Biến đổi khí hậu và thách thức an ninh lương thực
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
Trước những tác động nặng nề do biến đổi khí hậu, chìa khóa cho sản xuất lương thực bền vững, đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu chính là xây dựng hệ thống lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ Hội nghị COP28, hơn 130 quốc gia trên thế giới đã nhất trí đưa vấn đề lương thực, thực phẩm và nông nghiệp vào kế hoạch hành động khí hậu quốc gia, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng về bảo vệ đất cho thế hệ tương lai. Cùng với đó, nhiều sáng kiến về chống lãng phí thực phẩm đã được đưa ra nhằm giảm thiểu áp lực cho cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra hiện nay.
Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, xung đột leo thang, giá lương thực thế giới biến động và hơn 345 triệu người đang trên bờ vực nạn đói. Tình trạng mất an ninh lương thực hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, và xu hướng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu thế giới không nhanh chóng có giải pháp ứng phó. Trong nỗ lực hướng tới xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững, thích ứng với khí hậu, và góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại thành phố Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hơn 130 quốc gia trên thế giới đã nhất trí tăng cường chuyển đổi hệ thống thực phẩm, gắn nỗ lực này với kế hoạch quốc gia về giảm khí thải. Theo Liên hợp quốc, hệ thống thực phẩm tạo ra hơn 30% lượng khí nhà kính do các hoạt động của con người, nhưng đang ngày càng bị tác động do hiện tượng nóng lên toàn cầu và mất đa dạng sinh học.
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, vấn đề lương thực và nông nghiệp chiếm vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự tại hội nghị khí hậu thường niên của Liên hợp quốc. UAE - chủ nhà COP28 cho biết, hơn 130 quốc gia đã ký tuyên bố chung cam kết đưa hệ thống thực phẩm – bao gồm tất các công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng - trở thành tâm điểm trong chiến lược quốc gia nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Theo ông Majid al Suwaidi, Tổng giám đốc COP28, “134 quốc gia đã ký Tuyên bố về Lương thực và Nông nghiệp của UAE, trong đó bao gồm việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm trong kế hoạch khí hậu quốc gia đến năm 2025. Các nhà lãnh đạo đã thành lập một liên minh kêu gọi các chính phủ tham khảo ý kiến cấp khu vực khi xây dựng các đóng góp và cam kết về ứng phó với khí hậu."
Ngoài ra, các nước cũng nhất trí đẩy mạnh hỗ trợ nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu thông qua tăng cường nguồn lực tài trợ, phát triển, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và các hệ thống cảnh báo sớm.
Về phần mình, bà Mariam Almheiri - Bộ trưởng Bộ biến đổi khí hậu và môi trường của UAE khẳng định, "Không có giải pháp nào để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris và giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, mà không giải quyết khẩn cấp sự tương tác giữa hệ thống lương thực, nông nghiệp và khí hậu".
Cũng theo tuyên bố chung, 134 quốc gia ký kết văn kiện là nơi sinh sống của 5,7 tỷ người, tạo ra lượng khí thải nhà kính chiếm tới 75% tổng lượng khí thải từ hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu, hoặc 25% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới. Trong số các quốc gia ký vào tuyên bố chung có Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại Hội nghị, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh, “Tuyên bố của UAE về nông nghiệp bền vững thể hiện cam kết mang tính bước ngoặt của hơn 130 quốc gia nhằm điều chỉnh tốt hơn các nỗ lực về nông nghiệp và hệ thống thực phẩm với hành động vì khí hậu. Tôi rất vui mừng thông báo rằng Mỹ cũng tham gia tuyên bố này. Trên khắp thế giới, 700 triệu người bị suy dinh dưỡng kinh niên. Khoảng một nửa số này phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này trở nên tồi tệ hơn do khí hậu ấm lên và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt."
Theo các nhà phân tích, Tuyên bố về Lương thực và Nông nghiệp của UAE dù không đề cập nhiều đến các hành động cụ thể nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải, nhưng nó đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho dư luận thế giới về một vấn đề quan trọng đang diễn ra hiện nay, xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững, linh hoạt; hành động nhiều hơn và ngay lập tức để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và suy dinh dưỡng.
