Bộ GD-ĐT triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025

Sáng nay, 19/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Hà Nội kết nối tới 63 điểm cầu tỉnh/thành phố. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.

Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang trên đà phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra sôi động hơn với đà tăng trưởng khá và nhiều chuyển biến tích cực.

Toàn cảnh Hội nghị.

Đánh giá kết quả năm học 2023-2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định đây là thời điểm toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành, như:

Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới giáo dục và đào tạo; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; cùng các nhiệm vụ quan trọng khác của ngành.

Báo cáo kết quả năm học 2023-2024, ngành giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như triển khai đồng bộ Chương trình giáo dục phổ thông 2028 với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước; tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên; chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Cùng với cả nước, ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; thực hiện các nhiệm vụ công tác năm của Chính phủ, cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Đây là cũng thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành như: Thực hiện tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Trung ương Đảng đổi mới giáo dục và đào tạo; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; cùng các nhiệm vụ quan trọng khác của ngành.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu báo cáo kết quả năm học 2022-2023.

Báo cáo kết quả năm học 2022-2023, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: "Với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng GDĐT”, ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế".

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023-2024, cả nước có 25.900 cơ sở giáo dục phổ thông (giảm 176 cơ sở so năm học 2022-2023), với tổng số 18.463.481 học sinh (giảm 336.049 học sinh so năm học 2022-2023), trong đó cấp Tiểu học là 8.919.198 học sinh (giảm 313.518 học sinh), cấp THCS là 6.550.552 học sinh (tăng 472.852 học sinh); cấp trung học phổ thông THPT là 2.993.731 học sinh (tăng 106.166 học sinh).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tỷ lệ bình quân 4,25 cơ sở giáo dục THPT/đơn vị hành chính cấp huyện; 1,03 cơ sở giáo dục THCS và 1,38 cơ sở giáo dục tiểu học/đơn vị hành chính cấp xã. Số lượng trường trung học tăng ở các thành phố lớn do việc tăng dân số nên địa phương đã xây dựng, thành lập các trường mới; số lượng giảm ở một số địa phương do việc sáp nhập địa giới hành chính dẫn đến việc sáp nhập các trường trung học trên địa bàn. Ngoài ra, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.

Khẳng định, công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được quan tâm, Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước.

Bộ tiếp tục đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2024-2025, nhấn mạnh đến việc phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng.

Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đặc biệt, việc cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024-2025 đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trước thềm năm học mới, giúp giảm đi gánh nặng cho xã hội, nhất là đối với phụ huynh, các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất.

Sau khi nêu một số hạn chế, Thứ trưởng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, triển khai Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.

Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GD-ĐT

Thứ ba, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng.

Thứ tư, bảo đảm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục mầm non.

Thứ năm, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng.

Thứ sáu, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Thứ bảy, tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên.

Thứ tám, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Thứ chín, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục. Thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nước ngoài cho giáo dục và đào tạo.

Thứ mười, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành.

Mười một, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Mười hai, tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá: Thời gian qua, ngành giáo dục đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả tích cực.

Chỉ ra một số tồn tại hạn chế, cùng với nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, Thủ tướng lưu ý các vấn đề ngành giáo dục cần tập trung triển khai trong thời gian tới, bao gồm tổ chức triển khai kết luận 91 của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục; chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, giảm chi phí, giảm áp lực cho học sinh và phụ huynh; đẩy mạnh và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề mới...

Đồng thời, Thủ tướng giao các bộ, ban ngành phối hợp cùng ngành giáo dục tiếp tục tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

User
Ý KIẾN

Việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc, quản trị bản thân là rất quan trọng, giúp học sinh duy trì sự cân bằng tinh thần và sức khỏe tâm lý để phát triển toàn diện.

Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, hiện có 17 trường học thuộc tỉnh Lào Cai và Yên Bái không thể khôi phục, 99 trường chưa thể đón học sinh trở lại sau bão lũ.

Dù thiệt hại nặng nề do bão, lũ nhưng nhiều trường ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên,... đang nỗ lực vượt qua mất mát, khó khăn để đón học sinh trở lại trường từ hôm nay 16/9.

Là địa phương ghi nhận nhiều học sinh tử vong nhất trong các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi đợt bão lũ vừa qua, Lao Cãi cùng là tỉnh có nhiều trường học bị phá hủy, hư hỏng nặng nề nhất. Dù ngành giáo dục Lao Cai đã khẩn trương, tích cực khắc phục, sửa chữa, dọn dẹp nhưng hiện vẫn có tới 77 trường học tại đây chưa thể đón học sinh, khôi phục việc dạy và học trở lại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, được tổ chức từ ngày 1-7/10/2024, với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

UBND TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí do cơ sở giáo dục xây dựng và ban hành; mức thu với hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% học phí theo hình thức học trực tiếp.

Sáng 11/9, tại lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, trường Đại học Thương mại đã phát động trong toàn trường ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị làm sách giáo khoa chủ động nắm bắt tình hình sách hư hại do bão lũ để kịp thời in ấn bổ sung.

30 trường học vẫn chưa đảm bảo an toàn để tổ chức dạy học trở lại do chưa khắc phục xong sự cố của bão số 3.

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành văn bản gửi tới tất cả cơ sở giáo dục về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày mai (9/9) đối với trường đủ điều kiện đảm bảo an toàn.

