Các địa phương cần xây dựng bảng giá đất sát thực tế

Luật Đất đai 2024 cho phép các địa phương sử dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31/12/2025. Tuy nhiên, các địa phương cần phải có dự thảo bảng giá mới vào đầu năm 2025 để lấy ý kiến. Cho đến nay, vẫn chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể việc ban hành bảng giá mới.

Để thể chế rõ chính sách, trong Nghị định cần có những quy định chung, rõ ràng, để việc giao cho địa phương quy định giá sẽ sát thực tế hơn.

Điển hình, khung giá đất của các khu vực phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được quy định tại Khung giá mà thành phố ban hành, giai đoạn 2020 - 2024. Không khó để nhận thấy, mức giá này chỉ bằng 1/3 hoặc thậm chí thấp hơn so với thời điểm hiện tại.

Khung giá đất của các khu vực phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2020-2024 chỉ bằng 1/3 hoặc thậm chí thấp hơn so với thời điểm hiện tại.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Linh, Công ty Luật TNHH Link & Partners cho biết: "Khung giá cũ quá thấp, không cập nhật và không theo được biến động của giá thị trường, điều này có thể gây thất thoát ngân sách".

Theo Luật Đất đai 2024, từ ngày 1/1/2026, sẽ phải áp dụng bảng giá đất mới sát với giá đất trên thị trường. Theo đó, bảng giá đất mới được ban hành lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026, chỉ có giá trị một năm.

Từ ngày 1/1/2026, sẽ phải áp dụng bảng giá đất mới sát với giá đất trên thị trường.

Đa số các chuyên gia đều bày tỏ quan điểm đồng tình với quyết định này. Điều này sẽ giúp giá đất, giá nhà ở sát với thị trường hơn. Tuy nhiên, để có bảng giá khách quan và phù hợp, mức giá phải được xác định từ các quận huyện.

Ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho hay: "Cần đặt ra yêu cầu xây dựng năng lực và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo mức giá địa phương, có đảm bảo tính khách quan không, tính khoa học hay cài cắm lợi ích. Thêm vào đó, cần vận dụng linh hoạt các phương pháp định giá, để đảm bảo và đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường, qua đó tạo đồng thuận cao".

Theo một số chuyên gia, nếu khung giá đất được xây dựng mà không bám sát giá thị trường, vô hình chung sẽ trở thành rào cản.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đang gửi công văn tới các quận huyện để yêu cầu báo cáo các mức giá đất hiện hành, cũng như mức giá đền bù.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế cho hay: "Đưa ra khung giá đất mới sẽ mang tính siết chặt, tạo ra thị trường bđs một nền tảng để có giá biểu hợp lý, hợp với thị trường. Nhưng vấn đề là giá biểu đó cần phải được xây dựng phù hợp với thị trường".

Còn Th.S Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng: "Khung giá đất thì sau khi hết hiệu lực vào tháng 12/2024, quyền và trách nhiệm của địa phương là phải ban hành giá đất mới, đảm bảo tính thị trường. Nếu thị trường giao dịch ở mức độ cao, không thể duy trì bảng giá thấp được. Ví dụ, người dân được bồi thường về tiền sử dụng đất, không thể bồi thường ở mức thấp được".

Hiện, TP. HCM đã công bố dự thảo bảng giá mới, nhưng gây tranh cãi khi mức giá dao động quá cao, có nơi gấp gần 50 lần khung cũ. Mức giá này sẽ còn được điều chỉnh cho phù hợp.

Tại Hà Nội, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đang gửi công văn tới các quận huyện để yêu cầu báo cáo các mức giá đất hiện hành, cũng như mức giá đền bù. Từ đó, Sở sẽ tổng hợp xây dựng bảng giá mới.

User
Ý KIẾN

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội chủ trì tổ chức đã quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản. Nhiều khuyến nghị, thảo luận chuyên sâu đã được đưa ra tại diễn đàn nhăm ngăn chặn tình trạng thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường, trong đó có đề xuất thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ.

