Các ngân hàng đua nhau huy động lãi suất vượt 11%/năm

Trong vòng 1 tháng qua, lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục được điều chỉnh, tính đến nay mức lãi suất này đã được niêm yết ở hàng loạt ngân hàng, có ngân hàng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên hơn 11%/năm.

Nếu hồi cuối tháng 10, mốc lãi suất 9%/năm chỉ lác đác "đếm trên đầu ngón tay," thì nay mức lãi suất này đã được niêm yết ở hàng loạt ngân hàng. Thậm chí, có ngân hàng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên hơn 11%/năm.

170701_a36.jpg

Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa niêm yết bảng lãi suất huy động mới; trong đó lãi suất cao nhất lên tới 11,1%/năm, tăng gần 0,5%/năm so với tuần trước. Đây là lần thứ 2 trong vòng 10 ngày qua VPBank tăng mạnh lãi suất huy động.

Lãi suất trên 11%/năm được ngân hàng này áp dụng cho tháng đầu tiên khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm Prime Savings kỳ hạn 36 tháng, các tháng tiếp theo lãi suất là 9,25%/năm.

Tại các kỳ hạn khác của sản phẩm Prime Savings, VPBank cũng niêm yết lãi suất ở mức cao, từ 10,22%/năm cho tháng đầu tiên của kỳ hạn 6 tháng; lãi suất các tháng sau từ 8,52%/năm...

Đối với tiền gửi thông thường, VPBank cũng tăng lãi suất thêm 0,3-0,4%/năm với tiền gửi các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Gửi tiết kiệm VPBank kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, khách hàng được hưởng lãi suất từ 8,7-8,9%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất từ 9,1-9,4%/năm...

Còn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (BacABank), lãi suất tiền gửi nhiều kỳ hạn tăng từ 0,4-0,6%/năm, đưa lãi suất cao nhất tại ngân hàng này lên thành 9,1%/năm, áp dụng cho số tiền trên 1 tỷ đồng gửi kỳ hạn 13 tháng.

Cùng mức gửi trên 1 tỷ đồng, BacABank niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên mức 8,9%/năm; kỳ hạn từ 6 đến 11 tháng là 8,7%/năm.

Còn với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, lãi suất tại BacABank kỳ hạn từ 18 tháng tăng lên thành 8,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng lên mức 8,7%/năm; kỳ hạn 6 tháng là 8,5%/năm.

Cũng trong xu hướng tăng lãi suất, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) vừa đưa lãi suất cao nhất lên 9,2%/năm, áp dụng từ ngày 23/11/2022 cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 18 và 24 tháng. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cũng được nâng lên mức tối đa 1%/năm với khách hàng duy trì số dư tài khoản thanh toán trên 15 triệu đồng.

Trước đó, một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… đã niêm yết lãi suất huy động cao nhất trên 9%/năm.

Nhiều ngân hàng có lãi suất trên 9,5%/năm như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB).

Lãi suất cao nhất trên 10%/năm còn xuất hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu (GPBank).

Chưa dừng ở đó, Sacombank còn "tung chiêu" tặng ngay tiền thưởng tương đương nửa tháng tiền lãi với kỳ hạn từ 6 tháng và 1 tháng tiền lãi với kỳ hạn từ 12 tháng cho khách hàng cá nhân gửi tiền từ 300 triệu đồng và doanh nghiệp gửi từ 500 triệu đồng.

Như vậy, khách hàng gửi tiền đáp ứng được yêu cầu trên của Sacombank có thể hưởng lãi 6 tháng là 8,94%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 9,64%/năm. Tiền thưởng sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán hoặc tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng tại thời điểm gửi tiền.

Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy sau khi giảm 2 tháng liên tiếp, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đã tăng trở lại, thêm hơn 106.000 tỷ đồng trong tháng 9. Cụ thể, tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế tăng mạnh thêm gần 105.000 tỷ đồng so với cuối tháng 8, đạt 5,78 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng thêm 1.436 tỷ đồng, đạt 5,63 triệu tỷ đồng.

Tính đến hết quý 3/2022, tiền gửi của toàn hệ thống tăng hơn 475.000 tỷ đồng, tương đương tăng 4,33%. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng này là rất thấp so với tăng trưởng tín dụng khoảng 11% sau 9 tháng, gây sức ép lên thanh khoản của nhiều ngân hàng.

Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, thiếu thanh khoản là một trong các nguyên nhân chính khiến ngân hàng thương mại liên tục "đua" tăng lãi suất. Mặt khác, các ngân hàng cũng phải "nhìn nhau mà tăng," nếu không thì dòng vốn sẽ có sự dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.

Thực tế cho thấy, lãi suất huy động hiện nay đã cao hơn từ 3-4%/năm so với đầu năm, nhưng theo giới chuyên gia sức ép nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm 2022 vẫn còn và có thể tiếp diễn trong ít nhất là nửa năm tới. Bởi tăng lãi suất vừa là biện pháp giữ chân và thu hút khách hàng mới, vừa để chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn đón hạn mức tăng trưởng tín dụng mới vào đầu năm 2023, phục vụ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Dù vậy, lãi suất huy động tăng cao cũng gây áp lực không nhỏ tới lãi suất cho vay.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho biết mặt bằng lãi suất có xu hướng tiếp tục đi lên như hiện nay sẽ đẩy chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, có thể làm giảm hoạt động đầu tư, kinh doanh, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thậm chí, có doanh nghiệp sẽ phải dừng hoạt động do chi phí vốn quá cao.

Trong khi đó, lãi suất tăng cao cũng khiến các ngân hàng bị suy giảm lợi nhuận và đối diện với nguy cơ nợ xấu khi cho vay mới trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong nhận định việc tăng lãi suất tuy là lời giải chung cho vấn đề chống lạm phát nhưng lãi suất tăng lại làm tăng chi phí sản xuất đầu vào dẫn đến áp lực lạm phát chi phí đẩy cho cả nền kinh tế.

Dù vậy, lãi suất tăng cao cũng mang lại "hậu quả" tích cực là người dân sẽ giảm hoạt động tiêu dùng không cần thiết, tiết giảm đầu tư vào các lĩnh vực khác, "thắt lưng buộc bụng" hơn, giúp giảm lạm phát. Nhưng ngược lại, điều này lại làm giảm tổng cầu xã hội, giảm tăng trưởng kinh tế.

Trong diễn biến liên quan, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên... Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước đồng thời khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Tiếp tục kéo dài việc thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT cho tất cả các mặt hàng đến hết năm 2024. Đây là đề nghị của các đại biểu tại Kỳ họp Quốc hội nhằm giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng mạnh mẽ hơn.

Giá vàng các thương hiệu trong nước đồng loạt giảm với mức giảm cao nhất ở chiều bán lên tới 2,4 triệu đồng.

4 ngân hàng lớn sẽ bán vàng trực tiếp tới người dân nhằm là sớm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng ở trong nước và thế giới về mức phù hợp và bền vững, thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ. Thời gian triển khai phương án này dự kiến từ ngày 3/6.

Giá vàng trong nước hôm nay quay đầu giảm với mức giảm cao nhất là 450.000 đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 5/2024 ước đạt 150,9 nghìn tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán năm.

Giá vàng thế giới hôm nay bắt đầu hạ, hiện được Kitco niêm yết ở ngưỡng 2.344,7 USD/ounce.

Ngân hàng Nhà nước cho dừng đấu thầu vàng miếng và đang hướng tới một giải pháp thay thế hình thức này sau ngày 3/6 để ổn định thị trường vàng.

Việt Nam hiện có khoảng 21 triệu người sở hữu các loại tiền ảo, nhưng tại nước ta tiền ảo không được coi là tiền tệ, không phải phương tiện thanh toán hợp pháp được Nhà nước công nhận.

Giá vàng trong nước tăng với vàng SJC gần chạm ngưỡng 90 triệu đồng/lượng.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định đưa 9 mã cổ phiếu vào diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 3/6, và 9 mã vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 29/5.

Thêm hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có ngân hàng tăng mạnh từ 1,1%/năm, lên mức 5,2%/năm từ hôm nay (27/5).

Liên quan tới công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng sở hữu chéo cũng như sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang gặp nhiều khó khăn.

Giá vàng SJC hôm nay tiếp tục giảm mạnh, hiện tại neo ở mức 89,5 triệu đồng/lượng, giảm 900.000 đồng/lượng so với phiên trước đó.

