Bức tranh kinh tế Trung Đông đầy u ám

Chiến sự leo thang ở Trung Đông đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực.

Kinh tế Israel bị ảnh hưởng nặng nề

Tình hình căng thẳng ở Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các cuộc giao tranh giữa quân đội Israel và các lực lượng ủy nhiệm thân Iran vẫn diễn ra ác liệt. Chiến sự leo thang đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực. Điều này có thể thấy rõ ở Israel.

Trước khi xung đột nổ ra ở Dải Gaza, kinh tế Israel có nền tảng tương đối vững chắc. Tuy nhiên, thời gian qua, những tác động tiêu cực từ chiến sự không chỉ làm chao đảo nền kinh tế Israel, làm tổn hại đến hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn đe dọa chệch hướng tăng trưởng của đất nước từng được xem là động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trên toàn cầu.

Gần 11 tháng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas ở Gaza, nền kinh tế của Israel đang gặp khó khăn khi chính quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tiếp tục cuộc tấn công vào Gaza mà không có dấu hiệu chấm dứt, làm dấy lên nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn. Theo tờ The National News, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã chậm lại kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát ngày 7/10/2023.

Các khoản chi tiêu quân sự, sơ tán dân và bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại đã khiến thâm hụt ngân sách quốc gia tăng cao kỷ lục, buộc Tel Aviv phải vay nợ để trang trải cho xung đột. Bộ Tài chính Israel cho biết thâm hụt của nước này trong 12 tháng qua đã tăng lên hơn 8% GDP, vượt xa tỷ lệ 6,6% mà bộ này dự báo cho năm 2024.

Năm 2023, thâm hụt ngân sách của Israel xấp xỉ 4% GDP. Hậu quả là các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Israel từ mức ổn định xuống tiêu cực.

Vào tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Israel cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này do tác động của cuộc xung đột ở Gaza.

Israel thường duy trì tăng trưởng với tốc độ 3,7%, điều đó có nghĩa là nếu tính theo đô la, chúng ta sẽ mất khoảng 14 tỷ đô la trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay. Nhưng không chỉ dừng ở GDP, chúng ta còn mất nhiều hơn thế nữa.

Ông Jacob Scheinin - Nhà kinh tế.

Một số nhà kinh tế hàng đầu cho rằng, nền kinh tế Israel đã suy giảm nhanh chóng, đặc biệt sau khi lực lượng Houthi ở Yemen và Hezbollah ở Liban có hành động đoàn kết với người Palestine ở Gaza. Lực lượng Houthi đã phong tỏa Biển Đỏ nhằm vào các tàu thuyền mà họ cho là có liên quan đến Israel hoặc Mỹ.

Vì hành động này, cảng Eilat ở phía Nam - cảng bận rộn nhất của Israel trước xung đột - đã gần như đóng cửa kể từ tháng 10/2023. Từ một cơ sở hạ tầng giao thông hàng hải quan trọng, cảng Eilat giờ đây đã hoàn toàn bị mất thu nhập, khi doanh thu hàng hóa giảm gần 90%.

Cảng Haifa, một trung tâm xuất nhập khẩu lớn của Israel, nơi các tàu container khổng lồ thường xuyên ghé qua, những tháng gần đây cũng trở nên yên tĩnh.

Nguyên nhân là bởi lực lượng Houthi ở Yemen đe dọa các tàu đi qua kênh đào Suez của Ai Cập, khiến nhiều tàu ngừng sử dụng các cảng của Israel. Theo các số liệu thống kê, các cảng của Israel đã sụt giảm 16% lượng hàng vận chuyển trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2023.

Cảng Eilat ở phía Nam Israel đã gần như đóng cửa kể từ tháng 10/2023.

Ngoài hoạt động vận tải cảng biển, hàng loạt doanh nghiệp khác của Israel cũng gặp khó khăn, trong đó ngành xây dựng, dịch vụ và du lịch bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các chuyên gia ước tính 60.000 doanh nghiệp Israel có thể đóng cửa vào cuối năm nay và 75% trong số đó là doanh nghiệp nhỏ.