Cùng với quyết tâm đảm bảo an ninh lương thực, các nỗ lực khác nhằm chống biến đổi khí hậu cũng được thông qua tại COP28, trong đó hơn 110 quốc gia tán thành tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ngoài ra, 50 công ty dầu khí chiếm 40% sản lượng toàn cầu đã cam kết khử carbon trong hoạt động của họ từ nay đến năm 2050. Bên lề hội nghị, nhiều thỏa thuận song phương về hợp tác chuyển đổi xanh giữa các nước cũng đã được ký kết. Đáng chú ý là thỏa thuận giữa UAE và Kazakhstan về hợp tác phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo cho quốc gia Trung Á, bao gồm việc phát triển dự án điện gió quy mô lớn.
Hiện tại, nông nghiệp cung cấp đủ lương thực cho 8 tỷ người trên thế giới, mặc dù nhiều người không được tiếp cận đầy đủ. Tuy nhiên, để nuôi sống dân số toàn cầu 10 tỷ người vào năm 2050, đất trồng trọt sẽ cần phải mở rộng thêm từ 171 triệu đến 301 triệu ha so với năm 2010. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường cảnh báo, mục tiêu này sẽ gặp khó khăn do quỹ đất canh tác là có hạn, trong khi diện tích đất trên thế giới bị thoái hóa có xu hướng ngày càng tăng. Nếu thế giới không có biện pháp bảo vệ đất cho các thế hệ tương lai, khả năng nuôi sống số lượng dân số đông đúc sẽ bị đe dọa, trong đó ít nhất 3,2 tỷ người có thể phải gánh chịu hậu quả.
Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) năm 2020, gần một phần ba diện tích đất trên Trái Đất đã bị thoái hóa và cứ 5 giây lại có một diện tích đất có kích thước bằng sân bóng đá bị xói mòn. Nghiêm trọng hơn, đất đai màu mỡ không thể dễ dàng được thay thế hoặc bổ sung. Trái Đất phải mất 100 năm để tạo ra chỉ nửa cm đất màu mỡ từ lớp đá trầm tích, điều đó có nghĩa là thế giới hiện đang mất đất nhanh hơn từ 50 đến 100 lần so với khả năng tái tạo.
Trước thực trạng này, nhiều dự án và chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe của đất đã ra đời. Tại trang trại FarmED, phía tây thành phố Oxford, nước Anh, các chuyên gia và tình nguyện viên đang nỗ lực tăng lượng chất hữu cơ trong đất bằng cách sử dụng các kỹ thuật bền vững mà họ hy vọng sẽ khuyến khích nhiều người khác áp dụng.
Không chỉ thử nghiệm với trái cây và rau quả, trang trại FarmED còn trồng lúa mì bằng hệ thống luân canh cây trồng 8 năm không cần phân bón hay thuốc trừ sâu.
Trong khuôn khổ hội nghị COP28 năm nay, các nhà lãnh đạo một lần nữa nhấn mạnh về mối liên hệ quý giá giữa đất và sự tồn tại của hành tinh. Bên lề hội nghị, ông Sadhguru – nhà sáng lập chiến dịch Save Soil, cho rằng việc tăng lượng chất hữu cơ trong đất lên tối thiểu 3-6%, tùy theo điều kiện khu vực, là chìa khóa để đảm bảo độ màu mỡ của đất cho các thế hệ tương lai. Nông nghiệp dựa vào cây xanh, kết hợp trồng cây che phủ và luân canh cây trồng là những giải pháp khả thi.
Thất thoát và lãng phí thực phẩm vừa là vấn đề môi trường vừa là vấn đề kinh tế, chiếm 8% -10% lượng phát thải khí nhà kính và gây thiệt hại kinh tế toàn cầu 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Food, khoảng 30% lương thực toàn cầu, tương đương 1,3 tỷ tấn bị lãng phí hoặc thất thoát mỗi năm.
Do đó việc giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm được xem là giải pháp cấp bách và lâu dài để cải thiện an ninh lương thực, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương. Mới đây, tại Ấn Độ, các nhà khoa học đã cho ra mắt máy sấy thực phẩm chạy bằng năng lượng mặt trời, giúp những nông dân nghèo nhất nước này giảm lãng phí thực phẩm, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Sáng kiến đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Earthshot trị giá 1 triệu bảng Anh cho những nỗ lực vì khí hậu.
Tại Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới, có tới 40% các sản phẩm thực phẩm bị lãng phí mỗi năm do không được bảo quản đúng cách, đặc biệt là tại các khu vực hẻo lánh của đất nước. Trong khi đó, gần 195 triệu người ở Ấn Độ đang trong tình trạng thiếu lương thực mỗi ngày. Đây là một nghịch lý đáng báo động, khi báo cáo mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết, sản xuất lương thực không phải là vấn đề chính của đất nước tỷ dân. Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới về sản lượng nông nghiệp, trung bình đạt 270 triệu tấn, trong khi New Delhi chỉ cần 225-230 triệu tấn thực phẩm mỗi năm để nuôi sống dân số.
