BRICS tăng cường cải cách táo bạo quản trị toàn cầu

Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) nêu rõ nỗ lực của nhóm nhằm thực hiện những cải cách táo bạo đối với các thể chế toàn cầu, tăng cường hợp tác và ứng phó chung với các cuộc khủng hoảng.

Tái thiết trật tự quốc tế 

Các nước BRICS đã tập trung vào các chủ đề nóng, nỗ lực thúc đẩy hợp tác "BRICS mở rộng" và đã đạt được kết quả thiết thực, bao gồm xây dựng quan hệ đối tác năng lượng, xây dựng khuôn khổ quản trị trí tuệ nhân tạo, tăng cường hợp tác an ninh và giao lưu nhân dân. Trong tương lai, sự hợp tác "BRICS mở rộng" sẽ đẩy nhanh quá trình cải cách hệ thống quốc tế và tái thiết trật tự quốc tế, đồng thời thúc đẩy tái cơ cấu quản trị toàn cầu một cách nhanh chóng.

Tuyên bố Kazan dài 43 trang, có tựa đề "Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng", bao gồm 134 điểm nhằm mục đích tạo ra "một trật tự thế giới công bằng và dân chủ hơn", "tăng cường hợp tác vì sự ổn định và an ninh toàn cầu và khu vực", "thúc đẩy hợp tác kinh tế và tài chính" và "tăng cường giao lưu nhân dân vì sự phát triển kinh tế và xã hội".

Nhìn lại lịch sử 18 năm phát triển, BRICS thường chỉ được nhắc đến trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh, nhưng năm nay lại khác. Kể từ khi Nga đảm nhận chức Chủ tịch BRICS, báo chí khắp thế giới liên tục viết bài về nhóm này. Có hai lý do giải thích cho điều này. Thứ nhất, Hội nghị thượng đỉnh Kazan là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong năm đầu tiên hợp tác "BRICS mở rộng". Thứ hai, đây là hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên do Nga tổ chức kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ.

Đầu tiên, việc thực hiện khái niệm "BRICS cộng" sẽ tạo ra nhóm "các quốc gia đối tác BRICS" và mở rộng hơn nữa phạm vi ảnh hưởng của BRICS. Theo tuyên bố của các quan chức cấp cao Nga, BRICS sẽ tạm dừng việc kết nạp thành viên. Một trong những nhiệm vụ chính của “Năm BRICS Nga” là hội nhập các thành viên mới vào cơ chế BRICS. Tuy nhiên, trước sự nhiệt tình của hơn 30 quốc gia từ Nam bán cầu muốn gia nhập “gia đình BRICS”, Nga tuyên bố sẽ mở rộng BRICS dưới hình thức “các nước đối tác BRICS” để chung tay cùng Nam bán cầu định hình lại trật tự quốc tế theo hướng công bằng, bình đẳng và hợp lý hơn. Trong trật tự quốc tế tương lai, các quốc gia thuộc Nam bán cầu sẽ là những người thảo luận và ra quyết định bình đẳng trong các vấn đề quốc tế, thúc đẩy quá trình “tái cân bằng” quản trị toàn cầu và tạo ra một hệ thống “cùng thảo luận, cùng xây dựng và chia sẻ". Một mô hình mới về quản trị toàn cầu.

Những dự án khả thi

Không thể phủ nhận rằng các quốc gia thành viên có quan điểm khác nhau về cách thức xây dựng BRICS lớn hơn và mạnh hơn. Tuy nhiên, các nước thành viên đồng thuận về việc làm sâu sắc hơn hợp tác tài chính BRICS. Ví dụ, hầu hết các chính trị gia và học giả ở các quốc gia thành viên tin rằng việc thiết lập một "đồng tiền chung của BRICS" và "phi đô la hóa" không thể thực hiện trong ngắn hạn, nhưng việc tăng cường thanh toán bằng đồng nội tệ trong kinh tế và thương mại giữa các quốc gia thành viên có thể làm giảm sự phụ thuộc vào Đô la Mỹ là việc làm thực tế và khả thi.

Đề xuất thành lập hệ thống thanh toán BRICS nhằm thúc đẩy đa dạng hóa hệ thống thanh toán quốc tế cũng được giới chính trị và học thuật của các nước thành viên ủng hộ.

Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực tăng cường hội nhập tài chính giữa các nước BRICS. Năm nay, các thỏa thuận về cải cách WTO, tạo thuận lợi thương mại trong nông nghiệp, chuỗi cung ứng bền vững, thương mại điện tử và các khu kinh tế đặc biệt giữa các nước BRICS sẽ củng cố hợp tác kinh tế của chúng ta. Biến đổi khí hậu là chủ đề ưu tiên chung của chúng ta. BRICS hoan nghênh thỏa thuận về quan hệ đối tác thị trường carbon mở, dưới sự lãnh đạo của Nga.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Tuyên bố chung của hội nghị kêu gọi cải cách hệ thống Bretton Woods – hệ thống tài chính quốc tế được thành lập vào cuối Thế chiến thứ hai. Mục đích của cuộc cải cách là làm cho các thể chế của hệ thống này đại diện nhiều hơn cho lợi ích của các nước đang phát triển, bác bỏ các biện pháp bảo hộ đơn phương, mang tính trừng phạt và phân biệt đối xử, và bày tỏ sự ủng hộ đối với một cuộc cải tổ toàn diện của Liên hợp quốc, bao gồm cả Hội đồng Bảo an.

Chúng tôi cho rằng điều quan trọng để Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả hơn nữa là điều chỉnh cơ cấu của mình cho phù hợp với thực tế của thế kỷ XXI, mở rộng đại diện của các quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh tại Hội đồng Bảo an và các cơ quan chủ chốt khác (của Liên hợp quốc), bao gồm cả những quốc gia có lãnh đạo tại hội trường này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mặc dù những đề xuất như vậy đã được tranh luận từ những năm 1970, nhưng chỉ đến bây giờ, khi các quốc gia BRICS tập hợp lại, thì điều đó mới thực sự trở nên khả thi.

Cuối cùng, Hội nghị thượng đỉnh ở Kazan đề cập đến những thay đổi lớn đối với cán cân quyền lực toàn cầu. Sự trỗi dậy và chương trình nghị sự chung của BRICS cho thấy sự phân phối lại quyền lực trên thế giới. Hiện nay, sức mạnh kinh tế kết hợp của BRICS về mặt PPP ngang bằng nếu không muốn nói là vượt qua G7. Điều này mang đến cho các quốc gia nhỏ hơn cơ hội để củng cố quyền tự chủ chiến lược của họ và tìm kiếm các lựa chọn khác và tiếp cận một thị trường đa dạng cho sản phẩm và sản xuất của họ.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo khối BRICS diễn ra tại Kazan (Nga) hôm 23/10, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS. Nga chiếm khoảng 25% lượng xuất khẩu lúa mì của thế giới, Brazil chiếm khoảng 60% lượng xuất khẩu đậu tương và Ấn Độ đóng góp khoảng 40% lượng xuất khẩu gạo của thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024. Ảnh: Getty.

Thứ ba là thúc đẩy việc xây dựng khuôn khổ BRICS cho quản trị trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi toàn diện các mô hình quản trị an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện có và đang ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của xã hội loài người. Để hợp tác "BRICS mở rộng" ổn định và lâu dài, trí tuệ nhân tạo phải đi đầu trong các lĩnh vực then chốt và tiên phong của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới.

Hợp tác "BRICS mở rộng" là hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực, có hệ thống. Ba hạng mục trên chỉ là một phần trong vô số hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và tài chính. Giao lưu, hợp tác nhân dân và hợp tác thanh niên cũng là những nội dung quan trọng của hợp tác “BRICS mở rộng” năm nay. Thanh niên là lực lượng mới và là niềm hy vọng để BRICS đạt được sự phát triển bền vững. Trong tương lai, Liên minh Đại học BRICS, chính sách miễn thị thực lẫn nhau BRICS có thể được đưa ra sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa và thanh niên.

Các cuộc gặp song phương nhiều ý nghĩa

Ngoài các cuộc họp toàn thể, Tổng thống Putin liên tiếp có các cuộc gặp song phương. Chính những nhà lãnh đạo mà ông tiếp đón và các cuộc hội đàm song phương trong ba ngày diễn ra hội nghị cho thấy phần nào những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại thành phố Kazan, ngày 22/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tăng cường quan hệ giữa Nga với Trung Quốc để thúc đẩy sự ổn định toàn cầu. Ông Putin nhấn mạnh: “Sự hợp tác Nga - Trung trong các vấn đề thế giới đóng vai trò là một trong những yếu tố ổn định trên trường quốc tế”.

Chú trọng Trung Đông

Cuộc hội đàm của Tổng thống Putin với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho thấy sự chú trọng của Nga vào Trung Đông. Nga đã nhiều lần nhấn mạnh sự ủng hộ đối với giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc xung đột và thành lập một nhà nước Palestine có chủ quyền cùng tồn tại với Israel trong hòa bình và an ninh. Chủ đề này đã được nêu bật trong tuyên bố cuối cùng được thông qua vào thứ Tư. Các nhà lãnh đạo lên án các cuộc tấn công của Israel vào các trung tâm nhân đạo và cơ sở hạ tầng, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và thả tất cả các con tin mà không cần điều kiện tiên quyết, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.

