Cà Mau - mũi tàu Tổ quốc

Trong mịn màng phù sa Đất Mũi có li ti óng ánh những hạt phù sa trầm tích châu thổ Hồng Hà. Đất Mũi được hình tượng từ muôn ngàn ức triệu phù sa từ nhiều vùng Đất Việt, được bồi đắp sẻ chia từ bao vùng đất cổ. Đất Mũi là một phần đất thiêng của Đất Mẹ.

Bạn đã bao giờ về với đất Mũi Cà Mau, nơi đó có Rạch Mũi, Xóm Mũi, Đất Mũi... là nơi gối sóng gối gió vươn ra biển Đông, mỗi năm từng tô bản đồ tổ quốc về phía biển Đông ngót trăm mét chiều dài? Nơi đó nhà thơ Xuân Diệu gọi là “Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”, là “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm. Nơi đó trong mịn màng phù sa Đất Mũi hình như có cả những li ti phù sa trầm tích châu thổ Hồng Hà.

Hôm nay, trong một ngày đông Hà Nội, chúng ta sẽ về với đất Mũi Cà Mau - mũi tàu Tổ Quốc qua dòng ký ức của một người bạn.

Một ngày nắng thu, tôi về Đất Mũi, chạm vào phù sa mịn màng dưới chân cây đước, nâng khối phù sa trên tay thấy ong óng màu đất ba-zan từ sông Sê San, Sê-rê-pốc tận mãi cao nguyên. Đêm trước ở thành phố tận cùng phía nam tổ quốc, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau phát đi bản tin dự báo thời tiết “ngày mai vùng biển Cà Mau nhiều nơi có mưa, biển động nhẹ”, nhưng sáng hôm sau đến thị trấn Năm Căn chờ xuống ra Đất Mũi thấy trời nắng đẹp, mây trắng xốp bung đều trên nền trời xanh nhạt. Mới chạm thị trấn tận cùng phía nam tổ quốc, tôi đã gặp nhiều chi tiết thật ấn tượng mà suốt thời học sinh những bài học địa lý chưa nói đến.

Gió nơi đây thật hào phóng. Gió từ biển thổi vào, tươi rói vị nồng tanh pha lẫn chất mặn, dịu ngọt của lớp lớp sóng biển, những vạt tràm, rừng đước, vuông tôm ngoài kia. Có phải vì nơi đây gió ào ạt bốn mùa mà con người nơi đây có dáng đi cứ chúi về phía trước và đầu thì ngước cao? Ngay cả những người con gái trông dáng thật dịu dàng như cô bạn đồng nghiệp vừa thoáng gặp, tôi cũng nhận ra cái dáng đi như lúc nào cũng đang ngược gió. Tượng đài huyện Anh hùng Ngọc Hiển sừng sững bên bến Năm Căn cũng có dáng một cánh buồm lớn phồng căng gió hướng ra biển Đông.

Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.

Con đường quốc lộ 1A huyết mạch xuyên dọc đất nước đến thị trấn Năm Căn mặt đường có phần hóp lại, chạm vào vạch chấm cuối cùng, gần đó là cột số mang ký hiệu QL 1A - Km 2300. Thật khó diễn tả tâm trạng của tôi giây phút nhận ra điểm cuối cùng của con đường thiên lý số một của đất nước. Đây chỉ là điểm cuối tạm thời. Một mai nền đất lấn ra biển bền chắc, ta lại nối dài con đường, lúc đó quốc lộ 1A sẽ chiều dài 2301, 2302, và dài thêm nữa. Con tàu du lịch cao tốc mang tên Hồng Tần lướt trên kênh Năm Căn hướng về Đất Mũi, không đầy một tiếng đồng hồ đã cặp mạn. Đặt bàn chân trần xuống vùng đất mới ở chót cùng đất nước sao có cảm giác lâng lâng đến lạ. Dọc đường ra đây, hai bên bờ kênh nơi nào có xóm chài quây tụ, nơi đó thấy rợp màu cờ đỏ.