Sau hơn ba tháng tạm dừng để rà soát, đất đấu giá tại huyện Thanh Oai lại tiếp tục nóng khi 25 lô đất tại xã Đỗ Động được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm thấp, chỉ từ 5,3 triệu đồng/1m², nhưng mức trúng lại cao hơn nhiều so với mặt bằng khu vực.

Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.

Liên quan đến giá đất thương mại, theo nhiều doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã xác định giá đất bằng cách sử dụng giá đất ở cùng khu vực, vị trí nhân với 70-80%. Điều này dẫn đến giá đất thương mại có mức cao, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều lô đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội đang có dấu hiệu tăng đáng kể, có nơi đã bất ngờ tăng giá hàng chục triệu đồng/m² chỉ sau vài tháng khi Dự án đường Vành đai 4 thi công, xây dựng.

32 thửa đất còn lại ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, tiếp tục được huyện Hoài Đức đưa ra đấu giá ngày hôm nay. Giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp, chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2.

Sau hơn 9 giờ đồng hồ với 12 vòng đấu, cuộc đấu giá 32 thửa đất còn lại thuộc Khu đấu giá Lòng Khúc, thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, đã kết thúc vào lúc 17h40 chiều nay 11/11. Giá trúng cao nhất cuộc đấu này là 109,3 triệu đồng/m2.

32 thửa đất còn lại ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên tiếp tục được huyện Hoài Đức đưa ra đấu giá ngày hôm nay. Giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2.

61 thửa đất ở khu LK01 thị trấn Vân Đình và xã Liên Bạt vừa được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà đấu giá. Thửa cao nhất được trả lên tới 71 triệu đồng/1m² - một mức giá bị đẩy quá cao so với mặt bằng chung trong khu vực.

Năm 2024, huyện Thường tín phấn đấu đạt thu khoảng 740 tỷ đồng từ tiền đấu giá đất để đóng góp vào ngân sách chung, phục vụ công tác đầu tư, kiến thiết và xây dựng địa phương.

Giá nhà đất liên tục tăng ảo thời gian qua đã gây tác động xấu đến thị trường. Nhiều lô đất dịch vụ ở vùng ven Hà Nội đang được rao bán với mức giá cao phi lý, hơn 100 triệu đồng/m².

UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung tổng cộng 80 dự án với quy mô hơn 980 ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Đông Anh.

Việc đấu giá đất hoặc giao đất cho tổ chức lập dự án xây dựng khu nhà ở đồng bộ đã thể hiện được những ưu điểm nhất định như tạo ra các khu vực dân cư được xây dựng với hạ tầng hoàn thiện.

Theo báo cáo của nhiều tổ chức bất động sản, giá nhà đất tại Hà Nội và các tỉnh thành đang bị đẩy cao, vượt xa giá trị thực. Sự phát triển thiếu lành mạnh của thị trường bất động sản đang khiến cho việc mua nhà ngày càng khó khăn.

Theo Báo cáo đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Savills, quý III/2024, Việt Nam ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư.

Các huyện vùng ven Hà Nội như Hoài Đức, Thanh Oai liên tiếp tổ chức các cuộc đấu giá đất sau thời gian tạm dừng các cuộc đấu giá đất để thực hiện kiểm tra, rà soát theo yêu cầu tại Công điện số 82 (ngày 21/8/2024) của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo tính minh bạch và ngăn chặn hiện tượng tiêu cực "đầu cơ", "thổi giá".

Trải qua 9 tiếng, 20 lô đất tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã được đấu giá thành công. Không còn sức nóng như cuộc đấu giá được tổ chức ngày 19/8, giá cũng đã giảm, nhưng vẫn ở mức khá cao so với mặt bằng khu vực.

Ngày 4/11 và ngày 11/11, huyện Hoài Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá 52 lô đất tại xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định về việc giao hơn 11.800 m² đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá đất.

Trước chiêu trò thổi đất đấu giá để kích sóng, các chuyên gia cho rằng, giá đất nền ven đô đang ở mức quá cao so với thực tế, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Giao đất giãn dân là chính sách thiết thực của Nhà nước giúp người dân tiếp cận đất với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, việc giao đất giãn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, gây bức xúc cho người dân.

Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.

“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.

Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.

Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.

Các tháng cuối năm 2024, dấu hiệu 'tăng nhiệt' của thị trường đất nền Hà Nội ngày càng rõ nét, với giá trung bình của thị trường phía Bắc đã tăng từ mức giá là 27 triệu đồng/m² của quý I/2021 lên mức 46 triệu đồng/m² vào quý III/2024.

Các chuyên gia cho rằng nếu hiện tượng “thổi giá” bất động sản tiếp tục diễn ra thì sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Giá ảo sẽ tạo ra “bong bóng”, nếu ai va phải bong bóng này thì sẽ mất tiền, mất nhà. Còn thị trường ảo không bao giờ là thị trường thật.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký Quyết định số 62 về việc quy định mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ phần trăm thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ phần trăm thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn thành phố.

Luật đất đai 2024 và Nghị định 88 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được xây dựng trên nguyên tắc đền bù tiệm cận giá thị trường và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người có đất bị thu hồi, được kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận, giúp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.

Hôm nay, 27/10, UBND huyện Thường Tín, Hà Nội, tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất ở xã Vạn Điểm. Trải qua hơn 15 tiếng với 14 vòng, chỉ có 19 thửa được đấu giá thành công.

Trong bối cảnh giá nhà, đất tăng cao phi lý, vượt xa tầm với của nhiều người thì đi thuê nhà đang là một lựa chọn tối ưu lúc này. Đây cũng là xu hướng được nhiều người trẻ lựa chọn.

Theo quy định pháp luật hiện hành ở nhiều quốc gia, mỗi cá nhân có quyền sở hữu tài sản và pháp luật không cấm người dân sử dụng nhiều tài sản như nhà đất. Nhưng Nhà nước có thể áp dụng thuế cao đối với những tài sản mà một cá nhân sở hữu.

Một trong những vướng mắc ảnh hưởng việc triển khai các dự án bất động sản lâu nay chủ yếu xuất phát từ các thủ tục hành chính, đền bù giải phóng mặt bằng... Hà Nội đang khẩn trương hoàn thiện các công tác liên quan để sớm công bố bảng giá đất mới.

Sau một thời gian tạm dừng để rà soát lại quy trình, vào đầu tháng 11, huyện Hoài Đức, Hà Nội, sẽ tổ chức hai phiên đấu giá tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, là nơi có lô đất trúng đấu giá cao kỷ lục, lên tới 133 triệu đồng/m2.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các nội dung chủ yếu điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất.

UBND TP.HCM vừa công bố việc sửa đổi bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. Theo đó, giá đất điều chỉnh của TP. HCM tăng 4-38 lần so với giá đất tại thời điểm năm 2020.

Theo Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, thời gian qua, tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ, trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả.

19 lô đất trúng đấu giá tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã được nộp tiền. 8 thửa đất còn lại có dấu hiệu người trúng bỏ cọc.

Nhiều khu đất đã được đấu giá thành công nhưng vẫn bỏ không hoặc phải mất từ 5-10 năm mới lác đác có người xây dựng nhà để ở.

Sáng nay, 22/10, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai 2024 và các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật.

Trải qua hơn 15 tiếng với 14 vòng, 19/40 thửa đất ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội, được đấu giá thành công.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín (Hà Nội) phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 40 thửa đất tại Khu đất đấu giá xã Vạn Điểm.

Sau khi tạm lắng một thời gian, đất đấu giá lại được đẩy nóng sau cuộc đấu giá đến đêm 27 thửa đất ở quận Hà Đông. Nóng không chỉ bởi người tham gia phải mất 14 tiếng dòng dã với 14 vòng đấu căng thẳng mà còn ở giá bỏ trúng cũng bị đẩy cao phi lý. Không ai có thể nghĩ đất đấu giá ở Hà Đông lại có giá ngang bằng với nhà, đất ở Đống Đa, Cầu Giấy.

Cử tri Hà Nội kiến nghị khắc phục tồn tại trong đấu giá đất là nội dung nổi bật trong báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến của cử tri trước kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV.