Cá lóc - món ăn vị thuốc giúp bồi bổ cơ thể
Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.
Cá lóc (còn có tên là cá quả , cá tràu, cá chuối, cá hoa, cá sộp… ) là giống cá nước ngọt, sinh sống tự nhiên ngoài sông suối, đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch. Không chỉ được dùng làm thực phẩm, cá lóc còn được sử dụng trong điều trị bệnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, cá lóc được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lệ ngư. Thịt cá lóc có 18,2 mg protein, 2,7 mg lipid, 2,2 mg sắt... Ngoài ra, cá lóc còn có vitamin B2, vitamin PP.
Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, kiện tỳ, tiêu viêm, khu phong thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp đau khớp, phong thấp, phù nề, lở ngứa, trẻ em ăn kém, chậm tiêu, chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.
Một số món ăn bài thuốc từ cá lóc
Chữa lở ngứa lâu ngày không khỏi: Cá lóc 1 con làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi lá ké đầu ngựa vào, buộc chặt, sau đó lấy lá ké đầu ngựa bọc xung quanh mình cá, đốt lửa cho đến khi lớp lá này cháy hết thì gỡ bỏ lá, ăn hết thịt cá trong 1 ngày. Dùng 2-3 ngày.
Chữa mồ hôi trộm: Cá lóc 1 con làm sạch nhớt, đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết ruột, sấy khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 g chữa mồ hôi trộm, viêm gan, vàng da.
Chữa nhọt trong tai: cá lóc 250 g, cá mực 200 g, đậu phụ 50 g, trám muối 4 quả. Tất cả nấu nhừ. Ăn cả cái lẫn nước.
An thần, kiện tỳ: Cá lóc 500 g, táo đỏ 10 quả, táo tây vỏ đỏ 2 quả, gừng tươi 2 lát, gia vị, dầu thực vật. Cá rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt, thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng. Dùng liên tục 10 ngày.
Dùng cho người suy nhược: Cá lóc (1 kg), làm sạch vẩy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, cho ít nước sôi đun chín, đem gỡ bỏ xương, giã thành nhuyễn cho bông lên, thêm muối tiêu và chút bột gừng lượng thích hợp đảo khô lại trên chảo, để nguội cho vào lọ sạch đậy nắp kín. Dùng cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em suy nhược, gầy yếu chán ăn; ăn kèm trong các bữa ăn từng đợt 5 - 7 ngày.
Lao phổi, suy nhược: Cá lóc 1 con loại vừa (200- 300g): làm sạch vẩy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, thêm gia vị, nước; nấu nhừ. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp lao phổi, suy nhược...
Tuy nhiên bác sĩ lưu ý khi có vấn đề về sức khỏe, nên được khám và tư vấn bởi thầy thuốc có chuyên môn. Nếu sử dụng cá lóc như một vị thuốc, cần có tư vấn của thầy thuốc.
Những ai không nên ăn cá lóc?
Cá lóc là món ăn bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao so với các loại thịt khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được cá lóc. Dưới đây là một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng:
Người bệnh gút: Các loại cá và hải sản như tôm, cua, nghêu, sò,... chứa hàm lượng purin cao. Sau khi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Nếu có quá nhiều axit uric trong máu có thể dẫn đến bệnh gút. Vì vậy, người bị bệnh gút nên hạn chế ăn cá, trong đó có cá lóc để tránh bệnh trở nên nặng hơn.
Người mắc bệnh gan, thận: Cá lóc chứa hàm lượng protein cao. Sau khi đưa vào cơ thể, protein sẽ được chuyển hóa chủ yếu ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận, việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể làm tăng tải trọng cho các cơ quan này từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Người dị ứng cá: Cá chứa nhiều protein, có thể gây dị ứng ở một số người. Nếu bạn đã từng bị dị ứng với hải sản thì nên hạn chế ăn cá lóc vì có thể gây ra các triệu chứng như phát ban đỏ, nổi mề đay, ngứa da, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, hắt hơi, phù nề,...
Người bị rối loạn tiêu hoá: Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,… ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những người bị rối loạn tiêu hóa ăn nhiều cá có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn vì cá chứa nhiều protein.
Những lưu ý khi sử dụng cá lóc
Để nhận được tối đa dưỡng chất có trong loài cá này cũng như hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn phải lưu ý những điều sau:
- Không ăn quá 340g cá lóc nấu chín mỗi tuần, vì cá lóc có tính lạnh, dễ gây đau bụng.
- Tránh ăn thịt cá lóc sống và nấu chưa chín kỹ vì có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho cơ thể.
- Nấu cá lóc cẩn thận ở nhiệt độ cao trong thời gian đủ lâu để đảm bảo an toàn.
- Cá lóc rất ngon và bổ dưỡng nhưng bạn nên lưu ý tránh xương cẩn thận vì thịt cá chứa nhiều xương gãy.