Cuộc chiến bắt đầu cách đây một năm ở Gaza đã lan sang cả Liban. Các quốc gia khác trong khu vực cũng bị ảnh hưởng. Mức độ đối đầu giữa Israel và Iran đã tăng mạnh. Tất cả những điều này thể hiện một phản ứng dây chuyền và đẩy toàn bộ Trung Đông đến bờ vực chiến tranh toàn diện. Tình hình nhân đạo cũng đang xấu đi. Số lượng người tị nạn và người di dời hiện đã vượt quá 1,5 triệu người”. Giải pháp nên dựa trên các quy tắc quốc tế được công nhận. Và điều này đòi hỏi phải thành lập một nhà nước Palestine độc lập, cùng tồn tại hòa bình với Israel.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong một diễn biến làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của BRICS như một tác nhân địa chính trị độc lập, tuyên bố chung đã đưa ra quan điểm của khối này đối với các vấn đề an ninh quốc tế hiện nay, từ việc sử dụng lệnh trừng phạt bất hợp pháp và đưa vũ khí vào không gian vũ trụ, đến cuộc khủng hoảng Ukraine, nỗ lực của Palestine nhằm trở thành thành viên chính thức tại Liên hợp quốc, "cuộc tấn công khủng bố có chủ đích" của Israel nhằm vào các thiết bị liên lạc ở Liban, các cuộc tấn công ở Gaza, Syria và Iran, cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, tình hình ở Nam Sudan, Haiti, Afghanistan.

Ưu tiên Đông Nam Á 

Sau các cuộc hội đàm với Tổng thống Palestine Abbas, ông Putin gặp Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Cuộc gặp gần đây nhất diễn ra tại Moscow vào tháng 5. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về sự phát triển của quan hệ song phương, cũng như quan hệ đối tác Nga - ASEAN. Ông Putin trước đó đã lưu ý rằng hợp tác với ASEAN là một trong những ưu tiên của "chính sách đối ngoại của Nga tại châu Á".

Đối thoại Nga - châu Phi

Sau đó trong ngày, Tổng thống Nga gặp Tổng thống Mauritania và là Chủ tịch Liên minh châu Phi Mohamed Ahmed Ould Ghazouani. Nga duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Liên minh châu Phi. Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi đã được tổ chức hai lần, vào năm 2019 tại Sochi và năm 2023 tại St. Petersburg. Thương mại của Nga với châu Phi đã tăng 30% vào năm ngoái, đạt 24,5 tỷ đô la.

Đối tác tại Nam Mỹ

Tổng thống Putin cũng đã có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Bolivia Luis Arce. Nga và Bolivia có cách tiếp cận tương đồng đối với các vấn đề chính của chính trị toàn cầu, bao gồm chủ quyền của các quốc gia, quyền tối cao của luật pháp, và không thể can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Tổng thống Nga Putin và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 ở Kazan, Nga. Ảnh: Sputnik.

Khách mời đặc biệt

Khách mời đặc biệt là Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ông đã đến thăm Nga lần gần nhất vào năm 2022. Khi đó, ngoài cuộc gặp Tổng thống Putin, ông đã gặp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Chủ tịch Thượng viện Valentina Matviyenko và Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Ông Putin và vị khách đặc biệt Guterres thảo luận về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên hợp quốc, cũng như các vấn đề quốc tế, bao gồm cuộc khủng hoảng Trung Đông và tình hình ở Ukraine.

Vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã gặp gỡ những người đồng cấp từ các quốc gia sáng lập BRICS, cụ thể là Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Vào ngày thứ hai của hội nghị, ông Putin có cuộc gặp song phương với các Tổng thống Iran, Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Ethiopia.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan chắc chắn là một trong những sự kiện chính trị và ngoại giao toàn cầu quan trọng nhất trong năm nay vì đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của gia đình BRICS mở rộng nhóm họp. Nhóm này hiện đã trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu. Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, là động lực cho xu thế đa phương, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

User
Ý KIẾN

Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) nêu rõ nỗ lực của nhóm nhằm thực hiện những cải cách táo bạo đối với các thể chế toàn cầu, tăng cường hợp tác và ứng phó chung với các cuộc khủng hoảng.

Ông Prabowo Subianto đã chính thức nhậm chức Tổng thống Indonesia hôm 20/10. Sự kiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Indonesia sau 10 năm này là thời khắc đặc biệt đối với người dân Indonesia.