Hà Nội và 9 tỉnh, thành khác sẽ cho học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh siêu bão Yagi, một số nơi đã nghỉ từ ngày 6/9.

Cùng với Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng, ngắn gọn, nhiều trường ở Hà Nội đã triển khai “Thông điệp Xanh”, góp phần giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.

Sáng 5/9, hòa chung trong bầu không khí của cả nước, thầy cô giáo và học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) đã cùng nhau dự lễ khai giảng năm học mới.

Hơn 2.500 học sinh Trường THPT Việt Đức đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới. Năm nay, trường đón hơn 800 em học sinh khối 10 - thế hệ thứ 69 của nhà trường.

Sáng 5/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã đến dự lễ khánh thánh và khai giảng năm học mới tại trường THCS Bình Trị Đông B, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân.

Sáng 5/9, Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ khai giảng năm học mới với thầy và trò trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ.

Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi mở đầu năm học mới 2024-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã dự lễ khai giảng cùng thầy, trò Trường THCS Giảng Võ.

Sáng 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng với thầy trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì.

Ngày 4/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc mừng các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và phụ huynh nhân ngày khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Ngày 5/9, gần 2,3 triệu học sinh ở 4 cấp học của Hà Nội sẽ chính thức bước vào lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Tại Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 đang được gấp rút chuẩn bị và đã gần hoàn tất. Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, lễ khai giảng sẽ được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, mang tính giáo dục đạo đức truyền thống, tạo tâm lý hào hứng, phấn khởi cho giáo viên, học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 bước vào năm học mới.

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đang tập trung hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho ngày khai giảng, sẵn sàng bước vào năm học mới.

Tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, chiều 3/9, Hội Khoa học và Giáo dục “Gặp gỡ Việt Nam” đã tổ chức Lễ trao học bổng Vallet năm 2024 cho các học sinh, sinh viên ưu tú đến từ 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh.

Sáng 4/9, trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì trang trọng tổ chức khai giảng năm học 2024-2025 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có Công điện gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc chủ động ứng phó bão số 3.

Cùng với không khí chuẩn bị khai giảng của thầy và trò tại Việt Nam, năm học mới cũng đang bắt đầu tại nhiều nơi trên thế. Các lớp học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm học 2024-2025 này lại được mở ra và hút rất đông học sinh tham gia.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện việc giãn thời gian thu các khoản, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu trong cùng một thời điểm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư mới về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến, một trong những điểm mới là việc tính điểm xét tốt nghiệp THPT.

Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học mang lại rất nhiều lợi ích. Bởi càng tiếp cận sớm bao nhiêu thì cơ hội học tốt tiếng Anh càng nhiều bấy nhiêu.

Tuần qua, nhiều văn bản, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học mới được Bộ GD&ĐT ban hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với nhiều điểm mới. Dự kiến, Quy chế sẽ chính thức ban hành vào tháng 11/2024 và áp dụng từ kỳ thi năm 2025.

Theo quy định tại điều lệ trường học của Bộ GD&ĐT, mỗi lớp ở cấp tiểu học không quá 35 em. Tuy nhiên, với các quận đông dân cư, đảm bảo sĩ số này là mục tiêu xa vời.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, không quá 60 phút, với học sinh là trung tâm.

Càng gần đến ngày tựu trường, tình trạng in ấn, kinh doanh các loại sách giả, sách lậu, sách kém chất lượng, nhất là sách giáo khoa càng có xu hướng tăng lên.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi Sở GD&ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan báo chí về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học mới.

Mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc không nằm ngoài 3 chữ “an”, đó là học sinh đến trường an toàn, thầy cô làm việc phải được an lòng, phụ huynh đưa con đến trường an tâm.

Chỉ còn một tuần nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào năm học 2024-2025. Hiện các trường đã và đang hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng, sẵn sàng cho năm học mới.

Triển khai kế hoạch công tác năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục, các ban ngành liên quan và 21 xã, thị trấn của huyện Phúc Thọ tập trung chuẩn bị tốt nhất điều kiện cho lễ khai giảng năm học mới.

Còn 7 ngày nữa là đến lễ khai giảng năm học mới. Thời điểm này hầu hết các trường học đã chuẩn bị xong cơ sở vật chất, hạ tầng để đón học sinh trở lại trường.

Đoàn học sinh thi Olympic quốc tế Thiên văn và vật lý lần thứ 16 tại Ba Lan đã về đến Hà Nội sau 11 ngày tham gia kỳ thi. Cả 5 thí sinh đều đến từ Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam.

Để giúp quý phụ huynh có được câu trả lời về đề thi minh hoạ cho kỳ tuyển sinh vào 10 của Hà Nội năm 2025, Đài Hà Nội đã mời các chuyên gia đến từ Hệ thống giáo dục HOCMAI tư vấn trực tiếp trên các nền tảng website, app Hanoi On, Youtube và Tiktok HTV - Đài Hà Nội, Facebook Hà Nội Online. Chương trình diễn ra từ 21h - 22h tối 29/8.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo về cấu trúc định dạng đề 7 môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông của thành phố theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục công dân và tin học

Để chuẩn bị cho năm học mới, hơn 2000 học sinh Trường Tiểu học Xuân Đỉnh được tham gia tập huấn, trang bị kiến thức kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Đây là buổi sinh hoạt ý nghĩa vừa được Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Trường Tiểu học Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm tổ chức.