Nghịch lý này đã thôi thúc các nhà nghiên cứu ở công ty S4S Technologies phát triển mô hình máy sấy thực phẩm chạy bằng năng lượng mặt trời, giúp giảm thiểu lượng nông sản bị bỏ đi do hư hỏng trong quá trình thu hoạch hoặc vận chuyển.
Không chỉ vận hành bằng nguồn năng lượng sạch, máy sấy thực phẩm của công ty S4S Technologies còn có thể giúp người dân tiết kiệm thời gian bằng 1/10 so với cách phơi khô truyền thống. Thực phẩm được sấy khô cũng có thể được bảo quản trong vòng 12 tháng.
Việc thiếu kho dự trữ cũng là nguyên nhân khiến những người nông dân Ấn Độ buộc phải bán nông sản tươi của mình ngay sau khi thu hoạch với mức giá thấp.
Hiện S4S Technologies đang làm việc với 3.000 hộ nông dân hoặc hợp tác xã quy mô nhỏ tại 270 địa điểm trên khắp Ấn Độ, để thu mua và bán lại sản phẩm trực tiếp cho một số nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới bao gồm Sodexo, Nestle và Unilever.
Tại Cuba, đất nước phụ thuộc lớn vào nhập khẩu thực phẩm, người dân nước này cũng đang triển khai nhiều giải pháp sáng tạo để ứng phó với cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng gia tăng.
Tại một trang trại nhỏ bên ngoài thủ đô Havana, cơ sở Bacoretto của ông Gabriel Perez 38 tuổi, sản xuất loại bột mì đặc biệt, không chứa gluten, và sử dụng nguyên liệu chủ yếu có nguồn gốc địa phương, thay thế cho hàng nhập khẩu đắt tiền.
Cơ sở của ông Gabriel Perez sấy khô và xay yucca- một thực phẩm truyền thống của Cuba, cùng với gạo, chuối và dừa để làm bột hữu cơ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bị dị ứng với gluten. Ngoài ra, các sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất còn được sử dụng để tạo ra dầu dừa, sợi xơ dừa, giấm và các sản phẩm lên men. Các sản phẩm của Bacoretto đã được đông đảo người tiêu dùng Cuba đón nhận.
Theo các chuyên gia, thế giới cần nhiều sáng kiến đổi mới tương tự như ở Cuba hay Ấn Độ, để giảm thiếu áp lực về mất an ninh lưvơng thực, cũng như góp phần làm đa dạng nguồn cung cấp thực phẩm. Ngoài ra, chính phủ các nước nên mạnh tay đầu tư áp dụng khoa học-công nghệ vào nông nghiệp để có thể sản xuất và ứng dụng các sáng kiến này trên quy mô lớn.
Sau nhiều năm chưa được quan tâm đúng mức, thế giới đã chứng kiến một phản ứng toàn cầu dành cho vấn đề an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững tại COP28 năm nay. Với việc khởi động thành công Quỹ tổn thất và thiệt hại, các chuyên gia kỳ vọng các hỗ trợ tài chính sẽ sớm đến tay các cộng đồng nông nghiệp đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Dù thế giới còn một chặng đường dài phía trước để đạt mục tiêu đến năm 2030 có thể chấm dứt nạn đói, song bước tiến mạnh mẽ tại COP28 chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Người đứng đầu lực lượng phòng thủ hạt nhân của Nga Igor Kirillov và trợ lý của ông đã thiệt mạng trong một vụ nổ ở phía đông nam Moscow vào sáng thứ Ba. Người phát ngôn của Ủy ban điều tra Nga Svetlana Petrenko cho biết: Vụ nổ là do một thiết bị nổ được giấu bên trong một chiếc xe máy điện.
Hãng thông tấn TASS dẫn thông báo của Ủy ban Điều tra Nga xác nhận Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga, cùng trợ lý của ông đã thiệt mạng trong một vụ nổ xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam thủ đô Moscow.
Việc tự động hóa sản xuất bằng AI và robot có thể đóng góp tới 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025.
Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban hành lệnh thiết quân luật sau 45 năm. Sắc lệnh thiết quân luật của ông chỉ kéo dài trong vài giờ, nhưng ông đang phải trả giá đắt vì tính toán sai lầm này. Uy tín của ông Yoon đã giảm mạnh, trong đó nổi lên sự phân cực chính trị sâu sắc, các vụ bê bối liên quan đến vợ ông và xung đột gần như liên tục giữa Chính phủ của ông và Quốc hội do phe đối lập áp đảo.