- Khi chọn mua cá lóc, bạn nên chọn những con cá có kích thước vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ. Thân cá thon dài, không quá tròn, sờ vào chắc, không mềm là cá lóc tươi ngon./.
(Tổng hợp)
Ý KIẾN
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.
Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.
Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Theo ước tính, lượng sữa mẹ tổn thất mỗi năm ở Việt Nam lên tới 249,3 triệu lít do thiếu những hỗ trợ thích đáng để mọi người mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Bộ Y tế dự kiến, sẽ có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A đợt này.
Các loại thực phẩm ăn liền bán trên mạng, thức ăn chế biến sẵn, “món nhà làm” đang bị thả nổi về chất lượng.
Hilo là "high calcium - low fat" - giàu canxi - ít béo, sản phẩm không có lactose, không bổ sung đường; sử dụng sữa tươi trang trại sạch theo chuẩn của trang trại TH, quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại.
Nhóm tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng, do đó, nếu can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở giai đoạn này sẽ đạt hiệu quả cao. Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.
Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình.
Nếu có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì người cao tuổi vừa có thể đi chúc Tết, du Xuân, đón Tết vui vẻ, vừa được sum vầy bên con cháu lại vẫn đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.
Ngày Tết, những bữa tiệc sum họp và các chuyến du xuân sẽ khiến chế độ ăn uống và sinh hoạt của các chị em bị đảo lộn. Và để luôn giữ được làn da đẹp với dáng xinh, các chị em nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, mang lại vẻ ngoài căng mọng và tràn đầy sức sống.
Mật ong gừng là một loại thức uống có lợi cho sức khỏe vì có tính kháng viêm, chống cảm cúm, tăng sức đề kháng và giảm đau. Nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất, thì nên uống mật ong ừng vào thời điểm nào trong ngày?
Các loại thực phẩm từ thực vật như: đậu phụ, đậu lăng, đậu gà, nấm, mít, hạt diêm mạch... đều rất giàu protein, là sự thay thế hoàn hảo cho thịt nếu bạn đang định chuyển hướng sang ăn chay hay ăn thực dưỡng.
Su hào được trồng nhiều vào mùa đông, loại củ này có nhiều lợi ích với sức khỏe như: cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, củng cố xương, hỗ trợ thị giác...
Cứ tới tầm tháng 12 âm lịch, hành củ được bán khắp các chợ lớn nhỏ ở Hà Nội. Đây cũng là lúc các bà nội chợ rục rịch mua hành về muối để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Hành muối không chỉ giúp chống ngán cho các món ăn ngày Tết như bánh chưng, thịt mỡ, giò chả... mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng lưu thông máu và phòng cảm cúm.
Tại công viên Thống Nhất đang diễn ra Lễ hội thuần chay 2024, mang đến cộng đồng cơ hội trải nghiệm và hiểu hơn về lối sống thuần chay, góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giảm chất thải độc hại, lãng phí tài nguyên để theo đuổi một tinh thần sống xanh.
Canh măng là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Nhưng chọn măng khô ngon và chế biến như thế nào để loại bỏ được độc tố nguy hiểm cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Sau đây sẽ là mẹo chọn và chế biến măng khô chuẩn bị cho Tết.
Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ nhóm chất sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng tránh được bệnh cúm là vô cùng cần thiết. Khi vào thời điểm này, số trẻ mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng, nhiều ca gặp biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, phải thở oxy, có ca suy hô hấp phải thở máy.
Mùa đông là mùa của rau bắp cải, một loại rau có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, từ cải thiện sức khỏe đường ruột đến tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cuối năm là thời điểm các bữa tiệc tại công ty, gia đình và bạn bè diễn ra thường xuyên. Mặc dù đem đến niềm hân hoan đón chờ năm mới, tiệc tùng nhiều cũng khiến nhiều người lo lắng bởi tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Nếu thành viên trong gia đình bạn là người ăn chay hoặc khách mời bữa tối Giáng sinh của bạn theo trường phái ăn chay thì bạn nên tham khảo một vài cách nấu món chay dưới đây cho bữa tiệc lễ hội thêm ý nghĩa.
Những ngày rét đậm, rét hại, không chỉ cần mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể, bạn nên lựa chọn chế biến một số món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường nhiệt lượng, ôn ấm tỳ vị chống lại thời tiết bên ngoài, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.
Hà Nội đang chuyển vào những ngày rét đậm khiến trẻ em dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
Vào những ngày trời lạnh nhiệt độ hạ thấp, bạn nên ăn những loại thực phẩm như: các loại thịt nạc, cháo yến mạch, khoai lang, socola đen... để giúp giữ ấm cơ thể từ bên trong.
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu... Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi cảm mạo thông thường, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược dưới đây để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.
Thói quen sinh hoạt, vận động lành mạnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là nền tảng vững chắc để trẻ em có thể phát triển đồng bộ trí tuệ và thể chất. Trong giai đoạn phát triển vàng từ 0 đến 12 tuổi, nhiều phụ huynh đã lựa chọn sữa là giải pháp bổ sung dinh dưỡng không thể thiếu cho con trẻ.