Người dân Đất Mũi luôn có ý thức tự hào về vùng đất thiêng liêng mình đang sống. Một địa phương mà huyện được tuyên dương Anh hùng, lại có đến 7 trong tổng cộng 12 xã được tuyên dương Anh hùng. Phải vì thế không, mà người dân nơi đây hình thành thói quen ngày nào cũng treo cờ Tổ quốc. Mà thật lạ, màu cờ Tổ quốc nơi vùng đất cuối trời cuối đất sao mà hồng thắm, dáng cờ bay sao mà kiêu hãnh, khoan thai…

Mang theo cảm giác lâng lâng, hồi hộp và cảm xúc mới lạ, tôi đi về hướng gió, hướng sóng. Một không gian vĩ đại tràn trề gió vỡ òa trước mắt tôi, với dải đất nâu sậm ôm lấy biển, với mặt biển ào ạt sóng nối liền với bầu trời xanh đầy nắng ở mãi tít khơi xa. Tấm bảng lớn để dòng chữ trang trọng: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Mũi Cà Mau - 8° 37'30″ vĩ độ Bắc - 104° 43' kinh độ Đông nói với tôi rằng, tôi đang có mặt ở vùng đất thiêng liêng của tổ quốc. Tự dưng thấy cay cay nơi khóe mắt, cổ họng nghèn nghẹn và giọng nói lạc hẳn đi. Cách tấm biển này không xa, là mốc tọa độ quốc gia đúc chìm dưới mặt đất mang ký hiệu 0001. Tôi đứng trên con đê bao lấn biển, hít vào lồng ngực hương biển hào phóng mặn mòi và mường tượng rằng, năm năm, mười năm nữa, nơi đây thành làng thành xóm, như những làng những xóm thấp thoáng trong rừng mắm rừng đước tôi gặp trong kia.

Nếu mỗi vùng đất có những địa danh đặc trưng, thì vùng đất mới này là tiêu biểu. Nằm trong vòng cung Mũi Cà Mau có những địa danh Rạch Mũi, Xóm Mũi, Xóm Mới, Đất Mũi... Không có hệ thống địa danh nào ấn tượng và gợi nên hình tượng gối sóng, gối gió lao về phía trước như những địa danh nơi này. Nhà thơ Xuân Diệu đầy chất lãng mạn bay bổng và cũng không thiếu cơ sở hiện thực khi so sánh: "Tổ Quốc tôi như một con tàu! / Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”. Đúng là doi đất mới bồi này có dáng mũi con tàu Tổ quốc, mỗi năm mũi con tàu từng lấn ra biển Đông ngót trăm mét chiều dài. Đất lấn ra, biển lùi dần, cây mắm cây đước cắm xuống bãi bồi, lớn lên thành rừng. Rồi cây hút hết chất muối mặn vào thân lá để nên đất ngọt đất lành.

Tôi ngắm cây mắm, cây đước tủa rễ ken dày bám đất lấn biển mà liên tưởng đến hình ảnh người dân choãi chân ưỡn ngực làm thân đê ngăn gió đẩy sóng. Có đến đây mới thấy sự nghiệp lấn biển nơi Đất Mũi không dễ như vẫn tưởng. Biển đẩy phù sa vào bờ tạo nên những bãi bồi màu mỡ nhưng cũng lại xô sóng cuốn đi những dải đất vừa mới hình thành. Chính nơi đây con người hàng ngày hàng giờ đánh vật với đất, với sóng gió, giành giật với biển từng mét đất. Đúng buổi tôi ra Đất Mũi, bên phía này một vạt đất ken dày cây mắm bị sóng đánh úp xuống biển, còn phía bên kia, những người nông dân lưng trần cháy nắng đang cần mẫn xắn từng hòn đất gia cố thân đê.

Bao năm, từ thuở nhà Nguyễn làm nên bãi Khai Long mộ dân lấn biển, Đất Mũi Cà Mau cứ mỗi năm hướng ra biển Đông ngót cả trăm mét chiều dài; năm, mười năm lại thêm một xóm, một làng. Biển bồi nên bãi, cây mắm cây vẹt cắm chân xuống bãi. Rồi con đê bao ngăn đất với biển, đẩy biển ra xa. Cứ thế, những Xóm Mũi, Đất Mũi hình thành. Ngay xã Đất Mũi này, vốn thuộc xã Viên An, năm 1979 tách ra thành xã mới. Có thể năm, ba năm nữa, Đất Mũi lại nhân đôi.

Viết đến đây tôi chợt nghĩ về một câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu. Ông ví vùng Đất Mũi Cà Mau như “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”. Một sự ví von thật kỳ tài. Một phần lịch sử đất nước Việt Nam là lịch sử chống chọi với thiên nhiên mở mang bờ cõi, là lịch sử cất cao khúc “hành phương Nam”. Ngón chân cái của người đi mở đất bấm xuống vùng đất nơi cùng trời cuối nước, tạo điểm tựa để bước tiếp trên chặng đường lấn biển mở cõi. Cái “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” ấy trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam suốt cả ngàn năm không ngừng không nghỉ “hành phương nam”, hướng ra biển lớn.

Đã có lần tôi nghĩ thứ phù sa làm nên Đất Mới nơi Đất Mũi này là quà tặng của đại dương hào phóng. Đại dương lưu giữ trong lòng đầy ứ phù sa rồi lẳng lặng âm thầm bồi lắng cho vùng đất tận cùng đất Việt. Đứng ở con đê nơi Đất Mũi, tôi cầm nắm đất phù sa dẻo mịn trên tay. Cô bạn đồng nghiệp mà tôi vừa quen nhìn màu đất nâu sậm ong óng, nói một cách rành rẽ rằng, đất ở đây đẫm phù sa, sau này trồng thứ cây gì cũng tốt. Mà trong phù sa Đất Mũi có cả vàng nữa. Có vàng và có cả mồ hôi của những người lấn biển. Hơn thế, trong mịn màng ong óng của phù sa Đất Mũi có li ti ngàn vạn hạt phù sa từ châu thổ Cửu Long, có li ti sắc nâu hồng của đất bazan từ miền cao nguyên mà dòng sông Sê San, Sê-rê-pốc và bao dòng sông khác đã chở về đây./.

User
Ý KIẾN

Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.

Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....

Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?

Có những ánh mắt ta chẳng thể nào quên, không cần lời nói nhưng lại lưu giữ một điều gì đó sâu thẳm trong tim, tựa như một lời yêu chưa kịp nói. Cuộc đời là những chuyến đi dài, và trong những ngày cũ kỹ, có ai đó đã từng bước qua đời ta, để lại một dấu lặng mang tên ký ức.

Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, hình ảnh chiếc xe đạp dường như đều gắn liền với ký ức của mỗi người. Dù thời gian trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, nhưng những điều thân thương nhất gắn liền với chiếc xe đạp, với tuổi trẻ và tình yêu của một thời đã qua vẫn còn mãi trong ta…

Có một người theo gia đình về sống ở Hà Nội khi vừa bước vào quảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ. Chắc cũng vì đang ở độ tuổi ngây thơ, luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt sáng trong nên cảm nhận về Hà Nội thân thương trong cô đẹp và dịu dàng vô cùng. Nhiều năm xa Thủ đô, chuyển vào miền Nam sinh sống, nhưng lòng cô vẫn không thôi hoài mong nhớ về...

Cơn gió bấc đầu mùa thổi về khiến cho đêm như sâu thêm, dài thêm. Sáng ra, có người cứ trở mình qua lại, cuộn trong chăn ấm như con tằm nằm trong bọc kén chẳng muốn chui ra ngoài. Chợt nhận ra trời đang chuyển mùa, và rồi lòng lại miên man với những vẻ đẹp ngày đông!