Trong khu phố cổ của Jerusalem, gần như tất cả các cửa hàng quà lưu niệm đều đóng cửa. Tại chợ trời ở Haifa, những người bán hàng buồn bã lau chùi đồ đạc trên những con phố vắng tanh.  Ông Meir Sabag, một người buôn đồ cổ ở Haifa cho biết công việc kinh doanh hiện tại còn tệ hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19. “Chúng tôi thường đón nhiều khách du lịch ở Jerusalem, ở Ateret, khắp cả nước, nhưng hiện nay lượng khách thưa thớt”, ông Meir Sabag cho hay.

Ngay cả khách sạn American Colony, một điểm dừng chân nổi tiếng của các chính trị gia, nhà ngoại giao và ngôi sao điện ảnh ở Jerusalem, cũng sa thải nhiều nhân công và đang cân nhắc cắt giảm lương.

Tại khu vực Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, những khó khăn kinh tế do tình hình chiến sự càng cảm nhận rõ nét hơn, khi rất ít khách du lịch đến vùng núi giáp biên giới với Liban và Syria này do lo ngại vấn đề an ninh. Hàng loạt khách sạn, cửa hàng lưu niệm và nhà hàng rơi vào cảnh ế ẩm.

Tại khu phố cổ của Jerusalem, gần như tất cả các cửa hàng quà lưu niệm đều đóng cửa.

Trước những lo ngại này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trấn an rằng, thiệt hại kinh tế chỉ là tạm thời. Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich cũng khẳng định nền kinh tế Israel vẫn mạnh mẽ và cam kết thông qua một ngân sách có trách nhiệm để tiếp tục hỗ trợ tất cả các nhu cầu của cuộc chiến, đồng thời duy trì các khuôn khổ tài chính và thúc đẩy các động cơ tăng trưởng. Bất chấp những lạc quan kể trên, một số nhà kinh tế hàng đầu cho rằng giải pháp tốt nhất để ngăn chặn thiệt hại và giúp nền kinh tế phục hồi vẫn là chấm dứt chiến sự.

Theo các ước tính, chi phí của Israel cho xung đột hiện nay có thể lên tới 120 tỷ USD, chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội. Nếu xung đột ở Gaza kéo dài đến năm 2025, chi tiêu quân sự bổ sung sẽ tăng đáng kể, cùng với các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, điều này sẽ gây ra những thiệt hại kéo dài và khó phục hồi đối với hoạt động kinh tế và đầu tư ở Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AFP.

Thảm họa kinh tế ở Liban

Liban vừa trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và rơi vào bế tắc chính trị khi đất nước không có tổng thống kể từ tháng 10/2022. Do đó, những căng thẳng xung đột hiện nay được xem là thảm họa với quốc gia chỉ có 4 triệu dân này.

Tăng trưởng kinh tế của Liban dự kiến sẽ giảm từ 10 - 15% trong năm nay, trong đó doanh thu của ngành du lịch giảm hơn 50%. Thậm chí, Bộ trưởng Kinh tế Liban - ông Amin Salam cho biết, nền kinh tế nước này đang trong “tình thế hết sức nguy hiểm”, với tổn thất có thể lên tới hàng tỷ đô la Mỹ do ảnh hưởng của xung đột.

Nền kinh tế Liban vốn đã rất mong manh và suy yếu sau nhiều năm bất ổn chính trị, hiện đang phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn.

Liban đang phải đối diện với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Ảnh: Reuters.

Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Liban tăng trưởng 0,2% trong năm 2023, nhờ lực đẩy của dòng kiều hối và du lịch. Tuy nhiên, tình hình năm nay đã thay đổi đáng kể. Đồng nội tệ của Liban đã mất 95% giá trị so với đồng đô la Mỹ kể từ khi nền kinh tế nước này sụp đổ vào năm 2019, với hơn 80% dân số hiện sống dưới mức nghèo khổ.

Nhà kinh tế người Liban Jassem Ajaka cảnh báo, cuộc xung đột cường độ thấp ở miền Nam Liban đang làm xói mòn nền kinh tế, gián đoạn hoạt động nhập khẩu và giao dịch ngân hàng và gây thiệt hại khoảng 2 tỷ đô la Mỹ cho ngành du lịch.