Mùa đông, các bà nội chợ nên chọn một số loại rau củ như: cải cúc, rau diếp, lá hẹ, bí ngô… vừa tươi ngon mà lại không có thuốc trừ sâu. Do đó, bạn có thể yên tâm để chế biến món ăn cho cả gia đình.
Không chỉ uống rượu bia hay các thức uống chứa cồn khác mà trong máu hay hơi thở người sử dụng có nồng độ cồn mà khi chúng ta ăn một số loại một số loại trái cây hay nước ép trái cây lên men cũng có thể chứa cồn với hàm lượng nhỏ.
Măng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp các chất như: kali, vitamin E, vitamin C, vitamin B tổng hợp, sắt, phốt pho, chất xơ, khoáng chất và một số loại axit amin. Song măng tươi có chứa một lượng độc tố taxiphyllin xyanua. Vì vậy, bạn phải luộc, ngâm hoặc phơi khô chúng trước khi chế biến có thể làm giảm đáng kể hàm lượng độc tố này.
Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích sử dụng làm món ăn tráng miệng, hay được biết đến như một loại nước giải khát. Nhưng ít ai biết quả quýt lại có nhiều tác dụng tuyệt vời giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, hệ thống xương khớp, ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da...
Bên cạnh các phương pháp điều trị và bài tập phù hợp với thể bệnh, việc có một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn khắc phục được các bệnh lý về xương khớp.
Vào mùa lạnh dễ khiến cho cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, sức đề kháng suy giảm. Nhiều loại đồ uống như: trà gừng, mật ong, trà xanh, trà hoa cúc… không chỉ giúp giữ ấm cơ thể mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển lạnh, việc lựa đồ ăn sáng cũng trở nên khác biệt để giữ ấm cơ thể. Các món ăn như phở, mỳ vằn thắn, bún ốc, miến lươn, cháo sườn... vừa dễ tìm, dễ làm, lại sưởi ấm dạ dày bạn vào ngày đông rét buốt.
Những loại cá thường được đánh bắt từ tự nhiên như cá cơm, cá đối, các trích, cá mòi... có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn coi trọng những thực phẩm tự nhiên, bổ dưỡng và lành tính thì nên mua ngay nếu gặp ở chợ.
Nấm hương khô không chỉ là loại thực phẩm giàu protein và axit amin, mà còn được yêu thích bởi hương vị độc đáo. Khi mua nấm hương, bạn nên lưu ý màu sắc, mùi hương và kiểm tra độ khô của nấm. Nếu bảo quản đúng cách, nấm hương khô có thể sử dụng trong một năm, mà vẫn giữ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng không bị ảnh hưởng.
Protein rất quan trọng với sức khỏe và hoạt động hàng ngày của cơ thể, tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ những thực phẩm nào giàu protein để có thể bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu protein quen thuộc với mọi bà nội trợ mà chuyên gia gợi ý.
Ngoài lý do tuổi tác, tình trạng xơ cứng động mạch có thể liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Vì vậy, ngoài việc ăn sáng đều đặn, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những phực phẩm dưới đây.
Rau cải xoong vừa rẻ lại vừa có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, bởi ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ đã phải đánh giá là loại “rau tốt nhất thế giới" nhờ thành phần dinh dưỡng cao của nó.
Sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt canxi và các vi chất cần thiết. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại nước giải khát gắn mác “sữa” với hình thức và công dụng quảng cáo khác nhau, khiến nhiều bậc phụ huynh hiểu lầm là sữa thật.
Đang là mùa rươi nên nhiều người tranh thủ thưởng thức món ăn hấp dẫn, có giá trị dinh dưỡng cao mà không phải lúc nào cũng có sẵn này. Ngon và bổ, nhưng khi ăn rươi một số người lại có hiện tượng bị dị ứng hoặc tiêu chảy... Vậy chúng ra cần nắm rõ những lưu ý dưới đây khi chế biến và dùng món ẩm thực từ rươi.
Cứ vào độ tháng 10, nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, giòn giòn của trái hồng. Quả hồng là một loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Nhưng có một số người nên lưu ý không nên ăn loại quả này.
Những món ăn vừa ngon mà đơn giản dễ làm, lại thể hiện tấm lòng của các đấng mày râu, chắc chắn sẽ khiến chị em phụ nữ cảm động vô cùng trong ngày 20/10 này.
Có nhiều cách chữa cảm cúm bằng các bài thuốc dân gian, dược liệu từ thiên nhiên hay có sẵn trong nhà mà vẫn hiệu quả.
Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác hại của bột chống tách nước. Đây là một loại sản phẩm đang được bày bán công khai trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng tiếp cận. Song cái lợi và hại của sản phẩm này không phải ai cũng hiểu rõ.
0