Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau lũ

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Lũ lụt, ngập úng kéo dài và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố.

Do đó, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong khi xảy ra bão cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ lụt là vô cùng quan trọng.

Nước lũ có thể bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật có hại, chất độc từ nước thải, động vật, chất thải nông nghiệp, công nghiệp và một số chất khác có thể gây bệnh.

Bất kỳ thực phẩm, bao bì, bề mặt và dụng cụ nấu ăn nào tiếp xúc với nước lũ đều có thể bị ô nhiễm và không an toàn. Nguồn cung cấp nước cũng có thể không an toàn.

Ngoài ra, có thể xảy ra tình trạng mất điện khi lũ lụt, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc làm lạnh, bảo quản và nấu ăn thực phẩm.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa bão lũ, TS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, khuyến cáo trong điều kiện thiếu thốn, việc chọn lựa thực phẩm có thể khó khăn, nhưng người dân hãy cố gắng chọn những thực phẩm còn tươi, không có dấu hiệu hư hỏng, mốc meo hoặc có mùi khó chịu.

Nếu có điều kiện, hãy ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đóng gói kín, có hạn sử dụng rõ ràng. Cần chú ý kiểm tra xem bao bì có bị rách, thủng hoặc phồng lên bất thường không, đó có thể là dấu hiệu thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Người dân nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đóng gói kín, có hạn sử dụng rõ ràng - Ảnh: Kinh tế đô thị.

Người dân nên chọn thực phẩm tươi, tránh thức ăn có mùi thiu, mốc, bao bì rách hoặc thủng, phồng bất thường.

Trong tình huống không có đủ điều kiện để nấu chín, tránh ăn các loại thức ăn sống hoặc chưa được nấu kỹ như thịt sống, hải sản sống, rau sống. Các thực phẩm này là nguồn dễ gây nhiễm khuẩn dẫn đến ngộ độc.

Theo bác sĩ Mẫn, để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, dù thiếu nước khi thiên tai, vẫn cần đảm bảo rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.

Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.

Đảm bảo dụng cụ ăn uống sạch sẽ bằng cách sử dụng nước sạch để rửa bát đũa. Nếu không có nước, hãy dùng khăn giấy khô hoặc khăn sạch lau sạch dụng cụ trước khi dùng. Uống nước đun sôi hoặc nước đã được lọc qua các thiết bị lọc, tránh dùng nước máy hoặc nước từ các nguồn không đảm bảo vệ sinh.

Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh - Ảnh: Internet.

Dưới đây là 5 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm sau lũ lụt theo khuyến cáo của Bộ Y tế:

- Để bảo đảm thực phẩm an toàn khi ăn, thực phẩm không bị nhiễm bẩn (tức là không tiếp xúc với nước lũ) và được bảo quản ở nhiệt độ an toàn, đặc biệt là đối với thực phẩm cần giữ lạnh.

- Chỉ thực phẩm trong lọ hoặc hộp kim loại kín, chưa mở, không bị hư hỏng, chống nước, kín khí mới được coi là an toàn sau khi đã được vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng.

- Nên vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào có thể không an toàn do đã tiếp xúc với nước lũ. Nước lũ bị ô nhiễm có thể đã xâm nhập vào thực phẩm, bao bì và thiết bị lưu trữ. Không nếm hoặc nấu thực phẩm bị ảnh hưởng bởi lũ lụt - ngay cả thực phẩm trông hoặc có mùi an toàn cũng tiềm ẩn nguy hiểm.

- Cần bảo đảm tất cả những thứ dùng để bảo quản, nấu và ăn thực phẩm đều an toàn trước khi sử dụng lại. Việc vệ sinh, khử trùng đúng cách tất cả các bề mặt và thiết bị đã tiếp xúc với nước lũ là rất quan trọng.

- Khi cần xử lý nước bằng clo hoặc iốt - hãy làm theo hướng dẫn trên chai hoặc gói. Cố gắng ăn chín uống sôi trong điều kiện cho phép và nếu được thì nấu ăn gọn từng bữa, không để thức ăn lưu cữu. Rửa sạch tay trước và trong quá trình chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nước rửa tay khô nếu không có nước sạch và xà phòng.