Tháng 8 hàng năm thường là mùa cao điểm du lịch ở Thủ đô Beirut, tuy nhiên, thay vì chào đón du khách đến tham quan nghỉ dưỡng như thường lệ, các căng thẳng thù địch giữa lực lượng Hezbollah và Israel lại khiến khách du lịch phải vội vã sơ tán khỏi Liban.

Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định. Nếu Liban không có sự ổn định chính trị, chúng ta sẽ không có du lịch. Đó là lý do tại sao các khách sạn và toàn bộ ngành dịch vụ khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề.

Ông Omar Saade, Giám đốc Khách sạn Hilton Beirut Habtoor Grand Hotel, Beirut, Liban.

Nằm cách biên giới với Israel khoảng 20 km, thành phố ven biển Tyre, miền nam Liban là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách vào mùa hè. Tuy nhiên, giờ đây, thành phố này gần như vắng bóng du khách. Ông Jacques Fakhoury, chủ một quán rượu cho biết, tình hình kinh doanh rất ảm đạm.

Không chỉ du lịch, ngành đánh bắt cá sử dụng khoảng 2.000 lao động tại Tyre cũng lao đao vì xung đột. Ngư dân nơi đây không dám ra khơi đánh cá, vì lo sợ các cuộc không kích từ các máy bay không người lái và tên lửa.

Theo các chuyên gia, trong trường hợp chiến sự xảy ra trên lãnh thổ Liban, thiệt hại được dự báo sẽ là rất lớn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liban có thể thiệt hại tới 24 - 25%, trong khi các nhóm vũ trang cực đoan có thể tận dụng cơ hội tràn vào lãnh thổ nước này, làm trầm trọng căng thẳng chính trị và xã hội hiện nay.

Ngành du lịch Jordan lao đao vì xung đột

Jordan có chung biên giới phía Tây với Israel và biên giới phía Bắc với Syria. Thế nên, dù không trực tiếp liên quan tới xung đột, nhưng ngành du lịch, chiếm khoảng 10% GDP của nước này cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Thành cổ Petra - nơi được mệnh danh là “thành phố hoa hồng đỏ” của Jordan thời gian gần đây chứng kiến số lượng du khách giảm mạnh vì những lo ngại về chiến sự. Ước tính doanh thu du lịch tại đây đã giảm tới 76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thành cổ Petra - nơi được mệnh danh là “thành phố hoa hồng đỏ” của Jordan. Ảnh: vyctravel.com.

Thành cổ Petra được xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, với rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá. Petra được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới vào năm 1985 và được mô tả là “một trong những tài sản văn hóa quý giá nhất của nhân loại”.

Trước khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát, Petra đón hàng triệu du khách đến tìm hiểu về lịch sử văn hóa cổ xưa, nhưng giờ đây những lối đi từng chật cứng du khách đã trở nên vắng vẻ. Nhiều khách sạn và cửa hàng ở Petra đã buộc phải đóng cửa vì kết quả kinh doanh thua lỗ.

Trước xung đột, doanh số bán hàng của chúng tôi rất tốt. Có nhiều du khách tới đây ăn uống, mua sắm. Sau khi cuộc chiến nổ ra, công việc của chúng tôi đã khác thay đổi gần như hoàn toàn. Mọi thứ bị ngưng trệ.

Ông Mohanad Mousaada, chủ cửa hàng ở Petra.

Ngoài Jordan, làn sóng ảnh hưởng còn được cảm nhận mạnh mẽ ở các điểm đến Trung Đông khác như Qatar, Dubai và Oman, hai quốc gia Bắc Phi gồm Tunisia và Maroc.

Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp ngoại giao cụ thể để giải quyết cuộc xung đột hiện nay, không rõ khi nào du khách quốc tế mới có thể yên tâm quay trở lại các nước trong khu vực.

