel tấn công các vùng ngoại ô phía Nam Beirut bằng hàng chục cuộc không kích và lần đầu tiên tấn công vào một trại tị nạn của người Palestine ở phía Bắc khi nhắm vào các chiến binh Hezbollah và Hamas.

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản vốn có hệ thống kênh xả ngầm chống lũ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trước những diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu, thành phố này đang phải mở rộng hệ thống kênh xả ngầm này.

Hãng tin RIA Novosti dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã kiểm soát thêm một khu làng ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine.

Lực lượngc vừa thông báo đã phóng rocket nhằm vào căn cứ không quân gần thành phố Haifa ở miền Bắc Israel, cách biên giới Liban khoảng 45 km.

Tối 5/10, bầu trời thủ đô Seoul của Hàn Quốc rực sáng với những màn pháo hóa rực rỡ trong khuôn khổ Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Seoul 2024, khiến người dân và du khách mãn nhãn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5/10 đã kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Israel, quốc gia đang bị chỉ trích vì hành động quân sự ở Dải Gaza và Liban.

Một nguồn tin an ninh Liban cho biết sau các cuộc không kích của Israel vào khu vực ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, từ ngày 4/10, họ đã không thể liên lạc được với ông Hashem Safieddine, nhân vật được dự đoán sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Hezbollah.

Khi chỉ còn đúng một tháng nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cuối tuần này, các ứng cử viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang gấp rút vận động sự ủng hộ của cử tri tại các bang chiến trường.

Năm 2024 đánh dấu những mốc lịch sử trong khám phá vũ trụ. Doanh nhân tỷ phú người Mỹ Jared Isaacman đã trở thành phi hành gia nghiệp dư đầu tiên bước đi ngoài không gian.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Nga đã kiểm soát khu định cư Zhelannoye Vtoroye ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Các quan chức Nga cho biết Taliban, lực lượng đang nắm quyền tại Afghanistan, có thể trở thành đối tác trong cuộc chiến chống ISIS.

Trong bối cảnh xung đột leo thang tại khu vực Trung Đông, hôm nay, 5/10, một máy bay quân sự của Hàn Quốc đã đưa 97 công dân nước này từ Liban về nước, trong khi Trung Quốc cũng xác nhận đã sơ tán an toàn hơn 200 công dân.

Theo Angelica Evans, nhà nghiên cứu về Nga thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ, tính đến ngày 3/10, quân đội Nga đã kiểm soát 98,8% khu vực Lugansk ở phía Đông Ukraine.

Vào đúng dịp lễ hội ánh sáng Diwali của Ấn Độ, nhà sản xuất đồ chơi của Mỹ Mattel đã ra mắt búp bê Barbie mới mang tên Diwali.

Dù còn gần 2 tháng nữa mới tới Giáng sinh nhưng nhà bán lẻ đồ chơi nổi tiếng của Anh Hamleys đã tiết lộ những món đồ chơi hàng đầu của họ cho dịp Giáng sinh 2024.

Các chuyến tham quan đêm đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài 7 ngày, khi nhiều thành phố tổ chức các hoạt động giải trí để thúc đẩy du lịch.

Cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel và khả năng Israel sẽ đáp trả Iran đã khiến Trung Đông rơi vào tình thế nguy hiểm, nhiều hãng hàng không hủy chuyến đến các sân bay trong khu vực.

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang chuẩn bị phóng tàu vũ trụ phòng thủ trái đất Hera trong tháng 10. Tàu vũ trụ phòng thủ trái đất này nằm trong nghiên cứu phát triển chiến lược bảo vệ hành tinh trước những thiên thể nguy hiểm.

Theo Bộ Y tế Liban, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần, Israel đã tấn công Liban bằng một chiến dịch không kích chưa từng có, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, gần 7.500 người khác bị thương và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Mỹ hiện đang tổ chức các chuyến bay nhằm đưa công dân rời khỏi Liban. Công dân Mỹ ở Liban cũng có thể được vay tiền để mua vé máy bay rời khỏi đây.

Bộ trưởng Tài chính Israel, Bezalel Smotrich cho biết mặc dù nền kinh tế Israel đang chịu sức ép, nhưng vẫn có khả năng phục hồi. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng kinh tế Israel sẽ phải trả giá đắt khi xung đột lan rộng.

