Bố tôi là một người lính
Từ thuở ấu thơ, trong suy nghĩ non nớt khờ dại của một đứa con, bố cô là một người lính mạnh mẽ, thô cứng. Đi qua bao vất vả khó khăn, vấp ngã trên đường đời, người cha - người lính kiên trung năm xưa mãi là chỗ dựa tinh thần ấm áp cho cô mỗi khi cô trở về nhà.
Con đã được nghe bà nội kể lại rằng, thời trai trẻ bố có dáng người cao gầy dong dỏng. Để đủ điều kiện nhập ngũ, bố đã giấu mấy cục đá bên trong người cho đủ cân nặng để được lên đường tòng quân.
Bố vào Nam tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau khi miền Nam được giải phóng, bố tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia suốt 10 năm. Bố trở về là một thương bệnh binh với tỷ lệ mất sức 65%.
Vì cuộc sống gia đình, bố của con tiếp tục trở lại miền Nam làm công nhân. Vì vậy mà tuổi thơ con và các anh, chị em thiếu tình cảm gần gũi của bố.
Hồi đó phương tiện giao thông đi lại chưa dễ dàng như bây giờ nên vài ba năm bố mới về nhà một lần vào dịp Tết. Con đã quen sự có mặt của bố trong gia đình qua những bức ảnh treo trên tường nhà. Con đã quen sự có mặt của bố trong những bức thư, mà mỗi chiều khi hoàng hôn dần tắt nắng, khói bếp nhà ai đang bảng lảng, là lúc tiếng xe đạp cót két của bác đưa thư chạy tới trước cổng nhà mình.
Con không kịp gọi mẹ, mà nhanh nhảu chân sáo chạy thẳng ra đón lấy thư từ tay bác bưu tá. Một khoảng không im lặng khi anh em con quây quần chờ mẹ bóc thư của bố, đọc cho các con nghe. Có những năm mùa xuân đã cận kề, mẹ đã nhặt sạch hết lá để chờ những nụ đào chúm chím bung nở, mà bố vẫn chưa về.

Có những khoảng thời gian bố về nhà, bố ở nhà rất lâu, có lẽ vì cơ quan hết việc và chắc là bố nhớ các con. Hồi bố không có nhà thì con mong mỏi nhận thư bố, mong được nghe điện thoại bố gọi về. Nhưng khi bố ở nhà chúng con lại né tránh bố. Bố bắt các con sinh hoạt ăn, ngủ phải đúng giờ giấc. Bố lôi từng đứa ra cái nền đã mọc những đám rêu lổm nhổm lỗ chỗ rồi múc từng gàu nước giếng xối ào ào từ trên đầu xuống, kỳ cọ bàn chân, bàn tay bé xíu đen đúa của con đến nỗi đỏ ửng. Bố đã đánh cho con một trận khi con bày trò chơi lấy cái manh chiếu trải ổ của con Vện để trùm lên đầu làm mái che.
Lớn lên một chút, có lần bố mang cả chai nước ngọt Coca mà anh chị em con đang uống đổ ra vườn nhà. Con lại nghe bố la mẹ rằng con hư thì tại mẹ. Con thấy sợ ánh mắt giận dữ của bố, thấy sợ dáng hình cao to của bố, vốn là một đại úy từng "thét ra lửa". Và bắt đầu con không thích bố, con không muốn bố ở nhà nữa, không muốn bố phá vỡ bầu trời tuổi thơ có quậy phá nông nổi của anh em con.
Rồi bố con lại đi. Trong vòng tay mẹ, những nàng công chúa và hoàng tử của bố cũng đã lớn và biết bay đi tìm những nơi trú ngụ mới.
Tuy nhiên trưởng thành rồi lại có những va vấp, tổn thương mà bài học cuộc đời mang đến cho các con của bố. Áp lực về học hành, với tính khí nông nổi muốn khẳng định mình, và cả những tổn thương mà trái tim non nớt lần đầu biết rung động trước một người xa lạ. Công chúa của bố cảm thấy bế tắc trong vòng luẩn quẩn như trầm cảm và từng muốn chấm dứt cuộc sống.

