Biên niên sử bốn thập kỷ xung đột giữa Israel và Hezbollah
Sự kiện “Ngày thứ Hai đẫm máu” với lệnh phát động tấn công lực lượng Hezbollah tại Nam Liban của Israel đã đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ giữa Israel và Hezbollah. Cuộc tấn công liên tiếp của Israel vào ngày 23/9 đã khiến gần 500 người chết và hơn 1.600 người bị thương, một bước leo thang mới trong xung đột ngay sau sự kiện hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ trong tuần trước tại Liban.
1982: Khởi nguồn của các cuộc xung đột Israel - Hezbollah
Cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah đã kéo dài gần nửa thế kỷ, khởi đầu từ năm 1982 khi Israel tấn công Liban với mục tiêu đáp trả các hành động quân sự của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) từ phía Nam Liban.
Tại thời điểm đó, Liban đang chìm trong cuộc nội chiến kéo dài 7 năm, và Israel đã chiếm đóng phía Nam nước này, tiến đến tận Tây Beirut, nơi đặt trụ sở của PLO. Sau một thỏa thuận, PLO đã rút khỏi Liban, nhưng quân đội Israel vẫn tiếp tục hiện diện và hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm địa phương, góp phần vào vụ thảm sát Sabra và Shatila – nơi từ 2.000 đến 3.500 người tị nạn Palestine và dân thường Liban bị giết hại.
Hezbollah ra đời từ phong trào chống lại sự xâm lược của Israel, với sự hỗ trợ được cho là đến từ Iran. Tổ chức này thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng người Hồi giáo Shia bị thiệt thòi tại các khu vực thung lũng Bekaa và ngoại ô phía Nam Beirut, nhanh chóng trở thành một lực lượng quân sự và chính trị mạnh mẽ tại Liban.

1983 – 1992: Xung đột mở rộng
Từ năm 1983, Hezbollah và những nhóm liên minh đã thực hiện hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng quân sự nước ngoài ở Liban. Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất là vụ đánh bom vào ngày 23 tháng 10 năm 1983, khi một loạt các doanh trại ở Beirut bị tấn công, khiến hơn 300 binh sĩ Pháp và Mỹ thiệt mạng. Vụ việc được cho là do nhóm Thánh chiến Hồi giáo – một mặt trận của Hezbollah thực hiện.
Đến năm 1985, Hezbollah cùng các đồng minh đã phát triển sức mạnh đến mức đủ để buộc Israel phải rút quân về khu vực sông Litani ở phía Nam Liban, và tuyên bố thiết lập một “vùng an ninh” dọc theo biên giới. Tại khu vực này, lực lượng dân quân quân đội Liban phía Nam (SLA), do Israel hỗ trợ, tiếp tục duy trì sự kiểm soát cho đến khi Israel rút quân hoàn toàn vào năm 2000.
Sau khi cuộc nội chiến Liban kết thúc vào năm 1992, Hezbollah bước vào chính trường và giành được 8 ghế trong Quốc hội. Số lượng ghế của Hezbollah không ngừng tăng lên theo thời gian và hiện nay, tổ chức này cùng các đồng minh kiểm soát 62 ghế trong Quốc hội. Ngoài vai trò chính trị, Hezbollah còn điều hành nhiều chương trình xã hội lớn tại những khu vực có đông đảo người ủng hộ, từ đó mở rộng ảnh hưởng của mình trong cộng đồng.
1993 - 2006: Xung đột leo thang
Các cuộc tấn công giữa Hezbollah và Israel tiếp tục leo thang qua nhiều giai đoạn, với những sự kiện đáng chú ý như ‘Chiến tranh Bảy ngày’ vào năm 1993, khi Israel tấn công Liban nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Hezbollah vào miền Bắc Israel.