Ngày 4/10, trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Tài chính (FT), cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận liên minh quân sự này đã vượt qua ranh giới đỏ của Nga.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang tích cực tăng cường sự hiện diện ngoại giao tại châu Phi, với kế hoạch thành lập đại sứ quán tại Niger, Sierra Leone và Nam Sudan.

Hôm qua (4/10), liên quân Mỹ-Anh đã tiếp tục mở lại các cuộc không kích dữ dội vào nhiều mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen. Thông tin ban đầu cho biết, các cuộc oanh tạc gây thương vong lớn, song chưa rõ số lượng cụ thể.

Truyền thông Liban đưa tin, máy bay chở 55 tấn hàng viện trợ và thuốc men y tế đã tới nước này. Đây là nỗ lực cung cấp viện trợ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Văn phòng cao Ủy nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR) phối hợp thực hiện.

Đã nhiều ngày sau khi siêu bão Helene đi qua, nhưng hàng chục nghìn cư dân tại bang Bắc Carolina (Mỹ) vẫn sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt.

Trong lúc nước Mỹ bước vào tháng cao trào chuẩn bị bầu cử tổng thống, phía công tố lại có quyết định gây khó cho cựu Tổng thống Donald Trump.

Các quan chức cấp cao trong chính phủ Israel cho biết, Safieddine - người kế nhiệm tiềm năng của cố lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah - đã ở trong một công trình ngầm bị Israel oanh tạc ngày 3/10.

Bất chấp nhiều tổn thất nặng nề từ chiến dịch không kích dữ dội của không quân Israel vào Liban thời gian gần đây, hôm 4/10, lực lượng Hezbollah tiếp tục mở thêm nhiều cuộc không kích tên lửa quy mô lớn vào Israel, khiến lưới phòng không Israel luôn phải căng mình đối phó.

Quân đội Thụy Điển đang chuẩn bị triển khai tới Latvia, đánh dấu lần đầu tiên nước này cử quân tham gia vào hoạt động của NATO bên ngoài lãnh thổ kể từ khi gia nhập liên minh.

Ngày 4/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Congo, ông Samuel Roger Kamba Mulamba cho biết Congo sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng bệnh đậu mùa khỉ vào ngày hôm nay 5/10, tại thành phố phía đông Goma.

Các nước châu Âu vẫn đang tiếp tục sơ tán công dân của mình khỏi Liban khi xung đột giữa Israel và Hezbollah ngày càng leo thang, dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.

Theo đài truyền hình Al Masirah của Houthi, các cuộc không kích hôm 4/10 của liên quân Mỹ - Anh đã được tiến hành tại một số khu vực của Yemen, bao gồm cả thủ đô Sanaa và sân bay Hodeidah.

Theo các nhà chức trách ở Moscow và Kiev, một nhân viên an ninh tại một nhà máy điện hạt nhân do Nga kiểm soát đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe vào ngày 4/10.

Ngày 4/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc trong lúc các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.

Ít nhất 201 người thiệt mạng trên khắp các bang Bắc và Nam Carolina, Georgia, Florida, Tennessee và Virginia. Hơn một nửa số người chết được ghi nhận ở Bắc Carolina.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này bị Hàn Quốc và Mỹ tấn công.

Ngày 4/10, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết phần lớn trong số gần 900 nơi tạm trú ở Liban đã kín chỗ và ngày càng có nhiều người sơ tán khỏi miền Nam Liban đang đối mặt với tình trạng vô gia cư.

Ngày 4/10, các đội xe tăng của Nhóm tác chiến phía Đông của Nga đã giúp giành quyền kiểm soát các cứ điểm cuối cùng của quân đội Ukraine tại Ugledar thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR).

Thủ tướng Ishiba Shigeru một lần nữa nhấn mạnh phương châm trước sau như một của chính phủ mới là “bảo vệ nền kinh tế và người dân Nhật Bản đến cùng”, nhắc lại cam kết “tăng thu nhập của người dân cao hơn mức tăng của vật giá”.

Thắng lợi tại Ugledar cho thấy Nga đang đạt được những bước tiến đáng kể về mặt chiến thuật trong cuộc chiến tranh tiêu hao tại mặt trận phía Đông.