Với gần 150 đêm diễn tại 51 thành phố trên khắp thế giới,"The Eras Tour" không chỉ là chuyến lưu diễn lớn nhất trong sự nghiệp của Taylor Swift mà còn được xem là một hiện tượng văn hóa toàn cầu. Đây là chuyến lưu diễn âm nhạc có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của nữ ca sỹ trong ngành công nghiệp âm nhạc, văn hóa và kinh tế.
Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm carbon dioxide (CO₂) - loại khí nhà kính nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, methane (CH₄) - một loại khí thải khác chỉ đứng sau CO₂ về tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, cũng cần được chú ý nếu muốn làm chậm tình trạng biến đổi khí hậu.
Sự bất ổn chính trị tại Pháp và Đức, hai nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu, đang làm suy yếu vai trò trụ cột của hai quốc gia này trong nỗ lực giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách đang gia tăng và sức cạnh tranh đang suy yếu của châu lục này, làm dấy lên mối lo ngại về tương lai bất ổn của Liên minh châu Âu.
Trong những ngày qua, một dịch bệnh bí ẩn đã bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), làm nhiều người lo lắng. Tổng giám đốc WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có 416 trường hợp mắc căn bệnh bí ẩn được báo cáo và ít nhất 143 người ca tử vong do căn bệnh này tại các bệnh viện.
Chỉ còn hơn hai tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giảm án cho khoảng 1.500 người và ân xá cho 39 người Mỹ bị kết án về các tội phi bạo lực. Đây là hành động khoan hồng lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.
Những ngày gần đây, các lực lượng Ukraine đóng tại miền Đông nước này đang phải chịu áp lực rất lớn, có thể nói là “căng thẳng lên đến đỉnh điểm” khi Nga liên tiếp giành thêm nhiều thành quả quân sự. Theo giới quan sát, chỉ trong vài tháng qua, lực lượng Nga đã kiểm soát lãnh thổ của Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2022.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang đối mặt với cáo buộc nổi loạn liên quan đến lệnh thiết quân luật do ông ban hành ngày 3/12. Ông Yoon có thể đi vào lịch sử với tư cách là Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm đầu tiên bị bắt và giam giữ khi đang tại nhiệm.
Lực lượng Nga đã tiến qua khu định cư Stariye Terny về phía làng Dachnoye, đường Kurakhovo-Zaporozhye và đường dẫn ra khỏi thành phố Kurakhovo về phía Tây.
Chỉ một ngày sau khi chính quyền Bashar Al Assad bị lật đổ, Thủ tướng Mohammed al-Jalali đã đồng ý trao quyền lực cho "chính phủ cứu nguy" do lực lượng đối lập lãnh đạo. Một số nhà phân tích cho rằng việc chấm dứt nội chiến sẽ mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho người dân Syria, tuy nhiên, trước mắt chính quyền mới của Syria sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
Ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối nhất thế giới hiện nay, đòi hỏi sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Bất chấp lời kêu gọi của các nhà khoa học và hoạt động môi trường, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn.
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang đẩy Syria đến một bước ngoặt lớn, đồng thời xoay chuyển bức tranh địa chính trị ở khu vực Trung Đông. Tương lai và ước mơ hòa bình của người dân Syria vẫn là bài toán khó tìm lời giải đáp.
Tổng thống Joe Biden đã ân xá vô điều kiện cho con trai mình là Hunter Biden, khi chỉ còn vài tuần nữa là ông rời Nhà Trắng, bất chấp lời hứa trước đó là không làm việc này. Với tư cách là một người cha, quyết định của ông có thể được thông cảm, nhưng với cương vị tổng thống, quyết định này gây ra tác động lớn ở vào thời điểm nhạy cảm.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, với cam kết sẽ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Donald Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc. Lần này, dưới chính quyền Trump 2.0, các nhà quan sát chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng không ảo tưởng về quỹ đạo đi xuống tiềm tàng của mối quan hệ Mỹ - Trung.
Xung đột Nga - Ukraine đến nay đã kéo dài gần 3 năm và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Dường như khó có khả năng Nga và Ukraine sẽ tìm kiếm một vài hình thức ngừng bắn hoặc giải pháp hòa bình trong nửa đầu năm 2025.
Israel đang thảo luận về một đề nghị mới nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza, cho rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để đạt được một thỏa thuận phù hợp với Tel Aviv, sau khi chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu bác bỏ nhiều đề xuất trong hơn một năm qua và tiếp tục gây hấn chống lại người Palestine.
