Bước ngoặt chuyển giao quyền lực tại Singapore

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Di sản và thành tựu của Thủ tướng Lý Hiển Long

Là thủ tướng thứ ba của Singapore, ông Lý Hiển Long đã dẫn dắt đảo quốc Sư tử vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng và có những thay đổi quan trọng từ năm 2004 đến năm 2024.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sinh năm 1952, là con trai cả của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông Lý Hiển Long bắt đầu hoạt động chính trị từ những năm 1980, trải qua nhiều vị trí công tác trong các Bộ Thương mại, Công nghiệp và Bộ Quốc phòng. Ông tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 3 của Singapore vào ngày 12/8/2004 và lãnh đạo đảo quốc Sư tử kể từ đó đến nay. Trong suốt thời gian này, Singapore đã chứng kiến những thay đổi trong hệ thống Quỹ tiết kiệm Trung ương, những điều chỉnh đáng kể về chế độ thuế, sự chuyển đổi mang tính quyết định sang nền kinh tế dịch vụ và vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng như đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Lý Hiển Long.

Dưới thời Thủ tướng Lý Hiển Long, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore tăng từ mức 144 tỷ USD vào năm 2004 lên tới hơn 441 tỷ USD năm 2023. Với tư cách là Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính từ năm 2001 đến 2007, ông Lý Hiển Long đã thành công trong việc đưa nền kinh tế Singapore phát triển hơn trước và biến quốc gia này thành một cửa ngõ toàn cầu trong vòng 10 năm sau khi ông giữ chức vụ thủ tướng.

Thủ tướng Lý Hiển Long không chỉ bảo tồn được di sản của những người tiền nhiệm mà còn nâng cao vị thế của Singapore trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Hiển Long, Singapore đã trở thành đối tác và nhà hòa giải đáng ngưỡng mộ trên toàn thế giới, củng cố vị thế của Singapore như một trung tâm toàn cầu.

Ông Zaqy Mohamad, Quốc vụ khanh cao cấp Bộ Quốc phòng Singapore.

Những năm sau đó, Singapore tiếp tục chuyển đổi sang cung cấp mạng lưới an sinh xã hội toàn diện hơn và thu hẹp khoảng cách thu nhập. Hệ số Gini, thước đo phổ biến về bất bình đẳng thu nhập tại Singapore, đã giảm trong thập kỷ qua, trong khi thu nhập hộ gia đình có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, bản thân Thủ tướng Lý Hiển Long dường như không coi thành công kinh tế là đóng góp lớn nhất của mình.

Thủ tướng Lý Hiển Long từng cho rằng yếu tố khiến ông cảm thấy đặc biệt hài lòng chính là sự chú trọng vào giáo dục.

Trong cuộc phỏng vấn năm 2015, Thủ tướng Lý Hiển Long từng cho rằng yếu tố khiến ông cảm thấy đặc biệt hài lòng chính là sự chú trọng vào giáo dục. Singapore dưới thời kỳ lãnh đạo của ông luôn giành nhiều ưu tiên và đầu tư vào các viện Giáo dục Kỹ thuật và các trường Bách khoa.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Singapore ghi dấu thông qua việc quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng tương đối hiệu quả, cũng như sử dụng nguồn dự trữ tài chính dồi dào nhằm cung cấp các biện pháp hỗ trợ quan trọng cho đại dịch, giúp Singapore vượt qua khó khăn một cách tương đối bình yên.

Trong gần 20 năm, Thủ tướng Lý Hiển Long là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Singapore, khu vực và thế giới. Di sản của ông rất sâu sắc và tương lai của Singapore sẽ tiếp tục được xây dựng dưới sự lãnh đạo của thủ tướng sắp kế nhiệm.

Ông Christopher Luxon, Thủ tướng New Zealand.

Với tầm nhìn xa chiến lược và lòng nhiệt huyết, Thủ tướng Lý Hiển Long không chỉ nhận được tín nhiệm cao trong chính phủ, mà còn cả sự yêu mến rộng rãi của người dân Singapore. Bà Josephine Teo - Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin kiêm Bộ trưởng phụ trách An ninh mạng Singapore, cho biết Thủ tướng Lý Hiển Long là một nhà lãnh đạo tài năng, người có thể tham gia vào các cuộc đối thoại về công nghệ của Singapore nhờ những hiểu biết đặc biệt về toán học, kinh tế, khoa học và công nghệ.

Thủ tướng Lý Hiển Long không chỉ nhận được tín nhiệm cao trong chính phủ, mà còn cả sự yêu mến rộng rãi của người dân Singapore.