Trung Đông là trung tâm sản xuất dầu mỏ của thế giới, do vậy những bất ổn do xung đột có thể dẫn tới hiệu ứng lan rộng ảnh hưởng đến giá năng lượng. Nguy cơ gián đoạn dòng chảy dầu mỏ và khí đốt có thể làm chậm đà tăng trưởng cũng như làm gia tăng lạm phát toàn cầu.

Liên hợp quốc cảnh báo, hậu quả kinh tế của leo thang xung đột tại Trung Đông là rất nghiêm trọng. Nếu các bên không kiềm chế và đi đến một giải pháp ngoại giao, nền kinh tế của chính các quốc gia trong khu vực và thế giới sẽ gánh chịu những tổn thất nặng nề.

User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Nhiều bộ đàm do lực lượng Hezbollah sử dụng lại tiếp tục phát nổ ở nhiều thành phố tại Liban vào chiều tối nay (giờ địa phương). Hiện chưa có báo cáo thương vong.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Phong trào Hezbollah của người Shiite có trụ sở tại Liban vừa tuyên bố sẽ đáp trả Israel vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin khiến 11 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Anh Jaan Roose, một vận động viên người Estonia đã hoàn thành chuyến đi thăng bằng trên dây dài hơn 1.000 m, phía trên cây cầu Bosphorus nối liền châu Âu và châu Á.

Một trường nầm non ở Dubai đã sử dụng các công cụ công nghệ cao, được tích hợp trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ công việc giảng dạy cho giáo viên, giúp kích thích trí tưởng tượng và tăng khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ.

Lệnh sơ tán một phần đã được ban hành tại Toropets, một thị trấn có 11.000 dân ở phía Tây Bắc Moskva, do các mảnh vỡ của một máy bay không người lái Ukraine bị bắn hạ gây ra hỏa hoạn.

Sau khi Trung Quốc công bố loạt số liệu kinh tế không mấy tốt vào cuối tuần vừa rồi, giới phân tích đã cắt giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng cả năm nay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhà sáng lập Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan, Trung Quốc cho biết, mẫu máy nhắn tin liên quan đến vụ nổ hàng loạt tại Liban là do Công ty BAC Consulting, có trụ sở tại thủ đô Budapest của Hungary sản xuất. Họ chỉ là nạn nhân của vụ việc.

Trước tình hình căng thẳng trong khu vực Trung Đông gia tăng sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Liban, nhiều hãng hàng không lớn đã thông báo đình chỉ các chuyến bay đến Tel Aviv của Israel, Tehran của Iran và Beirut của Liban cho đến ngày 19/9.

Sau bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc dự kiến sẽ phải hứng chịu 1-2 cơn bão từ nay đến trước tháng 10.

Hiện tượng hạn hán nghiêm trọng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon của Brazil đã khiến mực nước các đoạn thượng nguồn xuống thấp kỷ lục.

Gần 3.000 máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 9 người thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương. Thủ tướng Liban và lực lượng Hezbollah đã đổ lỗi cho Israel về vụ việc trên. Hezbollah thề sẽ trả thù. Iran, quốc gia hậu thuẫn Hezbollah cũng lên án vụ tấn công. Mỹ hiện kêu gọi Iran và lực lượng ủy nhiệm kiềm chế đáp trả.

Nhà chức trách Thái Lan đã ban bố cảnh báo lũ lụt tại 5 tỉnh Đông Bắc Thái Lan, nơi nước sông Mekong dâng cao có thể vỡ bờ.

Ngay sau khi Hàn Quốc thông tin về việc Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đã xác nhận thông tin trên và cho biết Bình Nhưỡng đã phóng một tên lửa thứ hai. Cả hai tên lửa này đều đã rơi xuống biển.

Theo thông báo của Chính phủ Peru, rừng Amazon ở nước này là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cháy rừng, chiếm gần 30% các điểm nóng cháy rừng hiện tại.

Ngày 17/9, ở Liban xảy ra một loạt vụ nổ gây chấn động, nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc được Hezbollah ưa chuộng. Những vụ nổ này không chỉ làm 9 người chết và hàng nghìn người bị thương, mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về động thái tiếp theo từ cả Hezbollah và Israel.

