Cải cách tiền lương - không để phụ cấp vượt lương | Hà Nội tin mỗi chiều
Cải cách tiền lương - không để phụ cấp vượt lương; Tạo thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận nhà ở... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.
Cải cách tiền lương - không để phụ cấp vượt lương
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu) và nhiều loại phụ cấp khác. Như vậy, sẽ không còn câu chuyện phụ cấp vượt cả lương.
Trước đây, lương thấp nhưng phụ cấp cao, có khi phụ cấp chiếm đến 70-80% thu nhập. Bởi, khi lương thấp thì thường tăng thêm các loại phụ cấp, nên phụ cấp có khi còn cao hơn cả lương. Ví dụ, cán bộ công chức khi được giao việc xây dựng văn bản pháp luật chẳng hạn, thì được chi thù lao, tiền bồi dưỡng, hội họp, hội thảo… Nhưng nhiệm vụ này thực chất là nhiệm vụ của công chức, đã được chi trả trong tiền lương.
Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 đã xác định rất rõ về cơ cấu tiền lương mới. Theo đó, lương sẽ được tính theo vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ được giao, khắc phục được những điểm lạc hậu, hạn chế, bất hợp lý của cách tính lương hiện hành. Cơ cấu tiền lương mới sẽ bao gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Bổ sung tiền thưởng vào lương. Quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Do đó, cách tính lương mới sẽ có sự công bằng, hợp lý hơn khi cùng một vị trí việc làm sẽ được hưởng mức lương như nhau. Các bộ phận làm công việc phục vụ lái xe, nhân viên phụ trách điện nước, lao công, tạp vụ...sẽ được tách khỏi thang bảng lương của hệ thống công chức, viên chức. Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, theo tinh thần Nghị quyết 27, xác định tiền lương là thu nhập chính, giá trị của sức lao động được đo bằng tiền lương.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%, là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương. Với chính sách cải cách tiền lương lần này, kỳ vọng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được hưởng lương trong khu vực công sẽ hài lòng.
Tuy nhiên, muốn đảm bảo chính sách cải cách tiền lương một cách công bằng, minh bạch trong khu vực công thì cần phải phân tích các nhóm đối tượng; cần tính toán khu vực vùng sâu, vùng xa… Cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước một cách hài hòa nhằm tạo động lực để các địa phương có đủ sức tự cân bằng ngân sách, thu đủ chi, giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước. Đồng thời, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và giám sát để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó có những chỉ đạo quan trọng liên quan đến cải cách tiền lương. Nghị quyết nêu rõ, hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính Nhà nước trước ngày 31/3/2024; đồng thời xác định rõ trách nhiệm từng bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu để làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận nhà ở
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, giai đoạn từ năm 2021 - 2023, cả nước có gần 500 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô trên 400 nghìn căn. Tuy nhiên, một số địa phương trọng điểm dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế so với mục tiêu của đề án đến năm 2025. Cụ thể, Hà Nội 3 dự án, 1.700 căn, đáp ứng 9%; TP Hồ Chí Minh có 7 dự án, gần 5.000 căn đáp ứng 19%; Đà Nẵng 5 dự án, gần 3.000 căn đáp ứng 43%...Như vậy, tỷ lệ đáp ứng tại các địa phương vẫn rất thấp. Đặc biệt với Hà Nội, mới chỉ 9%.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề vướng mắc, trong đó có thủ tục, tính pháp lý của địa điểm phát triển nhà ở xã hội và nguồn vốn. Bên cạnh đó là việc thiếu quỹ đất, nguồn vốn tín dụng từ ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, thủ tục xây dựng còn chưa đồng bộ và thời gian thực hiện kéo dài. Ngoài ra, một số địa phương đang xuất hiện tình trạng nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng các cấp chính quyền cũng chưa quan tâm, tạo điều kiện trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án để triển khai xây dựng. Một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công nhưng các doanh nghiệp không triển khai thi công hoặc thi công chậm tiến độ... Vẫn có tình trạng nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội chưa đảm bảo tiêu chí, điều kiện được vay theo pháp luật về tín dụng; một số địa phương cũng chưa công bố danh mục nhà ở xã hội đủ điều kiện vay.
Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho hay, nhà ở xã hội chủ yếu là vốn tư nhân, tư nhân làm chứ không phải nhà nước làm, do đó Nhà nước không chủ động được kết quả hoàn thành. Từ lúc khởi công cho đến lúc bàn giao, đưa vào sử dụng với chung cư khoảng 15 tầng trở xuống thì cũng phải mất 18-24 tháng để thực hiện. Hiện tại không có dự án nào ở giai đoạn hoàn thành. Tại các địa phương hiện có rất ít dự án đang giai đoạn thi công hoàn thành.
Hơn nữa, vấn đề tiếp cận nguồn vay để mua nhà ở của khách hàng rất đáng lưu tâm. Những đối tượng vay vốn để mua nhà ở xã hội là những đối tượng nghèo, không có tài sản thế chấp và các quy định pháp luật chưa thực sự cởi mở, nếu cởi mở như luật vừa thông qua thì phải chờ đợi. Liệu ngân hàng có đồng ý sẽ đồng hành với các bộ ngành trong việc mở rộng đối tượng để thông thoáng hơn, dễ dàng hơn, hỗ trợ nhiều hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn hay không thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nếu cho vay để xây dựng và phát triển nhà ở xã hội nhưng đầu ra lại không đảm bảo cho các dự án này thì chủ đầu tư sẽ e ngại bởi việc tiêu thụ “sản phẩm” sẽ chậm trễ và lâu thu hồi vốn. Đây là một cản trở lớn.

Trước thực tế trên, đại diện Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Mục tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 không phải dễ thực hiện nếu không có sự quyết tâm, quyết liệt và sự phối hợp đồng bộ, đặc biệt là sự phối hợp giữa bộ Xây dựng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại.
Nhà ở xã hội, câu chuyện không mới và vẫn mãi là mối quan tâm không chỉ với công nhân xa quê mà còn với không ít công chức làm công ăn lương. Đó vẫn là khát khao về một chốn "an cư lạc nghiệp". Làm sao để khát khao ấy không mãi chỉ là ước mơ xa tầm với của bao người? Nó phụ thuộc vào các cơ quan chức năng cùng với một trách nhiệm với cộng đồng với xã hội ngay từ lúc này./.
TIN LIÊN QUAN
An cư lạc nghiệp… còn xa vời? | Hà Nội tin mỗi chiều
Chung cư cũ – Tư duy mới | Hà Nội tin mỗi chiều
Giảm lãi suất – tăng kỳ vọng | Hà Nội tin mỗi chiều
Nỗi lo lương tăng đồng mốt, giá tăng đồng hai | Hà Nội tin mỗi chiều
Hàng triệu công chức, viên chức sẽ được tăng lương thêm 30% | Hà Nội tin mỗi chiều
Ý KIẾN
Ở khá nhiều khu dân cư tại Hà Nội, từ khi lắp đặt camera giám sát, thói quen đổ rác của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, người dân dần có ý thức hơn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.
Mua nhà ở Hà Nội - một giấc mơ không dễ dàng với nhiều người. Giá bất động sản không ngừng leo thang, trong khi thu nhập của người lao độn không theo kịp đà tăng giá ấy. Vậy, đâu là lời giải cho bài toán an cư bền vững?
Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến những con phố cổ trầm mặc, những hàng cây xanh rợp bóng, mà còn nhớ đến những không gian công cộng mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử, trong số đó có vườn hoa Lý Thái Tổ. Vậy dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa này có điều gì đặc biệt?
Hồ Gươm - biểu tượng văn hóa và lịch sử của Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với dự án mở rộng không gian công cộng.
Hà Nội đang xem xét áp dụng cơ chế bốc thăm khi mua xe xăng mới nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí và thúc đẩy giao thông xanh. Liệu giải pháp này có khả thi và phù hợp với thực tế của Hà Nội hay không?
Nhắc đến Hà Nội, nhiều người nghĩ ngay đến một thành phố sầm uất, sôi động nhưng cũng đầy áp lực. Tắc đường vào mỗi sáng sớm, giá nhà đắt đỏ, hạ tầng quá tải, không gian công cộng ngày càng thu hẹp. Đó là những vấn đề mà người dân Thủ đô phải đối mặt mỗi ngày.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tuyến giao thông trọng điểm kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận, đã chính thức chốt mốc hoàn thành.
Mạng xã hội ngày 17/3 xôn xao câu chuyện Hà Nội dự kiến dùng 18 tỷ đồng để phá dỡ tòa Hàm Cá Mập, khiến người dân lập tức có những phản ứng khác nhau. Nhưng thực tế, thông tin này có chính xác không?