Mỗi người chúng ta, ai cũng có ước mơ và khát vọng của riêng mình. Và ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một con đường riêng để thực hiện những ước mơ, những khát vọng, những mong muốn ấy, dẫu điều chúng ta làm có thể là viển vông trong mắt người khác. Bởi, trong cuộc sống này, chỉ có chính chúng ta mới biết điều gì phù hợp với mình, điều gì mới thực sự mang lại cho mình sự tự do và hạnh phúc...

Có khi nào bạn tự hỏi: Có phải thực sự hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho bản thân? Hay là bận rộn cũng mang lại niềm vui và ý nghĩa riêng, một loại hạnh phúc mang tên bận rộn?

Vậy là mùa thu đã đi qua, mùa đông đã về. Cuối năm, mỗi người chúng ta vẫn còn mải tất bật ngược xuôi trên những ngả đường mưu sinh vất vả, không dễ để có được một chút thảnh thơi, cảm nhận từng khoảnh khắc chuyển mùa. Có lẽ những cơn gió se lạnh của những ngày đầu đông ùa về là để nhắc nhở mỗi người hãy chậm lại phút giây, để không quên chăm sóc bản thân, không quên dành cho nhau một vòng tay ấm, một chốn nương náu cho tâm hồn.

Có những chiều lặng thinh, có người ngồi một mình bên ô cửa, lắng nghe nhịp thời gian chậm rãi trôi qua từng khoảnh khắc. Thời gian đi qua từng ngõ ngách của cuộc đời, vô tình và vội vã như dòng nước chảy chỉ xuôi mà không bao giờ quay lại. Có lẽ, thời gian là con đường một chiều vô tận mà ai rồi cũng phải bước qua, để rồi một ngày nhìn lại, lòng ta chất chứa biết bao xúc cảm chênh vênh, tiếc nuối.

Xin chào người bạn đồng hành thân thiết của tôi. Mỗi khi tan làm, tôi lại háo hức chờ đợi khoảnh khắc được gặp bạn lúc 18h15.

Cuộc đời là một chuỗi dài những sự kiện đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tiếng cười và giọt nước mắt. Có đôi khi, niềm vui đến bất ngờ, còn nỗi buồn lại len lỏi trong từng khoảnh khắc không mong đợi. Nhưng dường như, sau mỗi giọt nước mắt là một bài học, sau mỗi lần vấp ngã là một bước chân mạnh mẽ hơn. Vậy thì, vui buồn, cứ thế mà đi nhé.

Có một người vốn thích hơi thở sáng sớm của một thành phố. Chắc cũng vì lý do đó, dù sống tại bất kỳ đâu, người đó vẫn yêu thích cảm giác được thức dậy sớm, hít căng lồng ngực không khí trong lành của mỗi buổi sớm ban mai. Những chuyến công tác, có dịp tình cờ đến Hà Nội, cô không khỏi ngơ ngẩn vì cảm giác tĩnh lặng đến bình yên.

Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!

Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian. Ra đường đã thấy nhiều người khoác lên mình chiếc áo gió mỏng nhẹ hay tấm khăn voan choàng trễ nại hững hờ che chắn gió. Gió lạnh đầu mùa vô thức dễ khiến ta thấy lòng mình cô đơn, trống trải, càng khao khát một bờ vai, một mái ấm đủ đầy để tìm về nương náu, chở che.

Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều bị cuốn vào một guồng quay đến chóng mặt. Rời cơ quan về nhà, sự bận rộn vẫn chưa dừng lại, với vô vàn những việc không tên đến có tên, tiếp tục đau đầu với những mục tiêu và kỳ vọng đã đặt ra từ lâu mà chưa đạt được. Để có được một giây phút bình yên, một hạnh phúc giản đơn, thực sự khó khăn vô vàn…

Mới hôm nào Hà Nội đón thu, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại phía Tây Hồ. Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp những quả hồng đỏ mọng như mời gọi, những quả thị trong đôi quang gánh chung chiêng, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm dân dã, bình dị, xưa xưa cổ tích... Mà nay, những đợt gió lạnh đang tràn về Hà Nội, vậy là mùa đông đã gõ cửa. Mùa thu đi rồi sao…

Bao nhiêu năm xa Hà Nội là chừng ấy năm khắc khoải biết bao nỗi nhớ niềm thương. Mỗi người Hà Nội dẫu đi xa nhưng vẫn lưu giữ cho riêng mình nhiều hoài niệm quý giá cùng những cách nhớ khác nhau về thành phố này. Với một người, nỗi nhớ âm thầm trong tim luôn thoang thoảng hương vị của những bát cháo sườn vỉa hè.

Có một người tạo thói quen đạp xe vào buổi tối, lặng lẽ guồng quay trên từng con phố nhỏ, để lắng đọng và cảm nhận cuộc sống chậm rãi ở Thủ đô khi Hà Nội đã lên đèn.

Có người từng nghĩ rằng tìm kiếm bản thân là một hành trình đầy hào hứng, như những chuyến phiêu lưu đến miền đất mới, nơi sẽ có câu trả lời chờ sẵn cho mọi thắc mắc về ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng, khi từng ngày đi qua, khi đôi chân lặng lẽ đi qua bao nhiêu con đường, nỗi khắc khoải trong lòng lại càng rõ hơn, từng khoảnh khắc chông chênh trên hành trình ấy như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng bản ngã của mình.

Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Để rồi một ngày nắng ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung.

Có một con đường dài, uốn lượn men theo lũy tre làng, từng lớp đất như hoà quyện với nhịp sống thanh bình, lặng lẽ. Con đường ấy không đòi hỏi sự chú ý, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi những lời ca ngợi. Nó chỉ ở đó, im lặng và khiêm nhường, đón nhận từng bước chân qua lại suốt bao mùa gió bão, nắng mưa. Thời gian trôi qua, bụi đường phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, lặng lẽ khi đêm về, vương vấn hương lúa nồng đượm của ruộng đồng.

Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.

Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.

Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.

Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!

Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.

Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?

Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…

Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...

Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.

Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.

Cuộc sống vội vã trôi, cuốn mỗi người chúng ta vào guồng quay không ngừng nghỉ. Để tới một lúc nào đó, ta bỗng phát hiện ra dường như mình đã quên mất những điều bình dị, ấm áp xung quanh, quên mất rằng ta và người ấy vẫn cần lắm những nồng ấm, yêu thương…

Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.

Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...

Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.

Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.

Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.

Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.

Có một vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội mà chỉ những người yêu nơi này mới cảm nhận rõ - vẻ đẹp của sáng sớm những ngày giao mùa. Khi đất trời chưa dứt hẳn khỏi thu mà đông đã lấp ló đâu đó, cả thành phố như trôi trong một tầng không gian mờ ảo, nơi sắc vàng nhạt của nắng sớm hòa lẫn với làn sương mỏng, giăng kín những con đường, len lỏi vào từng góc phố.

Có một người được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Cô luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính, được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ, được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành với nét duyên dáng đặc trưng của mình… Và rồi cô cũng có dịp đến thăm mảnh đất kinh kỳ với bao háo hức, mong chờ.

Thời tiết năm nay khác hẳn năm trước. Năm trước mưa thường ghé lúc chiều chiều, mưa từng hồi nặng hạt kéo theo nước dâng ngập lối. Năm nay mưa đỏng đảnh và bất chợt, cứ đến rồi đi, bất kể thời gian nào trong ngày. Mưa đi ngang tưới mát con phố nhỏ, mưa vô tình làm ướt góc sân mới hôm trước còn đắm mình trong cái nắng oi ả. Có người cũng quen dần với sự thất thường ấy của những ngày mưa.