Những ngày khó khăn đó, người luôn bên con chăm sóc con là bố, người cõng con trên lưng và bước lên từng bậc cầu thang khi con từ viện trở về nhà cũng là bố. Bố cõng con vừa đi bố vừa hỏi: “Bớt mệt chưa con”.
Lúc đó con chẳng nói được gì, chỉ có hai hàng nước mắt lặng lẽ rơi trên gò má. Lần đầu tiên con có thể cảm nhận hơi ấm trên lưng bố tròn đầy nhất lại là lúc con trưởng thành. Con cuộn tròn trên lưng bố như chú mèo con nằm sưởi ấm, bờ vai bố vững chắc làm chỗ dựa cho những mảnh mai yếu đuối của con leo cuốn.

Trên lưng bố, giờ đây con mới hiểu vì sao những tháng ngày thơ ấu bố luôn vắng nhà, để anh chị em con được hãnh diện khoe với chúng bạn khi nhà mình có cái ti vi màu đẹp nhất xóm. Con mới hiểu những mùa xuân bố không về nhà để mẹ có cái xe đạp mới đạp đi chợ mua quần áo Tết cho anh em con. Con mới hiểu rằng những lúc bố nóng giận đổ chai nước ngọt Coca đi, rồi bố lại cặm cụi vắt nước cam đóng vào chai để dành cho các con uống. Ấy vậy mà tuổi trẻ cạn nghĩ đã không ít lần con làm bố buồn lòng.
Trưởng thành rồi, những nàng công chúa của bố cũng đã làm mẹ, biết mệt mỏi về gánh nặng kinh tế, lòng biết đau khi con nhỏ mang bệnh, biết thất vọng, tức giận khi con trái ý. Càng trải nghiệm được vòng tròn nhân sinh của con người bao nhiêu càng thấm thấu nỗi niềm của bố mẹ mình bấy nhiêu.
Vậy mà đã ở tuổi ngoài 70, bố của con thay vì được vui vầy bên con cháu, được con gái lấy chồng gần nhà mua cho đồng quà tấm bánh như những ông ngoại khác, được gặp gỡ li rượu chén trà với đồng đội cũ, thì bố vẫn phải xuôi ngược lo toan, lo chăm sóc đứa con gái đầu của bố bị bệnh ung thư đại tràng.
Những ngày con được về nhà chăm sóc chị, bố dặn con không được khóc, dặn con phải mạnh mẽ, để chị khóc sẽ bị nghẹn không thở được mà nguy hiểm đến tính mạng. Con đã dạ vâng, nhưng khi con nhìn chị, con cầm bàn tay gầy guộc run run cắt móng tay cho chị, con cứ vậy mà khóc òa, khóc nghẹn.

Rồi như sực nhớ ra điều gì, con im bặt giấu nước mắt vào trong. Những ngày chị con đau đớn quá, phải tiêm tới 7 mũi morphin giảm đau, anh rể không thể cầm xilanh tiêm vào da thịt chị. Bố lại là y tá bất kể ngày hay đêm, vào giờ nào bố cũng lặng lẽ tiêm và động viên xoa dịu chị. Con nói bố giỏi thế, bố lại bảo bố đi ba nước Đông Dương, ở rừng thiêng nước độc, biết bao lần đối diện, cận kề cái chết, có gì bố phải sợ đâu.
Nhưng rồi chị con cũng bỏ lại tất cả mà đi xa. Bố phải nén nỗi đau người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh để chu toàn cho chị yên nghỉ. Bố lại là bờ vai, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mẹ và các con khi gia đình phải sinh ly tử biệt.
Đi qua bao vất vả khó khăn, vấp ngã trên đường đời thì gia đình vẫn là nơi con trở về khi con mỏi mệt. Con cảm ơn bố vì con đã được làm công chúa của bố - một người lính kiên trung.
