Cafe rang củi thấm đượm mùi khói
Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...
Có nhiều cách khác nhau để cảm nhận về Hà Nội. Có thể là ngắm Hồ Gươm rộn rã tiếng cười nói buổi sớm, có thể dành thời gian lòng vòng trên phố cổ, có thể nhâm nhi một tách cafe trong quán nhỏ và cảm nhận hương vị Hà Thành, tận hưởng nhịp sống chậm rãi ngay trong cái ồn ào, tấp nập của phố phường.
Nhân nói đến cafe, ở Hà Nội bây giờ không chỉ trong các hàng quán sang trọng hay bình dân mà cafe còn có cả ở những quầy di dộng nho nhỏ trên phố, phục vụ mỗi buổi sáng, trưa cho những người bận rộn mang đi.
Tuy có mặt ở khắp các ngõ phố, nhưng với những người Hà Nội sành về cafe thì hương vị thức uống này chẳng vì thế mà giống nhau.
Cafe Thái - quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội - nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói. Nguyễn Đức Hiếu là người thuộc thế hệ thứ tư tiếp nối nghề rang xay và pha chế cafe của Cafe Thái phố Triệu Việt Vương.
Khởi đầu của “Cafe Thái” không phải là địa chỉ quen thuộc trên phố Triệu Việt Vương như hiện tại mà là từ đôi quang gánh bán cà phê rong trên khắp các đường phố Hà Nội xưa của cụ Nguyễn Văn Đến, quê gốc ở Hưng Yên, người đầu tiên trong gia đình gắn bó với cafe.
Đến Cafe Thái, không ai là không chú ý đến những dòng chữ "Đến Hà Nội, làm cốc nâu", "Đây là Hà Nội, đi đâu mà vội" hay "Hà Nội ở đây rồi"... thân thương và đầy hoài niệm.
Gây thương nhớ là mỗi buổi sớm được nhâm nhi cốc cà phê đượm mùi khói bếp.
"Cái hương vị của của cafe rang củi có những đặc trưng riêng, bởi vì rang củi sẽ có hương vị khói nó đầm nó nồng nàn, đậm đà lưu trong hạt cafe, thúc đẩy hương vị thú vị vẫn còn nằm ở bên trong", anh Hiếu chia sẻ.
Một không gian đơn giản, gần gũi và những câu chuyện dung dị đời thường là điều đã thu hút những tâm hồn yêu Hà Nội. Thêm một cốc cafe đậm vị, thoang thoảng mùi khói được rang thủ công trong chiếc lồng sắt cũ kỹ truyền từ đời này sang đời khác, càng khiến tình yêu đó nồng đượm hơn.
Mọi công đoạn để cho ra cốc cafe rang củi đều được làm thủ công 100%. Từ quay trên bếp rang, đổ ra thúng tre đến làm nguội bằng tay.
Không giống như rang cafe bằng các loại bếp công nghiệp, rang cafe bằng bếp củi phải có kinh nghiệm điều tiết ngọn lửa để biết lúc nào cần tăng hay giảm nhiệt. Đặc biệt, còn phải phụ thuộc vào các giác quan như nhìn màu sắc, ngửi được mùi và nghe tiếng nổ của hạt cafe.
Từng trải qua khá nhiều nghề, khi quyết định quay về gắn bó với quán cafe của cha ông để lại, anh Hiếu thấy có trách nhiệm không chỉ với cha ông mà còn trong việc gìn giữ một nét văn hóa Hà Nội nơi góc phố.
"Bây giờ ở Hà Nội thì rất ít rồi, chắc là chỉ có mỗi ở nhà mình là rang số lượng nhiều. Việc mà mình giữ nghề này gần như là một cái di sản", anh Hiếu bảo.
Trong khi Hà Nội không thiếu các quán cafe hiện đại với những loại cafe hợp thị hiếu của người trẻ bây giờ, thì với anh Đức Hiếu, sự gắn kết khăng khít giữa các thế hệ trong gia đình có lẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại bền bỉ của cafe rang củi.
Theo tiến sĩ Vũ Thế Long: “Trước đây, cafe thường chỉ là đồ uống của dân thành thị, nông dân hầu như ít uống cafe. Ở Hà Nội, xưa kia cafe là đồ uống của những gia đình trung lưu, trí thức. Dân lao động không mấy người uống cafe.