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo khẩn, yêu cầu kiểm tra, xử lý ngay tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội gây ra tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Thuốc lá thế hệ mới gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã chính thức bị cấm tại Việt Nam theo Nghị quyết 173/2024/QH15. Thế nhưng, lệnh cấm đã có, chế tài xử lý thì chưa. Tình trạng mua bán, sử dụng các sản phẩm này vẫn diễn ra công khai. Câu hỏi đặt ra là: Bao giờ mới có khung xử phạt đủ mạnh để chặn đứng nguy cơ này?
Mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng là cao hay thấp? Thực ra, câu trả lời có thể khác nhau, tùy vào hoàn cảnh sống, nơi chúng ta ở và những chi phí phải chi trả mỗi tháng. Nhưng với hệ thống chính sách hiện nay, con số 15 triệu đồng/tháng lại đặt nhiều người vào tình thế đầy nghịch lý.
Sân khấu nổi trên hồ Hoàng Cầu đã dần thành hình sau gần một năm thi công, với thiết kế mở, sức chứa khoảng 1.000 chỗ, lan can kính tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên và lối đi dạo ven hồ được mở rộng.
Dưới lớp sóng lăn tăn phản chiếu ánh hoàng hôn, Hồ Tây đang gánh trên mình một sức nặng vô hình: nước thải từ các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Đẹp nhưng chưa chắc đã sạch.
Khi việc nhập cảnh dễ dàng hơn, Hà Nội và Việt Nam sẽ càng có cơ hội đón làn sóng du khách quốc tế, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế và ngành du lịch. Nhưng cơ hội này có dễ dàng nắm bắt hay không? Cần làm gì để biến chính sách miễn thị thực thành lợi thế thực sự?
UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho quận Ba Đình nghiên cứu phương án nâng chiều cao tối đa lên 40 tầng đối với khu chung cư cũ Thành Công khi tái thiết. Quyết định này ngay sau đó được nhiều người Hà Nội quan tâm và tán thành.
Thời gian qua, nhiều người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ được người dùng xem như "chứng nhận sống" cho sản phẩm. Nhưng liệu danh tiếng của họ có đủ để đảm bảo sự thật?
Việc ngồi ngay sát đường ray để tận hưởng cảm giác "sát tàu" dù thú vị nhưng không khác gì một cuộc đua với tử thần. Vì thế, Hà Nội đã có động thái mạnh mẽ: không tổ chức các tour đưa khách đến trải nghiệm cà phê đường tàu. Đây là quyết định cần thiết giữa muôn vàn ý kiến của cộng đồng mạng bày tỏ đôi chút tiếc nuối.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 chỉ được bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ. Tới tận năm 1977, Liên hợp quốc chính thức hóa ngày này là Ngày Quốc tế phụ nữ.
Hà Nội thêm một lần nữa mang đến tín hiệu tích cực cho những người lao động, người thu nhập thấp với thông tin về các khu nhà ở xã hội tập trung sẽ được triển khai tại Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì vào những ngày đầu tháng 3/2025.
Giữa lòng Hà Nội có một công trình kiến trúc từng gây tranh cãi suốt hơn ba thập kỷ, đó là tòa nhà "Hàm cá mập" tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. UBND thành phố Hà Nội đã tán thành phương án phá bỏ tòa nhà này để cải tạo không gian công cộng, tạo điểm nhấn văn hóa và thu hút du lịch.
Cùng với sự phát triển của công nghệ số, thị trường tiền ảo ngày càng sôi động, mở ra nhiều cơ hội đầu tư. Thế nhưng, những rủi ro từ các giao dịch thiếu minh bạch cũng ngày một gia tăng.
Hà Nội đón hơn 4,6 triệu lượt du khách ghé thăm, chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy du lịch Thủ đô đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và ấn tượng. Thế nhưng, tình trạng thiếu và xuống cấp của hệ thống nhà vệ sinh công cộng lại gây băn khoăn cho người dân và du khách.
Thủ đô Hà Nội đã khai trương các ứng dụng chuyển đổi số dùng chung cho ba cấp: khối Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vào ngày 3/3, tạo bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, minh bạch và phục vụ tốt hơn cho người dân.
Đề xuất cho thuê vỉa hè, lòng đường tại 273 tuyến phố của thành phố Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.
Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước từ năm học 2025 - 2026. Quyết sách quan trọng này ngay sau khi được thông qua, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân.