Ý KIẾN
Qua lễ chung thất, di ảnh của ông được rước lên ban thờ trên tầng thượng để nhận hương hỏa cùng các cụ. Tính ông ham vui, thích náo nhiệt. Bà sợ ông trên ấy buồn chán nên ngày nào cũng gắng lết đôi chân nhức mỏi lên bầu bạn chốc lát, đôi khi vừa dọn dẹp linh tinh vừa lầm bầm như độc thoại, lắm lúc lại chỉ thẫn thờ ngồi dõi mắt nhìn xa xăm.
Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.
Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.
Hạ chuẩn bị về trong nắng ấm. Chắc vì được gọi là Tháng thanh niên nên thời tiết lúc nào cũng rực rỡ. Năm nay, xuân còn dùng dằng chưa đi, nên cái nắng tháng Ba cũng nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn…
Tháng Ba trở về, khe khẽ trong những cơn gió cuối xuân, rực rỡ trong sắc đỏ hoa gạo trải dài bên triền đê và thấm đẫm trong những cơn mưa phùn lất phất - thứ mưa mà người ta vẫn bảo là dành riêng cho hoài niệm. Tháng Ba - cũng là mùa hoa của tuổi trẻ.
Vườn Bách Thảo là không gian yên bình cho bất cứ ai muốn tìm đến phút giây tĩnh lặng hay đơn giản chỉ mong muốn một buổi thư thả dạo bộ. Không chỉ vậy, đây còn là nơi dành cho các tâm hồn đam mê nghiên cứu và khám phá.
Mùa xuân gõ cửa thành phố bằng những làn gió mát lành, bằng ánh nắng đầu ngày trải nhẹ trên những mái ngói rêu phong, bằng sắc xanh dịu dàng của những vòm cây vừa thay áo mới. Sáng nay, có người không vội vã lao vào công việc như mọi khi. Một cảm giác lạ len lỏi trong lòng như thể có điều gì đó đang chờ đợi cô phía ngoài ô cửa sổ.
Cách nhau một dải đê, những người sinh ra và lớn lên trên vùng đất cao ráo nơi trung tâm Hà Nội có lẽ sẽ chẳng mấy khi được chứng kiến cái uy thế dữ dằn và mãnh liệt của sông Hồng một thuở không tĩnh lặng.
Lúc còn ấu thơ, có hai chị em thường thơ thẩn dạo chơi quanh những cánh đồng lộng gió, nơi có những cây xoan thẳng chạy dài trồng đều tăm tắp ven đê. Mỗi tháng Ba về, những cánh đồng như một bầu trời đầy mây tím biếc, bồng bềnh trôi trong những giấc mơ tuổi thơ.
Xã hội càng phát triển nhanh chóng, con người càng nên biết cách sống chậm. Câu nói đó mới nghe tưởng như nghịch lý nhưng càng ngẫm càng thấy có lý. Người biết cách sống chậm hẳn sẽ có được niềm hạnh phúc đích thực, vững bền!
Có một người khi nghe một câu nói giản đơn của nhân vật trong phim "Đi đến nơi có gió" bỗng nhận ra rằng an tĩnh sẽ chữa lành tâm hồn…
Như có một sợi dây kết nối nào đó giữa những người chung dòng máu với nhau, có một người em gái luôn tin anh Hai đang ở bên cạnh mình bằng cách này hay cách khác. Anh ở trong tâm trí cô, dùng sức mạnh vô hình bảo vệ cô em gái nhỏ.
Có một người, cũng như bao người mẹ khác, luôn khao khát một mái ấm bình yên cho các con mình. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ta mong muốn.
Những sáng mai thức giấc giữa vô vàn tiếng chim, có người chợt nhận ra thành phố nơi cô sống là một thành phố hiền lành, không chỉ dành cho con người mà còn dành cho chim muông hoa cỏ.
Có những điều trong đời, dù muốn hay không, người ta vẫn bị đặt trong một chiếc khung vô hình. Chiếc khung ấy mang tên định kiến. Định kiến giống như một tấm gương mờ, phản chiếu những hình ảnh lệch lạc và bóp méo mọi điều vốn dĩ thật giản đơn.