Nghị sỹ Singapore Vikram Nair nhận định Thủ tướng Lý Hiển Long có khả năng lãnh đạo ổn định và lập kế hoạch dài hạn. Theo ông Nair, ngoài việc đặt nền móng cho công cuộc bảo vệ Singapore trước biến đổi khí hậu, Thủ tướng Lý Hiển Long còn nỗ lực mang đến những thay đổi tích cực cho cuộc sống của người dân. Sự cống hiến tận tụy và quan tâm đến người dân của ông được đánh giá sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ lãnh đạo kế cận, tiếp tục duy trì di sản, dựng xây một đất nước Singapore thịnh vượng, kiên cường và hài hòa ở hiện tại và trong tương lai.

Chân dung thủ tướng tương lai của Singapore

Người kế nhiệm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong, 51 tuổi. Truyền thông Singapore nhận định ông Lawrence Wong là một trong những nhân vật tiêu biểu của thế hệ lãnh đạo thứ tư ở đảo quốc Sư tử, khi nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các nghị sỹ trong Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền. Thủ tướng tương lai của Singapore cũng được biết đến là người cởi mở và luôn lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Chuẩn bị đón nhận trách nhiệm mới, ông Lawrence Wong kêu gọi người dân nước này hợp tác với ông và các cộng sự để “viết nên chương tiếp theo cho Singapore”, và cùng nhau xây dựng một xã hội dân chủ dựa trên công lý và bình đẳng.

Ông Lawrence Wong sinh ngày 18/12/1972, là một trong những nhân vật tiêu biểu của thế hệ lãnh đạo thứ tư ở đảo quốc Sư tử, khi nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các nghị sỹ trong Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền.

Ông Lawrence Wong sinh ngày 18/12/1972, trong một gia đình bình dân, có bố làm quản lý bán hàng cho công ty tư nhân và mẹ là giáo viên. Ông Lawrence Wong du học tại Mỹ bằng học bổng Chính phủ Singapore. Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ kinh tế tại Đại học Wisconsin-Madison. Ông cũng có bằng thạc sĩ kinh tế của Đại học Michigan-Ann Arbor và bằng thạc sĩ quản trị công của Đại học Harvard Kennedy.

Ông trở về nước làm việc cho chính phủ từ năm 1997. Phó Thủ tướng Lawrence Wong từng làm Giám đốc Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore, sau đó trở thành thư ký riêng cho ông Lý Hiển Long từ năm 2005 đến năm 2008. Năm 2011, ông được bầu vào Quốc hội, rồi được bổ nhiệm làm quốc vụ khanh giáo dục và quốc phòng. Ông tái đắc cử nghị sĩ Quốc hội trong 2 kỳ tổng tuyển cử năm 2015 và 2020 và từng đảm nhận những vị trí quan trọng như Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia, Bộ trưởng Giáo dục Singapore và Bộ trưởng Tài chính.

Ông Lawrence Wong.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, ông Lawrence Wong được giao chức vụ đồng chủ nhiệm Ủy ban ứng phó Covid-19, góp phần giúp Singapore thành công vượt qua đại dịch. Giới chuyên gia đánh giá giai đoạn này là cú hích quan trọng đối với sự nghiệp chính trị của ông Lawrence Wong, khi ông thường xuyên xuất hiện trên truyền thông và để lại nhiều dấu ấn với đông đảo người dân Singapore.

Năm 2022, ông Lawrence Wong được tín nhiệm chọn làm lãnh đạo nhóm thế hệ lãnh đạo thứ tư (4G) của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền, mở đường cho ông trở thành thủ tướng tiếp theo của Singapore.

Tôi rất vinh dự được yêu cầu đảm nhận trách nhiệm mới với tư cách là Thủ tướng Singapore. Tôi đảm nhận trọng trách này với sự khiêm tốn và ý thức trách nhiệm sâu sắc. Tôi cam kết sẽ cống hiến hết mình cho người dân. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một tương lai tỏa sáng rực rỡ cho tất cả người dân Singapore.

Ông Lawrence Wong, Phó Thủ tướng Singapore.

Theo kế hoạch, ông Lawrence Wong sẽ tuyên thệ nhậm chức trở thành thủ tướng thứ 4 của Singapore vào lúc 20h ngày 15/5 tới.