Với mục tiêu bình ổn thị trường vàng, từ 22/4 đến nay, đã có 9 phiên đấu thầu được NHNN tổ chức, trong đó có hơn 1,8 tấn vàng được cung ứng ra thị trường.

Giá vàng hôm nay 26/5 trên thị trường thế giới chốt tuần giảm mạnh sau khi đạt mốc lịch sử cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng SJC trong nước ổn định ở mốc 89,5 triệu đồng.

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch khá tiêu cực khi đà tăng bị chững lại bởi áp lực chốt lời ngắn hạn.

Giám đốc tài chính Brian West của Boeing cho biết dòng tiền tự do cả năm của Boeing dự kiến sẽ âm, đảo ngược so với triển vọng tạo ra dòng tiền dương ở mức thấp một chữ số được đưa ra vào tháng Ba.

Giá vàng trong nước sáng sớm nay tiếp tục giảm với mức giảm cao nhất là 300.000 đồng, đưa vàng trong nước về gần 89 triệu đồng/lượng.

Giá vàng các thương hiệu trong nước giảm mạnh với mức giảm cao nhất trên 1 triệu đồng đưa giá về dưới 90 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch dao động trong khoảng 23.045-25.471 VND/USD. Từ đầu năm 2024 đến nay, VND đã mất giá khoảng 4,4%.

Trong nước, giá vàng các thương hiệu đồng loạt tăng, phổ biến ở mức hơn 90 triệu đồng/lượng.

Giá vàng các thương hiệu trong nước sáng nay (22/5) 'quay đầu' giảm mạnh với mức giảm cao nhất là 600.000 đồng/lượng.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Giá vàng các thương hiệu trong nước sáng nay tăng mạnh, với vàng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) vừa thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ hôm nay 20/5. Cụ thể, ngân hàng này đồng loạt tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn 1–18 tháng thêm 0,3%/năm.

Giá vàng chốt phiên chiều qua không tăng so với phiên giao dịch ngày hôm trước nhưng vẫn ở ngưỡng cao.

Theo Quy định hiện nay của Chính phủ, hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trên sàn thương mại điện tử được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đầu vào. Hiện nay, giá trị các mặt hàng nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã lên tới hàng tỉ USD mỗi tháng. Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT hàng hóa giá trị nhỏ qua thương mại điện tử để có thêm nguồn thu.

Sau chuỗi ngày ổn định, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ tăng trở lại với mức tăng cao nhất là 600.000 đồng/lượng.

Khan hiểm nguồn vàng nguyên liệu, giá vàng trong nước lại liên tục tăng mạnh, có những thời điểm một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức phải chấp nhận không có lãi, thậm chí chịu lỗ để bình ổn giá sản phẩm.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giá vàng trong nước duy trì ổn định quanh 90 triệu đồng/lượng.

Sau chuỗi ngày tăng - giảm với biên độ lớn, giá vàng các thương hiệu trong nước ổn định quanh 90 triệu đồng/lượng.

Giá vàng chiều qua ghi nhận mức tăng của vàng SJC sau phiên giảm ngày trước đó. Mức tăng dao động từ 700 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Gần đây, giá vàng miếng liên tục biến động với các đỉnh giá mới và có dấu hiệu khó kiểm soát. Chuyên gia nhận định nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp đà giảm về quanh mốc 89 triệu đồng/lượng.

Kết thúc quý I/2024, nợ xấu tại các ngân hàng đồng loạt tăng lên. Nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài cùng những khó khăn nội tại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.

Sau khi tăng mạnh vào sáng qua (9/5), chiều cùng ngày, giá vàng tiếp tục tăng 1,8 triệu đồng/lượng so với hôm trước, vượt 89 triệu đồng.

Hôm nay (9/5), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.265 VND, tăng 16 đồng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá bán USD sát mức trần quy định và ngấp nghé mức đỉnh đã được thiết lập ngày 23/4.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay được điều chỉnh nhẹ và duy trì quanh mức 87 triệu đồng/lượng.

Ngày 8/5, sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024" với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Sau khi tăng mạnh sáng qua, tới cuối giờ chiều cùng ngày, giá vàng SJC lại lập đỉnh mốc mới là 87,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.