Các vi khuẩn dễ gây ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Liên quan đến vụ việc 367 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán Trâm Anh ở Nha Trang, cơ quan chức năng xác định vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus là tác nhân gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

Các bác sỹ cho biết, có nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm dễ gây ngộ độc. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến, nấu nướng như bảo quản không đúng cách, không nấu chín kỹ, tay bẩn chạm vào thức ăn, thực phẩm quá hạn sử dụng, lây nhiễm chéo...

Vi khuẩn Salmonella

Theo các chuyên gia y tế, Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh xuất phát từ nguồn thực phẩm ô nhiễm (bị nhiễm phân người hoặc phân động vật) mà người bệnh ăn phải.Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh) có thể từ 6 giờ - 6 ngày.

Khi nhiễm khuẩn Salmonella, bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng.

Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi nhiễm khuẩn Salmonella bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Tuy nhiên, có tới 8% trường hợp vi khuẩn đi sâu vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và dễ tử vong, đặc biệt khi vi khuẩn quá nhiều, cơ thể yếu.

Thông thường, người bệnh bị nhiễm khuẩn salmonella sẽ có xu hướng nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm tiêu chảy; đau quặn bụng; sốt; buồn nôn; nôn mửa; ớn lạnh; đau đầu; xuất hiện máu trong phân. Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định.

Vi khuẩn Bacillus cereus 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh cho biết, vi khuẩn Bacillus cereus là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu, xếp sau Salmonella. Bacillus cereus phổ biến trong môi trường, trong phân, đất, nên dễ bị nhiễm vào thực phẩm. Khuẩn này có khả năng tồn tại ở dạng bào tử và đề kháng với nhiệt cao.

Bacillus cereus phát triển tốt nhất trong khoảng từ 4 đến 48 độ C, sinh sôi nhiều trong khoảng 28 đến 35 độ C. Thực phẩm chứa độc tố của vi khuẩn này thường gây hai dạng ngộ độc. Dạng thứ nhất, độc tố gây buồn nôn, nôn ói, đau bụng, khởi phát nhanh trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Dạng thứ hai xảy ra chậm hơn, từ 6 đến 15 giờ, gây tiêu chảy khi vi khuẩn ở trong đường ruột. Điều quan trọng, thức ăn chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi, tiết ra độc tố gây độc (nếu thức ăn này đã nhiễm Bacillus cereus trước đó).

Thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt thì càng dễ ngộ độc. Vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng (dù hiếm gặp), tùy thuộc vào cơ địa và cách xử trí ban đầu, điều trị cấp cứu...

Vi khuẩn Bacillus cereus. Ảnh: Food Safety News

Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng)

Chuyên gia y tế cho biết vi khuẩn tụ cầu vàng thường có trong các loại thực phẩm như thịt gia cầm, các loại đồ hộp... Nguồn lây chính là do vệ sinh kém trong quá trình chế biến hay bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, có thể lây chéo từ các thực phẩm hết hạn sử dụng...

Tụ cầu vàng khi xâm nhập cơ thể sẽ phát triển và sản xuất ra nhiều nội độc tố, có thể gây các triệu chứng của bệnh đường ruột. Biến chứng nặng có thể gây ngộ độc cấp như tiêu chảy, choáng, nôn và sốt.

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)

Vi khuẩn E. coli thường xuất hiện trong sản phẩm tươi sống, thịt bò, sữa tươi, nước trái cây, phô mai, trái cây và rau sống... Các triệu chứng khi mắc E.coli thường là buồn nôn và nôn, tiêu chảy ra nước hoặc máu tùy vào loại E. coli. Người bệnh có thể khởi phát sau 3-4 ngày ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn và kéo dài triệu chứng từ 5-10 ngày.

Khuẩn E. coli lây nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ, người già dễ trở nặng và gặp biến chứng nghiêm trọng như hội chứng tán huyết ure. Hội chứng này khiến các tế bào hồng cầu bị tổn thương gây suy thận.

Vi khuẩn E coli

Những lưu ý phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chọn mua thực phẩm từ các nguồn uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến bằng nước sạch, đặc biệt là các loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn như thịt, gia cầm, hải sản, trứng, rau củ quả.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh. Rửa tay kỹ trước và sau khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống.

- Rửa sạch các bề mặt, dụng cụ chế biến thức ăn trước và sau khi sử dụng.

- Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính không tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm.

- Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được chế biến. 

- Nấu chín kỹ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn.

- Thức ăn đã nấu chín phải được bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh. Ăn ngay khi vừa nấu xong (trong 2 giờ đầu). Đun chín kỹ mọi loại thức ăn trước khi sử dụng lại.

- Không sử dụng các thức ăn quá hạn, thức ăn ôi thiu.

- Chỉ sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Không sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã hết hạn sử dụng.