Đến năm 1996, Israel tiếp tục mở một chiến dịch kéo dài 17 ngày, được gọi là "Operation Grapes of Wrath," nhằm đẩy Hezbollah ra khỏi tầm tấn công vào các mục tiêu của Israel. Một trong những sự kiện đẫm máu nhất xảy ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1996, khi Israel bắn phá một căn cứ của Liên hợp quốc ở làng Qana, khiến 106 dân thường thiệt mạng, bao gồm 37 trẻ em.
Đỉnh điểm của xung đột diễn ra vào năm 2006, khi Hezbollah tiến hành một chiến dịch tại lãnh thổ Israel, giết chết 3 binh sĩ Israel và bắt giữ hai binh sĩ khác. Cuộc chiến tháng 7 kéo dài 34 ngày sau đó đã khiến hơn 1.200 người Liban thiệt mạng và khoảng 4.400 người bị thương, phần lớn là dân thường.

2012 - 2024: Xung đột mở rộng với quy mô khu vực
Hezbollah không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột với Israel mà còn mở rộng ảnh hưởng sang các cuộc đụng độ trong khu vực.
Từ năm 2012, tổ chức này đã can thiệp vào cuộc nội chiến Syria để ủng hộ chính quyền Damascus, một động thái bị chỉ trích rộng rãi bởi các đồng minh Ả Rập trước đây. Tuy nhiên, sự can thiệp này đã giúp Hezbollah thu thập kinh nghiệm chiến trường quý giá và ngăn chặn sự xâm nhập của các nhóm cực đoan như ISIL vào Liban.
Vào tháng 10 năm 2023, Hezbollah đã phát động chiến dịch phóng tên lửa vào Israel nhằm ủng hộ lực lượng Hamas, khiến 1.139 người Israel thiệt mạng. Israel đã đáp trả bằng các cuộc không kích, và Hezbollah tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công dọc biên giới, leo thang căng thẳng khu vực. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và ám sát đã dẫn đến cái chết của nhiều lãnh đạo cấp cao của Hezbollah và Hamas trong năm 2024, khiến tình hình càng thêm căng thẳng.
Tháng 9/2024: Cột mốc leo thang căng thẳng
Vụ kích nổ hàng loạt thiết bị truyền tin cầm tay của các thành viên Hezbollah vào ngày 17/9/2024 là một trong những sự kiện đáng chú ý trong chuỗi xung đột giữa Hezbollah và Israel. Đến nay, ít nhất 11 người đã thiệt mạng, trong đó có 3 dân thường, và khoảng 2.750 người bị thương. Hezbollah cáo buộc Israel chịu trách nhiệm về vụ việc và tuyên bố sẽ đáp trả.
Ngày 22/9, hàng trăm tên lửa đã được phóng vào lãnh thổ Israel từ miền Nam Liban – một cuộc tấn công trả đũa do Hezbollah phát động.
Ngày 23/9, Israel phát lệnh tấn công ồ ạt vào lực lượng Hezbollah tại miền Nam Liban 492 người chết và hơn 1.600 người bị thương - con số đẫm máu kỷ lục trong một ngày không kích của Israel vào Liban, kể từ năm 2006.
Khi cuộc không kích nổ ra liên tiếp, hàng nghìn người dân buộc phải di tản dọc tuyến đường ven biển phía Nam Liban để tránh bom đạn từ phía Israel. Sự kiện “Ngày thứ Hai đẫm máu” này khiến một loạt tờ báo phương Tây vốn ủng hộ Israel buộc phải lên án mạnh mẽ hành động khiêu khích cũng như chiến dịch quân sự của Israel nhằm vào dân thường – hành động gây hấn có thể đẩy khu vực đối diện với nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Cuộc tấn công được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng leo thang quá giới hạn, đến mức điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Liban Jeanine Hennis-Plasschaert cảnh báo rằng, khu vực Trung Đông đang "ở bên miệng hố của một thảm họa sắp xảy ra".
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Người thân của những công nhân bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà hơn 30 tầng ở Thái Lan vẫn hy vọng về một phép màu, sau hơn 72 giờ trôi qua kể từ trận động đất kinh hoàng.