Tài sản của Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tăng thêm 26 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của Tesla ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2013.

Phát biểu bên lề Hội nghị cấp cao BRICS tại Kazan, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định triển vọng quan hệ với Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của Washington.

Khoảng 20.000 người đã tham dự cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, tại thành phố Clarkston, bang Georgia.

Cơ quan khí tượng Philippines cho biết, cơn bão Trà Mi đã rời khỏi khu vực theo dõi của Philippines hôm nay (25/10) nhưng sẽ tiếp tục gây mưa lớn và gió mạnh ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở Luzon.

Trong chuyến thăm Serbia, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk khẳng định, Ba Lan ủng hộ con đường gia nhập Liên minh châu Âu của Serbia. Ông đồng thời cho rằng, việc mở rộng EU phải bao gồm Serbia, vì nếu không có Serbia, EU sẽ không hoàn thiện.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, nhân dịp ông Antonio Guterres đến thăm Nga lần đầu tiên sau hơn hai năm để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan.

Phát biểu tại thủ đô Doha của Qatar trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã nhấn mạnh rằng Mỹ không ủng hộ chiến dịch quân sự kéo dài của Israel tại Liban.

Ít nhất ba nhà báo đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel tại Hasbaya - một khu vực ở miền Nam Liban vào rạng sáng nay (25/10).

Ngày 24/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đặt chân đến New Delhi, bắt đầu chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Đức và Ấn Độ và tiến hành hội đàm sâu rộng với người đồng cấp nước chủ nhà Narendra Modi.

Các nhà khoa học tại châu Âu đã phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phân tích âm thanh của lợn, nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ nông dân cải thiện quá trình chăn nuôi. Đặc biệt, thuật toán này được cho là có thể nhận diện những cảm xúc tiêu cực hay tích cực của lợn.

Một phái đoàn từ phong trào Hamas đã đến Cairo, Ai Cập, để thảo luận với các quan chức an ninh địa phương về tình hình tại Dải Gaza, trong nỗ lực ngăn chặn leo thang xung đột.

Hội nghị quốc tế về Liban do Pháp tổ chức tại thủ đô Paris đã kêu gọi quyên góp được 1 tỷ USD viện trợ nhân đạo và hỗ trợ quân sự để giúp Liban khắc phục cuộc khủng hoảng đang ngày càng trầm trọng do xung đột giữa lực lượng Hezbollah ở nước này và Israel.

Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video cho thấy các quả bom lượn FAB-3000 vừa được sử dụng nhắm vào căn cứ đóng quân của Ukraine tại thành phố Kurakhovo thuộc Donetsk, khiến nhiều tòa nhà bị phá hủy.

Trường Nuseirat tại Gaza, nơi được sử dụng làm điểm sơ tán cho hàng trăm người dân Palestine vừa trở thành một mục tiêu không kích của Israel. Vụ tấn công khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) xác nhận có thêm 5 quân nhân thiệt mạng và 6 binh sĩ khác bị thương trong các cuộc giao tranh mới nhất với phong trào Hezbollah ở Liban.

Trước nguy cơ siêu bão Dana đổ bộ với sức gió lên đến 120 km/h, Ấn Độ đã quyết định dừng hoạt động 203 chuyến tàu và sơ tán trên 300.000 người dân đến nơi an toàn.

Mỹ và Qatar ngày 24/10 đã thông báo nối lại các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, nhằm tìm kiếm các lựa chọn mới sau nhiều tháng không thể đạt được thỏa thuận mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra hồi tháng 5 vừa qua.

Với chính sách thị thực thông thoáng và dịch vụ du lịch ngày càng phát triển, Trung Quốc hiện là điểm đến lý tưởng của nhiều người du khách cao tuổi trên khắp thế giới.

Anh và Đức đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có phát triển vũ khí tấn công tầm xa, có tên là Hiệp định Trinity House.

Ngày càng có nhiều thông tin tình báo cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vai trò trực tiếp hơn trong cuộc xung đột của Nga ở Ukraine, một động thái có thể gây ảnh hưởng vượt xa tiền tuyến của cuộc chiến đang diễn ra ở châu Âu.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận chung trên không nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trước các mối đe dọa, trong thời điểm căng thẳng đang leo thang nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên.

Liban đã trải qua một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài và khủng hoảng chính trị trầm trọng kể từ năm ngoái, khi lực lượng Hezbollah tấn công Israel để ủng hộ đồng minh Hamas. Trong bối cảnh này, nhiều nước và tổ chức quốc tế đang tăng cường viện trợ cho Liban.