- Thực phẩm chế biến sẵn nên kiểm tra kỹ nhãn mác trước khi mua. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn đã hết hạn sử dụng.

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi tuyệt đối không nên chạm vào các nhóm động vật thuộc nguy cơ cao./.

 (Tổng hợp)

User
Ý KIẾN

Một thân hình cân đối và khỏe khoắn là mong muốn của rất nhiều người. Gần đây, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn thể thao để giảm cân khoa học, trong đó boxing.

Ngày 17/8, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội phối hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Trại giam Thanh Xuân tổ chức chương trình truyền thông các chính sách hỗ trợ với người chấp hành xong án phạt tù; khám sức khỏe sinh sản cho nữ phạm nhân Phân trại số 3.

Bệnh viện Nhi Trung ương tuần qua tiếp nhận 5 trẻ đuối nước, trong đó một trẻ đã hồi phục tốt, 4 trẻ nguy kịch do cấp cứu sai cách.

Theo nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 1,8 tỷ người trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, đột quỵ, mất trí nhớ và căng thẳng, ức chế tinh thần nếu thiếu tập thể dục.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa, cân bằng nước và khoáng chất trong máu, kiểm soát huyết áp và giúp sản xuất các tế bào hồng cầu. Người bệnh sẽ bị tổn thương và suy thận nếu thận không thể thực hiện một trong những chức năng trên.

Ở lâu trong ô tô đóng kín, nhất là khi xe đỗ dưới trời nắng nóng có thể khiến bất kỳ ai cũng phải đối mặt với nguy cơ ngạt thở, sốc nhiệt, thậm chí là tử vong. Nếu may mắn, người được cứu sống có thể bị tổn thương não, chịu di chứng thần kinh suốt đời.

Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.

Vitamin E có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và làn da của con người. Đặc biệt, loại vitamin này còn đồng hành với rất nhiều chị em trong quá trình làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và oxi hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả.

Thời tiết giao mùa có độ ẩm cao, nhiều ẩm mốc, cùng với khí hậu thay đổi thất thường, làm cho sức đề kháng giảm khiến trẻ em và người lớn dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi từ sớm. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều người là khi mắc bệnh lại đi khám muộn hoặc tự ý điều trị khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.

Sau Tết, nhiều người bị tăng cân do chế độ ăn uống mất kiểm soát đã vội vàng áp dụng ngay các phương pháp giảm cân như nhịn ăn, uống thuốc thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ. Điều này gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và các chuyên gia đã phải đưa ra các lời cảnh báo cũng như hướng dẫn giảm cân an toàn. Tuy nhiên, có nhất thiết phải giảm cân một cách cực đoan thay vì việc thoải mái và tự tin với cân nặng của mình?

Các chị em phụ nữ khi mang thai cũng có thể bị chứng ợ chua, ợ nóng quấy rầy, đặc biệt là vào những tháng giữa và cuối thai kỳ. Ợ nóng là tình trạng axit trào ngược lên thực quản, nếu xuất hiện thường xuyên sẽ gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên các chị em cũng có thể tham khảo những cách dưới đây để cải thiện tình trạng này.

Đốt hương (nhang) là một văn hóa tốt đẹp ở Á Đông. Ngày Tết, hương được dùng nhiều hơn để thắp lên bàn thờ tổ tiên, hay thắp ở mộ, chùa chiền... Đặc biệt trong những ngày sau Tết, nhu cầu đi lễ hội của người dân rất lớn dẫn đến lượng hương đốt cũng nhiều đột biến so với các dịp khác trong năm. Việc chọn hương như thế nào để đảm bảo sức khỏe là điều không phải ai cũng biết.

Trong rất nhiều phong tục của người Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán về thì tắm nước cây mùi già ngày tất niên là một trong những nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay. Dường như khi tắm thứ nước lá mùi, mọi vận đen đủi, muộn phiền lo lắng trong năm cũ được gột bỏ - chỉ còn lại đó một cảm giác sảng khoái, sẵn sàng đón một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn hơn.

Nhiều người cho rằng uống bia 0 độ vừa tốt cho sức khỏe vừa tránh được vi phạm nồng độ cồn nếu có bị CSGT kiểm tra. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Gần đây liên tục xảy ra các vụ ngộ độc khí CO do đốt than củi sưởi ấm. Các bác sỹ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được sưởi than, củi và đóng kín cửa trong nhà. Bởi nếu hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính.

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, nhiều người cao tuổi phải nhập viện trong tình trạng: viêm phổi, cảm lạnh, tăng huyết áp… Chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, người cao tuổi cần phải được quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Vào những ngày lạnh rét, việc sử dụng thiết bị sưởi là cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng thế nào để có hiệu quả và an toàn là vấn đề quan trọng nhất.

