Cách chọn nải chuối đẹp thắp hương ngày Rằm và Tết

Vào ngày Rằm tháng Chạp hay ngày Tết Nguyên đán, trên ban thờ của gia đình nào cũng sẽ bày một mâm ngũ quả, trong đó chuối là loại quả không thể thiếu. Nhưng làm sao để chọn được nải chuối đẹp ưng ý thì không phải ai cũng biết. Vì thế các bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.

Với người miền Bắc, nải chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm. Nải chuối ngửa lên giống như bàn tay hứng lấy nắng sương, đọng thành quả ngọt với ý nghĩa may mắn, bao bọc và chở che.

Chọn chuối bày mâm ngũ quả thờ Tết nên chọn chuối tiêu xanh, quả chuối căng mẩy. Đây là dấu hiệu chuối đã trổ mã, sắp chín, được chăm bón tốt nên đủ chất, ăn sẽ ngon ngọt. Lưu ý nên chọn nải chuối có quả dài, và có độ cong tương đồng. Không nên chọn nải chuối có quả bé, trông còi cọc hoặc màu xanh bạc.

Chuối tiêu nải to, có thể ôm trọn những loại quả khác. Hơn nữa, chuối tiêu quả dài, xòe đều trông giống như bàn tay Phật mang hàm ý che chở, phù hộ con cháu trong gia đình. Chuối tây không được chuộng bởi nải nhỏ, chỉ hợp bày cúng thần Tài.

Không nên chọn nải chuối đã chín.

Bạn lưu ý không chọn chuối chín vì sẽ nhanh bị hỏng, rụng khỏi cuống, trông kém thẩm mỹ. Không những thế, nải chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc trong Ngũ Hành khi bày mâm ngũ quả, vì thế nếu mang chuối chín vàng về thờ trên mâm ngũ quả thì sẽ không đúng ý nghĩa.

Chọn chuối dâng tổ tiên ngày Tết cần nhất là vẫn còn nguyên râu ria, phần cuống to vừa phải và tươi. Theo đó, buồng chuối chăm đủ dinh dưỡng, râu sẽ có phấn mốc trắng, ria màu đen tuyền.

Nên chọn nải có số lượng quả là số lẻ.

Ngoài ra, tiêu chí chọn chuối thắp hương ngày Rằm tháng Chạp hay ngày Tết còn chú trọng đến số lượng quả trong một nải chuối. Chỉ chọn nải chuối có số quả lẻ chứ không chọn nải có số quả chẵn. Theo quan niệm phong thủy, số chẵn là số âm, không tốt còn số lẻ là số dương, tượng trưng cho sự sinh sôi, may mắn. Vì vậy, những nải chuối có 15-17-19-21 quả sẽ có giá cao hơn rất nhiều.

Với những lưu ý trên đây, hi vọng chị em sẽ chọn cho mình được một nải chuối đẹp, trang nghiêm để bày mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết.

Tết đến Xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết  luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những ‘bí kíp’chế biến các món ăn truyền thống.

Để được thảnh thơi mà vẫn có một cái Tết trọn vẹn hãy đón xem CẨM NANG ĐÓN TẾT trên Hanoionline.

User
Ý KIẾN

Nhắc tới bánh chưng là mong tới Tết. Càng ngày, bánh chưng càng phổ biến, dễ tìm mua. Nhưng được tận tay gói những bánh chưng truyền thống, vuông vắn vẫn là cảm giác thật ấm áp, tự hào bên gia đình và người thân.

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các gia đình Việt thường tiến hành bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ, đồng thời thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Chơi hoa Tết mỗi nhà, mỗi vùng miền lại có những sở thích, đặc trưng khác nhau. Những bình hoa Tết cổ truyền của người Hà Nội thường có hai xu hướng: lọ hoa tổng hợp (với lay-ơn, thược dược, violet...) và bình hoa đơn loại. Để có được bình hoa đẹp trang hoàng rực rỡ cho ngôi nhà của bạn trong dịp Tết đến Xuân về, bạn hãy tham khảo hai cách cắm dưới đây,.

Chơi quất đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong những ngày Tết ở Hà Nội. Một cây quất cảnh đẹp để bày ngày Tết phải hội tụ đủ các yếu tố như quả xanh, quả chín, lá xanh, lộc, hoa. Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ và nếu như trên cây có độ một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa như các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc

Theo phong tục của người dân miền Bắc, cùng với quất cảnh, đào là một loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết. Bởi người xưa quan niệm, gỗ đào và màu rực rỡ của hoa đào có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, nhiều tài lộc và bình yên cho năm mới.

Cứ mỗi năm tới dịp Tết về thì thứ không thể thiếu để trang trí tết trên bàn thờ gia tiên đó là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ ngày Tết không chỉ khiến không khí Tết lan tỏa khắp nơi mà còn mang ý nghĩa tâm linh hết sức quan trọng.

Vào ngày Rằm tháng Chạp hay ngày Tết Nguyên đán, trên ban thờ của gia đình nào cũng sẽ bày một mâm ngũ quả, trong đó chuối là loại quả không thể thiếu. Nhưng làm sao để chọn được nải chuối đẹp ưng ý thì không phải ai cũng biết. Vì thế các bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.

Chỉ còn hơn hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Thời điểm này, nhiều gia đình đã tất bật chuẩn bị đồ Tết. Một số món ăn, thực phẩm như hành, kiệu muối, măng khô, hay thịt bò ngâm mắm... đã được các bà các cô mua sắm, sơ chế để chuẩn bị cho mâm cỗ Tết. Cẩm nang đón Tết 2024 sẽ chia sẻ những bí kíp từ việc muối hành trắng mà không hăng, không đóng váng hay lên màng, giúp chị em tự tin, yên tâm thực hiện thành công món ăn được rất nhiều người ưa thích vào dịp Tết này.

Trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết, nem rán là món ăn không thể thiếu. Nhưng làm như thế nào để những chiếc nem được chiên vàng ươm bắt mắt, ráo dầu, bên ngoài giòn tan, bên trong nhân khô… thì không phải chị em nào cũng biết. Dưới đây là những bí quyết để rán nem được giòn, ngon và hấp dẫn.

Gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng và bữa cơm ngày Tết. Công đoạn chặt gà đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự cẩn thận và khéo léo. Mời bạn cùng tham khảo cách chặt gà sau đây.

Trên mâm cỗ ngày Tết, gà luộc nguyên con là lễ vật không thể thiếu, ngoài cách luộc gà thông thường thì các chị em thường buộc cánh tiên. Dáng gà cánh tiên với phần đầu ngóc lên trên, cánh duỗi ra hai bên, chân quỳ tạo thành tư thế đẹp mắt. Người xưa cho rằng đây là dáng của gà đang chầu, thể hiện sự tôn kính với bề trên.