Máy bay tác chiến/chiến thuật, máy bay không người lái tấn công, lực lượng tên lửa và pháo binh của quân đội Nga đã tấn công các sân bay quân sự của Ukraine và gây thiệt hại cho nhân lực và thiết bị quân sự của đối phương tại 139 khu vực, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Hôm nay 24/10, Triều Tiên đã thả thêm nhiều bóng bay chứa rác về phía Hàn Quốc, trong đó một quả bóng bay đã rơi trúng vào khu vực Dinh Tổng thống Hàn Quốc.

Hôm nay 24/10, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS 2024), các nhà lãnh đạo đã gặp gỡ và thảo luận nhằm tìm các giải quyết một số vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, như xóa đói giảm nghèo, giải quyết xung đột, chống khủng bố, biến đổi khí hậu và cung cấp lương thực.

Thổ Nhĩ Kỳ đang chấn động với vụ tấn công gây thương vong lớn nhằm vào trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không (TUSAS) gần thủ đô Ankara, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ, đứng sau vụ tấn công chết người tại trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ TUSAS ở thủ đô Ankara.

Hôm nay (24/10) là ngày cuối cùng của Hội nghị cấp cao Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) 2024, diễn ra tại thành phố Kazan của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì một phiên họp toàn thể theo định dạng mở rộng, có sự tham dự của các lãnh đạo và đại điện gần 40 quốc gia cùng người đứng đầu các tổ chức đa phương.

Mỗi năm, Hàn Quốc ghi nhận hàng ngàn "cái chết cô đơn", chủ yếu là những người già sống một mình. Đây là vấn đề gây “đau đầu” cho chính quyền Seoul phải nỗ lực giải quyết.

Hãng sản xuất xe điện Tesla của Mỹ vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 vượt mọi ước tính của các nhà phân tích. Ngay lập tức, cổ phiếu của hãng đã tăng 12%, giúp vốn hóa thị trường tăng thêm 80 tỷ USD.

Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cảnh báo nợ hộ gia đình ở Nhật Bản đang tăng nhanh hơn thu nhập giữa lúc giá nhà tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì các khoản thanh toán của người vay khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cân nhắc tiếp tục tăng lãi suất.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Kazan (Nga) để thảo luận về tình hình Trung Đông.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khiến đám đông phấn khích khi đọc rap theo lời bài hát Lose Yourself của Eminem sau khi được nghệ sĩ đoạt giải Grammy giới thiệu lên sân khấu, tại một buổi vận động ở Detroit nhằm ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris.

Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu tuyên bố nước này có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đưa 3.000 binh sĩ tới Nga - một động thái có thể dẫn tới sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi ở Ukraine.

Cơn bão Trà Mi đổ bộ vào khu vực đất liền Philippines vào sáng ngày 24/10, gây ra mưa lớn, sạt lở đất và lụt lội nghiêm trọng tại nhiều khu vực, ít nhất 24 người đã thiệt mạng.

Hàng loạt vụ nổ được ghi nhận ở khu vực Laylaki, phía Nam Beirut, vào đêm 23/10 khi Israel tiến hành một loạt không kích mới nhắm vào các vị trí của Hezbollah tại Thủ đô Liban.

Hội nghị BRICS năm nay có sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước, ngoài Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, còn có thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Một vụ tấn công đẫm máu đã xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) vào chiều 23/10 (giờ địa phương), ở ngoại ô thủ đô Ankara, trong khi hàng nghìn nhân viên đang có mặt tại công ty. Vụ việc khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov cho biết, nước này và Belarus đã thông qua kế hoạch hợp tác quân sự giai đoạn từ 2025 - 2027.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Lầu Năm Góc chưa thấy bằng chứng về vị trí được cho là hầm trú ẩn của Hezbollah nằm bên dưới Bệnh viện Đa khoa Sahel tại thủ đô Beirut của Liban.

Ngày 23/10, cuộc tập trận quân sự Keen Sword giữa Mỹ và Nhật Bản đã chính thức khởi động, gồm lực lượng bộ binh, hải quân và không quân Mỹ, Nhật Bản cùng lực lượng vũ trang Australia.

Kết quả thăm dò ý kiến cử tri cho thấy nhiều khả năng đảng Cộng hòa sẽ giành quyền kiểm soát Thượng viện từ tay đảng Dân chủ trong mùa thu này.

Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) thứ tư có tên S4*, tại trung tâm đóng tàu ở thành phố Visakhapatnam, Ấn Độ vào ngày 16/10.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm Saudi Arabia, như một phần trong nỗ lực nhằm thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa vương quốc Hồi giáo và Israel.