Phụ nữ hiện đại có rất nhiều mối quan tâm. Khi còn trẻ, họ tràn đầy nhiệt huyết, mục tiêu phấn đấu cho công danh sự nghiệp. Nhưng khi đã lập gia đình rồi, những lo toan đã ít nhiều chi phối họ, khiến họ luôn trăn trở làm sao để lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình?
Cuộc sống giống như một con đường dài, nơi mỗi bước chân ta đi qua đều mang theo những dấu vết của niềm vui, nỗi buồn và cả những vấp ngã. Không ai trong chúng ta bước đi mà không một lần trượt ngã. Nhưng điều kỳ diệu nhất của con người chính là khả năng đứng dậy từ những lần đó, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn.
Hà Nội tháng Ba, những ngày giao mùa khi trời còn vương chút se lạnh nhưng đã bắt đầu lẫn trong đó cái ấm áp dịu dàng của mùa xuân. Trong không gian ấy, có một loài hoa không thơm nhưng lại khiến lòng người xao xuyến, khiến ai từng gặp cũng phải dừng chân ngước nhìn - đó là hoa gạo.
Những ngày vừa qua, vụ việc TikToker Phạm Thoại và mẹ bé Bắp công khai sao kê tiền từ thiện đang gây xôn xao dư luận. Ở vai trò là một người mẹ có con đang độ tuổi với bé Bắp, nhiều người cảm thấy thương xót cho bé khi phải chịu đựng những cơn đau do căn bệnh hiểm nghèo giày vò, lại vô tình trở thành trung tâm của biết bao bàn luận và tấn công trên mạng xã hội.
Tỉnh thức giữa ảo mộng không chỉ là hành trình tỉnh giấc sau cơn mê dài, mà còn là cuộc hành trình nhìn lại bản thân giữa thực tại đầy những lối đi mờ mịt và hoa lệ.
Tháng Ba, mùa xuân đã rải nắng nhẹ trên từng kẽ lá, từng ngọn cỏ non. Những ngày này, đất trời dịu dàng đến lạ, nhưng trong lòng mỗi người con lại đầy những cảm xúc khó gọi tên, bởi tháng Ba luôn gắn liền với hình bóng của mẹ.
Có một nơi mà chúng ta có thể vay mãi, vay hoài mà chẳng bao giờ bị đòi lại - đó là vòng tay mẹ. Có một người cho đi tất cả mà không cần hoàn trả - đó là mẹ.
Thi thoảng, mẹ lại nắm bàn tay của cô con gái rồi ấp lấy trong bàn tay mình. Những ngón tay xương gầy, mu bàn tay gân guốc, bao trọn đôi tay cô mảnh dài. Mẹ đăm chiêu ngắm nghía, rồi lại vuốt ve, rồi lại nắn nhẹ. Đây là bàn tay khéo léo, chăm chỉ. Bàn tay của cô có thể được gọi bằng bất cứ cái tên nào nhưng quyết không thể là bàn tay số khổ, giống như bàn tay mẹ.
Những ngày dịu dàng của mùa xuân, có người thường giữ thói quen đi loanh quanh các góc phố nhỏ ở Hà Nội. Thi thoảng, tản bộ cạnh chiếc xe chở đầy ắp hoa bưởi trắng ngần của các cô bán hàng, rồi ngẩn ngơ trong vài khoảnh khắc. Ký ức về một thời tuổi thơ gắn liền với hương hoa bưởi thơm ngát, bất chợt quay trở lại trong tâm trí.
Có những ngày muốn rời xa những bộn bề của cuộc sống, tìm đến một góc nhỏ yên tĩnh để tái tạo năng lượng. Và hôm ấy, một cô gái quyết định ghé lại một quán cắt tóc - nơi đã từng để lại trong cô ấn tượng khó quên từ lần đầu bước vào.
Hương xuân vẫn còn bảng lảng trong tiết trời se lạnh. Mới đó mà đã qua những ngày đôn đáo ngược xuôi mong ngóng Tết về, giờ đây không khí của người người, nhà nhà bỗng trở nên trầm lắng lại.
Không biết tự lúc nào câu Ví, Giặm được sinh ra và nó được hoài thai từ đâu: từ hồn người, từ đất, hay từ mưa giông, nắng hạ?, mà sao nó ngọt ngào đến thế, ru vỗ hồn người đến thế.