Hà Nội đang trong những ngày rét đậm, rét hại kỷ lục, vậy nên bạn cần chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tắm gội khoa học, đúng cách để tránh nguy cơ bị đột quỵ. Sau đây là một số nguyên tắc cần được lưu ý khi tắm gội vào mùa đông mà bạn có thể tham khảo.

Đối với những người mắc bệnh xương khớp như viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, thời tiết lạnh và ẩm ướt của mùa đông có thể gây kích ứng khớp và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Điều này dẫn đến các đợt bùng phát gây sưng, đau khớp. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên có những bài tập thể dục phù hợp, ăn bổ sung các thực phẩm chống viêm, uống đủ nước và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Trời nồm ẩm gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tạo môi trường thuận lợi cho các loại tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa; đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ và người già, có hệ miễn dịch yếu, sức chống chịu với virus, vi khuẩn kém. Vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và có một chế độ tập luyện phù hợp.

Cuối năm, bạn phải đi công tác nước ngoài và cũng không thể tránh được khi phải uống bia rượu tại những bữa tiệc tiếp đón, chào mừng, khiến cơ thể bạn cảm thấy nôn nao, mệt mỏi, đau đầu vì đã uống quá chén. Dưới đây là một vài gợi ý giải rượu, giúp cơ thể 'đánh bay' mệt mỏi của người dân các nước trên thế giới mà bạn có thể tham khảo.

Móng tay khỏe mạnh không chỉ đẹp mà còn giúp bảo vệ đầu ngón tay khỏi những chấn thương có thể xảy ra trong các hoạt động hàng ngày. Việc móng tay xuất hiện các dấu hiệu như: có sọc đen, có sọc trắng ngang, vàng móng hay có hình dạng lồi lên là có thể đang cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn.

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ hạ thấp, bạn không nên uống nhiều bia rượu. Vì chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, chỉ cần xuất huyết nhẹ có thể dẫn đến tai biến.

Một năm cũ sắp qua cũng là lúc chúng ta nên dọn dẹp bớt những bộn bề, khó khăn và ưu phiền của cuộc sống để đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Trong những thời khắc cuối cùng của năm 2023, bạn hãy tự thưởng cho bản thân những giây phút được thư giãn bằng phương thức Everything Shower giúp bạn gột rửa một năm cũ với nhiều thử thách trong tâm trí.

Dân nhậu thường rỉ tai nhau một số “chiến thuật huyền thoại" khẳng định sẽ giúp bạn tỉnh táo, giảm nồng độ cồn trong máu để bạn có thể lái xe về nhà an toàn. Nhưng thực hư những cách đó có hiệu quả như bạn nghĩ.

Với một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người đau nhức khớp kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ bảo vệ sụn khớp. Vì vậy, vào mùa lạnh người bệnh nên tăng cường ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, omega-3 và các chất chống oxy hóa.

Trong môi trường làm việc áp lực cao hiện nay, nhất là nhân viên văn phòng, các bệnh phổ biến có xu hướng tăng như đau lưng, đau vai, khớp tay, khớp gối… Bởi vậy mà ngày nay đang có rất nhiều bạn trẻ tìm đến vật lý trị liệu fitness như một phương pháp trị liệu song song với rèn luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe.

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.

Những buổi tiệc tùng cuối năm, bia rượu là thức uống khó có thể thiếu. Vì thế bỏ túi những cách giải rượu, giải bia nhanh nhất sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn say và giảm bớt nồng độ cồn trong máu.

Từ xưa, phương pháp xông hơi trị cảm bằng các loại lá quen thuộc đã được áp dụng phổ biến vì đem lại hiệu quả cao. Thế nhưng không phải ai cũng biết xông hơi giải cảm tại nhà đúng cách. Vậy có những loại lá dùng để xông cảm nào và cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này?

Vào những ngày thời tiết lạnh sâu, nhiều gia đình sử dụng các thiết bị sưởi để làm ấm phòng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng quạt sưởi vừa đạt hiệu quả làm ấm, vừa bảo vệ tốt cho sức khỏe cả gia đình.

Để tiết trời lạnh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mọi người cần lưu ý đến các thói quen sinh hoạt như: nên mặc ấm trước khi ra ngoài, ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước ấm, và tập các bài tập thể dục phù hợp.

Không khí lạnh khô khiến môi nứt nẻ và bong tróc, đặc biệt là khi kết hợp những yếu tố khác như ánh nắng mặt trời hoặc các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp. Mặc dù sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có thể giúp ích cho bạn, nhưng hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà mà chúng ta có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng môi nứt chảy máu.

Trước khi qua đời ở tuổi 57, nữ minh tinh Châu Hải My từng được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, da và các khớp. Nếu phát hiện muộn, bệnh có thể đe dọa tính mạng.