Trận động đất mạnh 7,7 độ là một trong những trận động đất mạnh nhất ở Myanmar khiến khoảng 1.700 người thiệt mạng, 3.400 người bị thương và hơn 300 người mất tích.
Nhiều người chạy thoát ra khỏi các tòa nhà ở Bangkok vào sáng 31/3, trước báo cáo về rung lắc và vết nứt được tìm thấy trong các tòa nhà. Tuy nhiên, chính quyền bác bỏ và cho biết đây là báo động giả.
Quân đội Thái Lan thông báo đã triển khai hơn 1.000 quân, máy móc hạng nặng và cần cẩu để cứu hộ tìm kiếm người mất tích và phục hồi tại Thủ đô Bangkok.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới ký một sắc lệnh đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đào tạo 1,5 triệu người điều khiển máy bay không người lái trong vòng 5 năm tới.
Khi siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ được triển khai vào cuối năm nay, nhóm tác chiến của tàu sẽ bao gồm các khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị các hệ thống đánh chặn máy bay không người lái Coyote của Raytheon và Roadrunner-M của Anduril.
Tổng thống Iran kiên quyết bác bỏ đề xuất đàm phán trực tiếp với Mỹ về vấn đề hạt nhân.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt xung đột tại Dải Gaza, với điều kiện phong trào Hamas hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.
Các bệnh viện ở Myanmar đang nỗ lực điều trị cho bệnh nhân sau trận động đất kinh hoàng hôm 28/3; nhiều nơi thiếu nhân lực, cạn kiệt thuốc men, cơ sở hạ tầng bị tàn phá.
Tổng thống Trump cho biết, ông "rất tức giận" với Tổng thống Putin và đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với dầu mỏ của Nga nếu nước này không đồng ý ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.
Nhà chức trách Thái Lan đã mở cuộc điều tra để xác định nguyên nhân khiến công trình xây dựng 30 tầng đang thi công tại quận Chatuchak bị đổ sập do ảnh hưởng của trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra tại Myanmar cuối tuần qua.
Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã phân bổ 2 triệu franc Thụy Sĩ (khoảng 58 tỷ đồng Việt Nam) cho các khu vực bị động đất ở Myanmar, nhiều nước cũng tiếp tục cử lực lượng cứu hộ đến quốc gia này để hỗ trợ.
Đội cứu hộ Trung Quốc đã giải cứu thành công một cô gái 29 tuổi bị chôn vùi trong đống đổ nát hơn 65 giờ tại thành phố Mandalay, Myanmar, vào khoảng 7h15 sáng ngày 31/3 (giờ địa phương).
Mỹ và Nga đã bắt đầu đàm phán về kim loại đất hiếm chung và các dự án khác tại Nga - đặc phái viên của Nga về hợp tác kinh tế và đầu tư quốc tế tiết lộ với tờ Izvestia hôm nay 31/3.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi khoản viện trợ khẩn cấp trị giá ít nhất 8 triệu USD cho Myanmar nhằm hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này khắc phục hậu quả thiên tai trong ít nhất một tháng tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/3 tuyên bố, ông không đùa về việc tìm kiếm nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba, tuy nhiên ông cho biết vẫn còn quá sớm để nghĩ tới việc này.
Đã có 18 người thiệt mạng do động đất ở Bangkok, trong đó có 11 nạn nhân tại khu vực công trường xây dựng tòa nhà của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Thái Lan.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng Nga đang giao tranh ác liệt với quân đội Ukraine để giành lại những khu định cư cuối cùng ở khu vực Kursk.
Một trận động đất mạnh 4,5 độ đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía Nam Hokkaido, Nhật Bản vào khoảng 22h56 ngày 30/3 giờ địa phương, Đài truyền hình TBS News Network của Nhật Bản đưa tin.
Cơ quan khí tượng Quốc gia Mỹ cuối ngày 30/3 cho biết, dựa trên dữ liệu hiện có, mối đe dọa sóng thần do trận động đất ở Tonga xảy ra vào sáng cùng ngày đã qua.
Món thịt nướng trong tháng lễ Ramadan vừa qua đã khiến nhu cầu đốt than củi tăng cao, đem lại cơ hội kinh doanh cho những xưởng sản xuất và buôn bán than ở địa phương.
Tổng cộng có 33 dư chấn được báo cáo tính đến tối ngày 30/3 sau trận động đất ở miền Trung Myanmar, trong đó cường độ cao nhất là 7,5 độ và cường độ thấp nhất là 2,8 độ, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.
Các bệnh viện tại miền Trung và Tây Bắc Myanmar đang quá tải do số người bị thương sau trận động đất vẫn đang tăng lên.
Trả lời phỏng vấn NBC News ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Mỹ sẽ áp thuế quan thứ cấp lên dầu mỏ Nga nếu không thể đạt được thỏa thuận về Ukraine.
Nếu như Ikebana là sự tinh tế trong nghệ thuật sắp đặt hoa, thì những rừng hoa anh đào nở rộ tại Đài Loan (Trung Quốc) lại mang đến một vẻ đẹp tự nhiên đầy sức sống.
Ba Lan đang lên kế hoạch khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhằm tăng cường lực lượng dự bị và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia, trong bối cảnh an ninh thế giới có nhiều biến động.
Phong trào Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần ở Biển Đỏ, tấn công sân bay Ben Gurion của Israel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần bày tỏ ý định mua lại Greenland từ Đan Mạch, thậm chí tuyên bố không loại trừ khả năng dùng biện pháp quân sự để kiểm soát hòn đảo này.
Một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra gần Tonga, kích hoạt cảnh báo sóng thần cho quốc đảo Thái Bình Dương này, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter tiếp tục xảy ra gần Mandalay, Myanmar, vào ngày 30/3 - chỉ hai ngày sau thảm họa động đất 7,7 độ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và quy mô hoạt động do ngân sách bị thu hẹp hơn 21%, chủ yếu đến từ việc cắt giảm tài trợ từ một số quốc gia thành viên.
Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch giảm nhập khẩu nông sản từ Ukraine, khi chương trình miễn thuế khẩn cấp dành cho nước này kết thúc vào tháng 6/2025.
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar và Thái Lan đã đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng xây dựng trong khu vực.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Myanmar vượt qua thảm họa.
Giữa khung cảnh hoang tàn sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, phép màu đã xảy ra khi nhiều nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát sau hàng chục giờ mắc kẹt.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn ngày 30/3 theo hình thức trực tuyến, bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.
Lockheed Martin Corp, có trụ sở tại Grand Prairie, Texas, đã ký kết hợp đồng trị giá gần 5 tỷ đô la để sản xuất thế hệ tên lửa có độ chính xác cao mới cho quân đội Mỹ.
Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter xảy ra gần Banda Aceh, Kota Banda Aceh, tỉnh Nanggroe Aceh Darussalam, Indonesia, được ghi nhận vào sáng Chủ Nhật (30/3) ở độ sâu 12km và tương đối nông dưới bề mặt.
Các nhà địa chất ước tính trận động đất lớn 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar ngày 28/3 đã giải phóng một lực tương đương với 334 quả bom nguyên tử.
Thái Lan đã cử một đội gồm 55 quân nhân và 6 chuyên gia tìm kiếm cứu nạn cùng các thiết bị cứu hộ để hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất mạnh 7,7 độ richter, xảy ra vào ngày 28/3.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cam kết sẽ không sa thải bất kỳ ai vì vụ rò rỉ thông tin về kế hoạch không kích của chính quyền ông nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót tại khu vực tòa nhà 30 tầng bị sập ở thủ đô Bangkok khi khung thời gian quan trọng 72 giờ đang dần hết.
Lực lượng cứu hộ Myanmar hôm nay đã giải cứu thêm được một người còn sống ra khỏi đống đổ nát sau gần 40 giờ bị vùi lấp do trận động đất mạnh 7,7 độ.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.
Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".
Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.
0