Bên cạnh đó, người dân chịu ảnh hưởng bão lũ cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp. Nên ưu tiên thực phẩm dễ bảo quản.

Người dân nên ưu tiên thực phẩm dễ bảo quản và không dễ bị hỏng - Ảnh: Internet.

Thực tế, trong mùa mưa bão, thực phẩm như gạo, mì gói, lương khô, sữa hộp, nước uống đóng chai là những lựa chọn an toàn hơn vì dễ bảo quản và không dễ bị hỏng như thực phẩm tươi sống.

Đồng thời tránh ăn thực phẩm để quá lâu bởi thực phẩm đã nấu chín nhưng không bảo quản đúng cách hoặc để bên ngoài quá lâu cũng dễ bị nhiễm khuẩn.

Khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có những biểu hiện ngộ độc, cần bình tĩnh và áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức bằng cách gây nôn, bù nước và đưa đến ngay các cơ sở y tế để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

User
Ý KIẾN

Tỷ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo về sức khoẻ sinh sản mới được tổ chức tại Hà Nội.

Sở Y tế Hà Nội vừa trao tặng thuốc, vật tư y tế gồm 2.500 lọ nước muối sinh lý, 1.000 chai nước oxy già, 500 lọ Cloramin B, 500 vỉ Vitamin C cùng một số loại thuốc thiết yếu điều trị bệnh về mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa cho Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập úng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Sau buổi tiệc liên hoan Trung thu, có 55 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần nghi bị ngộ độc và phải nhập viện để điều trị.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Mới đây, Bệnh viện chuyên khoa & Trung tâm nghiên cứu King Faisal (KFSHRC) của Ả-rập Xê-út đã thực hiện thành công ca ghép tim hoàn toàn bằng robot cho một bệnh nhân 16 tuổi bị suy tim giai đoạn 4.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đã sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic là vaccine đầu tiên phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Bệnh viện Việt Đức đang liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai.

Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã trực tiếp chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…

Theo báo cáo nhanh, thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của Bão số 3.

Lãnh đạo Sở Y tế đã ứng trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm nay là hơn 132 nghìn tỉ đồng.

Ngày 6/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện, tăng 31 ca so với tuần trước đó.

Để phòng dịch sởi, không để căn bênh này lan rộng tại Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ vắc xin sởi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, số ca mắc bệnh truyền nhiễm có thể gia tăng thời gian tới khi vào năm học mới, các trường mầm non và tiểu học có đông trẻ đi học trở lại.

Nếu như trước kia, người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm hay ví tiền, thì nay tất cả đều đã được tích hợp trong điện thoại thông minh.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thông báo đã phát hành gói thầu khẩn cấp để mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bùng phát dịch bệnh gần đây.

Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện vì bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống, bệnh sởi.

Trong ba tháng qua, TP.HCM ghi nhận 432 ca mắc sởi ở 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, trong đó bệnh nhân đến từ các tỉnh khác chiếm tới hơn 55%.

Sau khi công bố dịch, ngành y tế TP. HCM đã tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Hôm qua, 28/8, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2.

Chiều qua, 27/8, TP.HCM lần đầu tiên công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên của cả nước trong nhiều năm qua công bố dịch này.

Sáng nay 27/8, Sở Y tế Hà Nội đã công bố Quyết định số 4072 ngày 7/8/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức lại Bệnh viện Mắt Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông thuộc Sở Y tế.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, lần đầu tiên thực hiện lấy tạng và cùng một lúc ghép thận cho hai bệnh nhân. Cả hai đang hồi phục tích cực.

Chiều nay, 26/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến 23/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 28 quận, huyện, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam, số ca mắc tim mạch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19.

Thái Lan đã tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus bệnh đậu mùa khỉ sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên mắc chủng virus 1b có khả năng lây truyền cao.

Bộ Y tế vừa ra Chỉ thị số 06 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nigeria đã ghi nhận 39 trường hợp mắc bệnh trong năm nay, hiện nước này đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.