Theo kế hoạch, ông Lawrence Wong sẽ tuyên thệ nhậm chức trở thành thủ tướng thứ 4 của Singapore vào lúc 20h ngày 15/5 tới. Dù đây không phải là lần đầu tiên Singapore tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo, song quá trình chuyển đổi từ trước đến nay luôn phức tạp và nhạy cảm. Không chỉ người dân Singapore mà cả các quốc gia khác đang theo dõi xem liệu thế hệ lãnh đạo mới sẽ gắn kết các tầng lớp nhân dân cũng như định hình Singapore như thế nào trong những năm tới. Do đó, thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Hiển Long kêu gọi người dân Singapore đoàn kết, ủng hộ và hỗ trợ ban lãnh đạo mới do ông Lawrence Wong làm hạt nhân để cùng xây dựng Singapore là quốc gia tự cường, năng động và công bằng.

Chương trình nghị sự của ông Lawrence Wong

Quá trình chuyển giao quyền lực ở Singapore diễn ra vào thời điểm quốc gia hơn 6 triệu dân này vừa trải qua một cuộc khủng hoảng về niềm tin sau loạt vụ bê bối tài chính hồi năm 2023, trong khi tình hình thế giới có nhiều bất ổn, căng thẳng địa chính trị bùng phát tại nhiều khu vực, sản xuất tiêu dùng chậm lại và lạm phát tăng cao. Do vậy, theo các nhà phân tích, các vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của thủ tướng tương lai Lawrence Wong sẽ gặp nhiều thách thức. Ông Lawrence Wong không chỉ phải ứng phó với bài toán chi phí sinh hoạt, cải thiện niềm tin cử tri để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tiếp theo dự kiến diễn ra vào năm tới, mà còn phải thúc đẩy các chính sách nhằm đảm bảo duy trì vị thế và uy tín của Singapore trên trường quốc tế, cũng như cân bằng các ảnh hưởng và cạnh tranh địa chính trị ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Ông Lawrence Wong phải ứng phó với việc thúc đẩy các chính sách nhằm đảm bảo duy trì vị thế và uy tín của Singapore trên trường quốc tế.

Theo các nhà phân tích, mặc dù lộ trình chuyển giao quyền lực ở Singapore đã được ấn định, nhưng việc đổi mới và cải tổ bộ máy lãnh đạo vẫn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông Lawrence Wong sau khi nhậm chức.

Ông Inderjit Singh, cựu Nghị sĩ Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền cho rằng những thay đổi tích cực trong nội các có ý nghĩa “quan trọng để cải thiện và gia tăng niềm tin của người dân vào chính phủ mới”.

Ông Lawrence Wong cần phải chứng minh rằng ông và nội các của mình có đủ khả năng để lãnh đạo Singapore trong một kỷ nguyên đầy thách thức. Họ cần thể hiện tốt trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Theo ý kiến của tôi, nhóm thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Singapore cần đạt kết quả ít nhất bằng cuộc bầu cử năm 2020. Hoặc nếu có thể, họ cần một chiến thắng áp đảo.

Nhà phân tích chính trị Eugene Tan, Đại học quản lý Singapore.

Trong một tuyên bố mới đây, ông Lawrence Wong cho biết ông sẽ không xáo trộn nội các quá nhiều trước khi Singapore tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11/2025. Đáng chú ý là thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Hiển Long vẫn tham gia nội các sắp tới với vai trò bộ trưởng cấp cao. Cùng với việc công bố nội các mới, ông Lawrence Wong còn phải xây dựng một “tầm nhìn hấp dẫn” cho Singapore, qua đó cho phép củng cố uy tín của Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền, và tạo dựng lòng tin của cử tri cho cuộc bầu cử quan trọng. Theo các nhà quan sát, cách ông Lawrence Wong thuyết phục và thu hút người dân Singapore cùng tham gia xây dựng tầm nhìn và kế hoạch của chính phủ mới sẽ phản ánh phần nào bản chất và phong cách lãnh đạo của ông ấy. Việc xây dựng và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo thứ năm cũng được cho là “một trong nội dung ưu tiên của ông Lawrence Wong”, bởi theo kế hoạch, thế hệ lãnh đạo kế nhiệm “phải sẵn sàng tiếp quản trong thập kỷ tới”.

Ông Lawrence Wong cần những chính sách ngoại giao mềm dẻo để củng cố các mối quan hệ hiện có và thúc đẩy các mối quan hệ mới.