Tháng Hai về, nhẹ nhàng như một cơn gió xuân lướt qua phố cũ, mang theo đợt gió mùa còn sót lại của mùa đông và những tia nắng mong manh đầu mùa.
Bất ngờ gặp hoa ban nở vạt dài trên phố phường Hà Nội, có người đã rất ngỡ ngàng, tưởng như mình đang lạc vào núi rừng miền Tây Bắc.
Tháng Hai, đất trời như gần nhau hơn bởi những màn mưa bụi mơn man, bởi hương bưởi hương xoan dịu dàng, thoang thoảng. Tháng Hai đối với một người có niềm mong chờ háo hức rất riêng, ấy là được cùng mẹ đi dự hội làng.
Người ta vẫn thường bảo bệnh từ miệng mà vào. Vậy nên, ăn uống cũng là một trong những cách để phòng trị bệnh. Bởi thế mà trong vườn nhà, thậm chí xung quanh nhà, có người thường tận dụng trồng nhiều loại rau cỏ, vốn là thảo dược, vừa để có không gian xanh vừa có được những đồ ăn, thức uống tốt cho sức khỏe.
Mưa phùn là một thứ mưa kỳ lạ. Nó không ào ạt như những cơn mưa rào mùa hạ, cũng không rả rích buồn bã như mưa ngâu hay thoáng qua như mưa bóng mây. Lặng lẽ và mỏng manh, những hạt nước nhỏ li ti rơi xuống tựa hơi thở của đất trời, len lỏi vào từng kẽ lá, từng góc phố, chậm rãi thấm vào lòng người, dịu dàng, trầm tư.
Ra Giêng, cái náo nức rộn ràng của mấy ngày Tết đã lắng xuống thật sâu. Nhường chỗ cho những khoảng dịu êm trong tâm thức để ta chiêm nghiệm vẻ đẹp xuân thì của tháng Giêng.
Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, giữa vô vàn tiếng ồn của động cơ, khói bụi phố phường và muôn ngàn hương vị của cuộc sống hiện đại, có một người vẫn mãi thương nhớ về cái cay nồng của vị gừng ngày xuân và những kỷ niệm không thể mờ phai.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nói lớn, đi một ngày có khi đã nhẵn những cảnh điểm nổi bật; mà nói bé, vỏn vẹn gần ba mươi năm ký ức thôi mà có người lần hoài chưa hết…
Có cô gái gọi chạy bộ là trang mới của đời mình, bởi vì từ ngày dấn thân vào hành trình đầu tư cho sức khỏe, cô trở thành cô gái khác biệt, năng động và trẻ trung, sống với phiên bản hoàn toàn mới.
Mùa xuân đặc biệt bởi có Giêng Hai. Hết Tết, vẫn còn Giêng Hai dịu dàng neo vào hồn người những nhớ nhung, vương vấn.
Nếu ký ức hữu hình, nó hẳn giòn tan như quả cà pháo muối nén, chua dịu vị trái sấu bánh tẻ, thơm bùi những hạt cốm làng Vòng. Đó là hương sắc Hà Nội ướp ủ trong những thức quà phương xa, là mùi vị nỗi nhớ lên men nở ra cả một trời kỷ niệm.
Có một cô gái vì sợ đời mình sẽ có nhiều cay đắng nên cố tập tránh xa những đắng cay đời thường bằng cách tập ăn những món đồ ngọt. Nhưng vị ngọt đó vẫn không thể làm dịu đi những chông chênh trong lòng. Thế rồi, thời gian dần trôi, cô phát hiện ra, mình lại thích ăn món ngải đắng tự khi nào…
Ngày trẻ khi lựa chọn công việc, có người chưa bao giờ nghĩ mình có thể yêu gốm đến hai mươi năm như vậy. Ấy vậy mà khi nhìn lại chặng hành trình, người ấy thật ngạc nhiên khi nhận ra sự gắn bó ở môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất sét, thạch cao, củi, gốm và rất nhiều con người mộc mạc.
0