6 tháng sau khi chính phủ tiền nhiệm bị giải tán, chính phủ non trẻ mới được thành lập được 3 tháng của Thủ tướng Michel Barnier tiếp tục nối gót, sụp đổ sau khi không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 4/12 do liên minh cánh tả đề xuất.
Phân tích của hãng tin Reuters về các tuyên bố và cuộc phỏng vấn được thực hiện với một số nhân vật thân cận với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho thấy, các cố vấn của ông Trump, cả công khai và riêng tư, đã đưa ra các đề xuất về việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine bằng cách đổi đất lấy hòa bình. Theo đó, Kiev sẽ phải nhượng lại những vùng lãnh thổ rộng lớn cho Nga trong tương lai gần.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã khiến cả nước bàng hoàng vào tối ngày 3/12, khi bất ngờ tuyên bố thiết quân luật lần đầu tiên sau gần 50 năm.
Những ngày gần đây, cuộc xung đột tại Syria đã bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý sau khi lực lượng phiến quân đối lập phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng và giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Aleppo - thủ phủ kinh tế của quốc gia Trung Đông này, đồng thời mở rộng tấn công nhiều thành phố lớn ở phía Tây.
Cuối năm là mùa lễ hội, đồng thời cũng là mùa mua sắm lớn trong năm ở nhiều nơi như Mỹ và châu Âu. Mặc dù mùa nghỉ lễ năm nay có thể sẽ lập kỷ lục mới, nhưng có một xu hướng rõ rệt là người tiêu dùng sẽ không vung tiền mà tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và tìm kiếm các chương trình khuyến mãi tốt trước khi đưa ra quyết định.
Trước khi rời khỏi Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách cải thiện di sản của mình bằng cách đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, thả những con tin vẫn còn bị Hamas giam giữ, đồng thời mở đường cho một giải pháp ở khu vực rộng lớn hơn khi bàn giao công việc cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên cho biết có thể nhượng đất tạm thời cho Liên bang Nga để đổi lấy sự bảo vệ của “ô bảo vệ NATO” và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại thông qua ngoại giao.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một cơ quan mới là Bộ Hiệu quả Chính phủ, đồng thời lựa chọn tỷ phú công nghệ Elon Musk và doanh nhân, cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, Vivek Ramaswamy làm người đứng đầu cơ quan này. Điều này thể hiện tham vọng của ông Trump về việc cải cách bộ máy chính phủ mà ông cho là quan liêu.
Ông Trump dường như đã "bắn phát súng” đầu tiên về thuế quan, báo hiệu một chính sách thương mại cứng rắn dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông.
Australia sắp trở thành quốc gia đầu tiên cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, sau khi cả Hạ viện và Thượng viện thông qua dự luật về vấn đề này.
Ngày 28 /11, Quân đội Israel cho biết lực lượng không quân của họ đã tấn công một cơ sở được Hezbollah sử dụng để lưu trữ tên lửa tầm trung ở miền nam Liban sau khi cả hai bên cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh.
Theo Reuters, ngày 28/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, ca ngợi ông Trump dũng cảm khi bị một tay súng cố gắng ám sát và cho biết Moscow sẵn sàng đối thoại với tổng thống đắc cử Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Tại Busan, Hàn Quốc, vòng đàm phán thứ 5 và cũng là vòng cuối cùng của Ủy ban đàm phán Liên chính phủ về ô nhiễm nhựa đang diễn ra. Đây là nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa, sau bốn vòng đàm phán trước đó chưa mang lại kết quả tích cực.
Israel và Liban đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho Israel và phong trào Hezbollah, sau hơn một năm kể từ khi nổ ra các cuộc giao tranh ở biên giới phía Nam Liban. Thỏa thuận này mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, đồng thời hướng tới chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch trong khu vực.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và thủ lĩnh Hamas Mohammed Deif. Lệnh bắt giữ do ICC ban hành gây chấn động trong bối cảnh pháp lý thế giới, bởi đây là lần đầu tiên một đồng minh phương Tây bị một cơ quan tư pháp toàn cầu buộc tội phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc sau hai tuần đàm phán căng thẳng. Mặc dù đạt được thành quả nhất định, nhưng cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị.
Với chiến lược kiên trì và linh hoạt, Trung Quốc đang từng bước xây dựng ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ Latinh, khiến Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại khu vực vốn được xem là liên minh truyền thống của Washington.
Giảm khí thải từ phương tiện giao thông đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
0