Trong thời kỳ những năm cuối của thập kỷ 1950 và suốt những năm chiến tranh chống Mỹ, cà phê đã trở thành một thứ uống rất phổ biến của hầu hết các cửa hàng giải khát quốc doanh ở Hà Nội.
Trong những năm 1960, vào các cửa hàng giải khát ở Hà Nội, người ta có thể gọi một phin cafe ngồi nhâm nhi suốt buổi. Cafe được cho vào chiếc phin nhôm đặt trên một chén sứ. Chiếc chén này lại được ngâm trong chiếc bát sứ ăn cơm chứa nước nóng. Khách hàng ngồi đọc báo hoặc tán chuyện quanh bàn và kiên nhẫn đón từng giọt cà phê tí tách rơi xuống chén từ đáy chiếc phin nhôm trong mùi hương thơm dễ chịu tỏa ra từ những chiếc phin nóng hổi...”.
Có lẽ cũng vì thói quen này mà có những vị khách hơn 50 năm qua vẫn đều đặn đến với Cafe Thái để tận hưởng hương vị mộc mạc, độc đáo của những cốc cafe rang mộc pha phin. Đây là niềm tự hào và cũng là động lực để một người trẻ như anh Nguyễn Đức Hiếu tiếp tục gìn giữ một phần di sản nho nhỏ của Hà Nội như anh vẫn tâm niệm.
Với cách rang bằng bếp củi truyền thống, gần trăm năm nay, quán nhỏ nằm trên góc phố Triệu Việt Vương đã trở thành chốn quen thuộc của không ít người Hà Nội, đến để thưởng thức cốc cafe vương khói bếp, đến để nhớ về một Hà Nội ăm ắp ký ức...
Nguyệt Quế
Từ khóa:
Ý KIẾN
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
Tháng Mười về, mùa đông rồi cũng sẽ về, sự thay đổi tưởng như chỉ là quy luật ấy lại cho ta những khoảnh khắc xao lòng và lưu luyến với thu, khi mà đâu đó hương hoa sữa dịu dàng miên man trong gió, khi mà ngoài kia những con phố nhỏ thoáng bóng dáng ai đang nâng niu hít hà hương cốm hoặc trầm tư bên ly cà phê trong sương mai.
Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?
Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.
Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.
Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.
Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.
Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.
Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...
Hoa sữa, với thời thiếu nữ của tôi và bạn bè cùng trang lứa, nó chỉ là hình ảnh tưởng tượng ở trong nhạc và thơ. Đó là loài hoa giăng giăng cả miền tưởng tượng.
Có một cô gái dẫu chưa một lần đặt chân đến nhưng luôn đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Nghe có phần vô lý nhưng cảm xúc là một điều gì đó lạ lắm, không thể nào giải thích bằng lý trí.
Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.
Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.
Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.
Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.
Tôi được sinh ra trong một chiều mùa đông Hà Nội, thuộc thế hệ con cái cán bộ người miền Nam tập kết năm 1954. Theo ba má về quê hương nội ngoại ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975, tôi vẫn luôn dành một góc trái tim mình cho ký ức tuổi thơ Hà Nội.
Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhớ về phố cổ với những mái ngói xô nghiêng, mang đậm dấu tích thời gian. Phố cổ được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây.
Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, không phải nơi tôi lớn lên, cũng không phải nơi tôi lập thân, gắn bó cuộc đời. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi rằng, có yêu Hà Nội không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu.
Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.
Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...
Cái lạnh, cái rét, cái nóng và mưa lũ đó có lẽ tôi chẳng bao giờ quên được. Nó khó quên, vì nó cứa vào da thịt mình, nó táp vào mặt mình, tê tái. Nó cũng chính là những mốc thời gian trong cuộc đời để người ta nhớ về. Nhớ về một thời gác trọ ở Thủ đô.
Hạ về, cũng là lúc những búp sen rũ bùn đứng dậy khoe sắc thắm, tỏa hương thanh khiết. Trên khắp đất nước mình ở đâu cũng có sen. Nhưng là người Hà Nội, tôi luôn yêu và tự hào về sen Hồ Tây.
Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...
Đó là con phố được coi là đẹp nhất Thủ đô. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư.
Ngày nay, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “con phố không ngủ của Hà Nội”. Phố đã gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội và níu chân du khách mỗi khi họ có dịp ghé qua khu phố cổ.
Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.
Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.
Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.
Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...
Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?
Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.
Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.
Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.
Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.
Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.
Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.
Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...
Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.
Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.
0