Theo kế hoạch Thị trưởng London (Anh) vừa công bố, phố Oxford có thể sẽ trở thành phố đi bộ để thu hút nhiều người mua sắm hơn.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.

Điện Kremlin cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đưa các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trở thành đội quân có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở biên giới phía Tây cũng như tình hình bất ổn ở biên giới phía Đông nước này.

Người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine thông báo, tỷ lệ bao phủ vaccine bại liệt ở dải Gaza đã đạt 90%.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết, việc triển khai gói hỗ trợ kinh tế trị giá 13,5 tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở khu vực Abyei đã tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho gần 200 em học sinh ở trường học Nhà thờ Abyei.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/9 đã ra lệnh cho quân đội nước này tăng quân số thêm 180.000 binh sĩ, lên tổng cộng 1,5 triệu quân nhân trong bối cảnh nước Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã công bố danh sách các thành viên mới của EC, những người sẽ lãnh đạo thể chế quyền lực nhất Liên minh châu Âu trong 5 năm tới.

Hàng loạt máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 8 người thiệt mạng và 2.750 người bị thương. Đáng chú ý, trong số những người bị thương có Đại sứ Iran tại Liban, ông Mojtaba Amani.

Các lực lượng Nga đã tấn công vào các kho vũ khí, đạn dược và cơ sở năng lượng cung cấp cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Chỉ hai tháng sau vụ bị ám sát hụt tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania, Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, lại một lần nữa thoát nạn trước một âm mưu ám toán nhằm vào mình. Trước hai vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống bất thành - sự việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, người dân Mỹ đang hoài nghi về khả năng bảo vệ những nhân vật quan trọng của lực lượng mật vụ nước này.

Ngân hàng Trung ương Nga vừa gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải đảm bảo cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền ruble kỹ thuật số.

Cứ mỗi dịp Tết Trung thu, người dân Hong Kong, Trung Quốc, lại thực hiện tục múa rồng lửa để ngăn chặn điều không may mắn ảnh hưởng đến ngôi làng của họ.

Ít nhất 17 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích do ảnh hưởng của bão Boris khiến mực nước nhiều con sông ở Trung Âu dâng cao, gây lũ lụt trên diện rộng tại khu vực này.

Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) ngày 16/9 đánh giá đợt lũ lụt ở miền Bắc Thái Lan là nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua.

Trước và sau khi cơn bão mạnh nhất kể từ năm 1949 Bebinca đổ bộ vào ngày 16/9, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống và ứng phó với bão, nhờ đó, thành phố cơ bản đã giữ được ổn định, an toàn và trật tự sau bão.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thăm Kazakhstan và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà - ông Kassym-Jomart Tokayev tại thủ đô Astana. Đây là lần đầu tiên sau 14 năm, một nhà lãnh đạo Đức có chuyến thăm tới Kazakhstan.

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một video cho thấy các lực lượng nước này phá hủy một xe tăng của Ukraine ở khu vực Kursk, miền Tây nước Nga.

Hôm nay 17/9, Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui đã rời thủ đô Bình Nhưỡng để lên đường thăm Nga.

Rạng sáng 17/9, bão Bebinca - cơn bão số 13 của Trung Quốc, đã di chuyển từ thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đến thành phố Trừ Châu, tỉnh An Huy, với cường độ suy yếu dần và dự kiến sẽ trở thành áp thấp nhiệt đới vào đêm cùng ngày.

Ngày 16/9, một tòa án ở Ukraine đã xem xét đơn kiện của nghị sĩ đối lập Aleksandr Dubinski, cho rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky đã nắm giữ quyền lực bất hợp pháp kể từ khi nhiệm kỳ của ông hết hạn vào ngày 20/5.

Cơ quan Thông tin thuộc Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đã ghi nhận số nạn nhân thiệt mạng vì lũ lụt ở nước này đã tăng lên 226 người, ngoài ra vẫn còn 77 người khác đang mất tích. Đây được xem là một trong những trận lũ tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thị trường nội khối, ông Thierry Breton, đã bất ngờ đệ đơn từ chức lên Ủy ban châu Âu (EC).