Một vấn đề khác cũng cần được lưu tâm trong chương trình nghị sự của tân chính phủ là vị trí toàn cầu của Singapore. Tiến sĩ Woo Jun Jie, thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết môi trường địa chính trị toàn cầu hiện nay rất biến động và đòi hỏi nhiều sự quan tâm từ ông Lawrence Wong với tư cách là thủ tướng mới. Theo chuyên gia này, để duy trì quan hệ ngoại giao của Singapore cũng như giải quyết các thách thức đang nổi lên hiện nay, ông Lawrence Wong cần những chính sách ngoại giao mềm dẻo để củng cố các mối quan hệ hiện có và thúc đẩy các mối quan hệ mới. Tương tự những người tiền nhiệm, ông Lawrence Wong cần “một chặng đường dài” để tạo dựng dấu ấn với các nhà lãnh đạo thế giới, qua đó đảm bảo vai trò của Singapore trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Một nội dung nóng bỏng khác trong chương trình nghị sự của ông Lawrence Wong là các vấn đề kinh tế và sinh kế, chẳng hạn như tạo thêm nhiều việc làm và giảm chi phí sinh hoạt. Được biết, mặc dù Singapore được xếp hạng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất ở châu Á, nhưng đảo quốc Sư tử cũng là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới.

Singapore đã có 3 thủ tướng kể từ khi giành độc lập vào năm 1965, tất cả đều phục vụ trong các nhiệm kỳ tương đối dài. Tính tiếp nối và sự ổn định lãnh đạo từ lâu đã trở thành một trong những thế mạnh chính của Singapore, giúp quốc gia Đông Nam Á này trở thành thiên đường cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vì lẽ đó, thủ tướng tương lai của Singapore Lawrence Wong được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì truyền thống này, viết thêm những chương mới tươi đẹp cho Singapore.

User
Ý KIẾN

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.

Thời gian qua, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chính trị toàn cầu. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới dự đoán năm 2024 sẽ là một năm đặc biệt bùng nổ cho ngành du lịch, với đóng góp kinh tế toàn cầu dự kiến đạt con số khổng lồ 11,1 nghìn tỷ USD - mức cao nhất mọi thời đại.

Cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc diễn ra 4 năm một lần này có ý nghĩa quan trọng khi đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol kỳ vọng sẽ giành được đa số ghế tại Quốc hội khóa mới. Cuộc bầu cử lần này được coi là cuộc trưng cầu dân ý giữa kỳ về sự lãnh đạo của Tổng thống Yoon Suk Yeol, và cũng đóng vai trò là lá phiếu tín nhiệm đối với Đảng Dân chủ đối lập, đảng đã nắm quyền kiểm soát đa số trong Quốc hội Hàn Quốc trong 4 năm qua.

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới. Đây cũng là một trong những cơn ác mộng của người lái xe.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế châu Á được kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số, sự phục hồi nhanh chóng của du lịch, cũng như những bước tiến trong việc triển khai các thỏa thuận kinh tế - thương mại.

Những ngày qua, thị trường tiêu dùng Nhật Bản xôn xao vì vụ bê bối khiến 5 người tử vong cùng hàng loạt trường hợp gặp vấn đề sức khỏe đầy nghiêm trọng của hãng dược phẩm Kobayashi khiến hãng phải liên tục thu hồi sản phẩm và bị thanh tra các nhà máy sản xuất. Nỗi lo lắng về sức khỏe đang làm rung chuyển thị trường thực phẩm chức năng Nhật Bản - lĩnh vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Trận động đất mạnh 7,4 độ richter làm rung chuyển hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) sáng mùng 3/4 được cho là cơn địa chấn mạnh nhất tại Đài Loan trong 25 năm qua. Tính đến sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam), trận động đất đã khiến 9 người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương, nhiều người vẫn còn bị mắc kẹt trong các đường hầm, hàng chục tòa nhà bị hư hại. Hiện công tác khắc phục hậu quả của trận động đất vẫn đang diễn ra khẩn trương. Trận động đất này mặc dù có cường độ lớn nhưng gây thiệt hại về người không nhiều như những trận động đất có cường độ tương tự. Vậy yếu tố nào giúp Đài Loan (Trung Quốc) giảm thiểu được thiệt hại do động đất?

Bình minh ngày 22/6/1941, các sân bay Liên Xô bị tấn công. Đại úy Berkal, phi đội trưởng, nhanh chóng bấm chuông báo động và đưa tiêm kích của mình cất cánh càng sớm càng tốt. Khi chiến đấu cơ Xô Viết lấy được độ cao, họ chợt nhận ra rằng những chiếc cường kích của phát xít Đức rất dễ bị hạ...

Việc Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng sau cuộc không kích được cho là của Israel, đã thổi bùng ngọn lửa xung đột âm ỉ nhiều tháng qua, đẩy Trung Đông đến bờ vực chiến tranh khu vực.