Hàng chục trang sao kê đã được một TikToker nổi tiếng công khai, hàng chục tin nhắn đã được đăng tải, nhưng công chúng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Họ chỉ rút ra được một sự thật: hoá ra, lòng tốt và niềm tin cũng cần sao kê.
Thông tin Hà Nội chốt thời gian xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo đã thắp lên nhiều hy vọng về một diện mạo mới cho những vùng ven sông Hồng. Hai cây cầu này không chỉ giải quyết bài toán giao thông mà còn mở ra cơ hội phát triển đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội cho Hà Nội.
Cuối tháng 8/2024, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, hai ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện từ người cho chết não là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong kỹ thuật ghép tạng của ngành y tế Hà Nội.
Khi nhắc đến du lịch Hà Nội, nhiều người nghĩ ngay đến những di tích lịch sử, phố cổ hay các khu ẩm thực truyền thống. Thế nhưng, Hà Nội còn có một vẻ đẹp khác, dịu dàng và rực rỡ không kém. Đó là những điểm du lịch hoa – nơi hội tụ của màu sắc, hương thơm và những trải nghiệm gắn liền với thiên nhiên.
Rác thải bừa bãi luôn là vấn đề nhức nhối. Giờ đây, một biện pháp mạnh đang được triển khai, thu hút sự quan tâm của dư luận: Hà Nội sẽ lắp camera phạt nguội những người đổ rác sai quy định. Liệu biện pháp này có đủ sức tạo ra thay đổi?
Ngay trong năm 2025, tuyến đường sắt đô thị số 5, nối từ Văn Cao đến Hòa Lạc, sẽ chính thức khởi công.
Trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, số ca cấp cứu và tử vong do tai nạn giao thông đã giảm đáng kể. So với Tết 2024, số ca cấp cứu giảm 11%, số ca tử vong giảm gần 29%.
Một thành phố học tập toàn cầu sẽ trông như thế nào? Có thể, đó là nơi mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi, đều có cơ hội tiếp cận tri thức; là nơi ngoại ngữ trở thành cây cầu kết nối chúng ta với thế giới.
Gần đây, quyết định dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp đã thu hút sự chú ý của dư luận. Chính sách này không chỉ nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước mà còn hướng tới điều tiết hành vi tiêu dùng, thúc đẩy sử dụng hàng nội địa.
Dư luận đang không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ trước vụ việc cô gái 17 tuổi bị đánh hội đồng dã man tại hồ điều hòa phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nhìn lại vụ việc, có lẽ ai trong chúng ta cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao bạo lực lại xảy ra một cách dễ dàng đến vậy? Và làm thế nào để ngăn chặn những hành vi liều lĩnh, manh động trong đời sống?
Sông Hồng vừa được lựa chọn làm biểu tượng phát triển của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2045, tầm nhìn 2065. Con sông Mẹ cũng sẽ trở thành trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô, trục kinh tế thương mại, du lịch văn hóa; trục trung tâm nằm giữa đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần nhanh chóng triển khai định danh người bán để quản lý tốt hoạt động mua bán online đang phát triển rất nhanh, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Một ngân hàng vừa ra mắt gói vay "Ngôi nhà đầu tiên" dành cho người dưới 35 tuổi, lãi suất từ 5,5% được cố định trong 5 năm, thời gian vay lên đến 30 năm. Người vay có thể linh hoạt trả nợ với số tiền nhỏ trong những năm đầu và tăng dần theo thu nhập trong tương lai.
Trong thế giới số, việc ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả vào quản lý và tổ chức lễ hội đã mang lại những trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị.
Từ mạng xã hội cho tới các cửa hàng sang trọng hay ở một góc phố nhỏ, hoa hồng, socola được bày bán khắp nơi vì hôm nay là ngày Valentine. Câu chuyện hôm nay là về tình yêu nhưng sẽ ở một khía cạnh khác.
Ngày 14/2/2025, Thông tư số 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm, sẽ có hiệu lực.
Mạng xã hội Việt Nam hiện đang lan truyền đoạn phim ghi lại hình ảnh đối tượng Tống Anh Tuấn – người tài xế lái ô tô thể hiện bản lĩnh của mình bằng những “cú đấm”.
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở Giao thông Vận tải về phương án thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố khu vực phố cổ và hồ Gươm trong giờ cao điểm.
Hình ảnh người dân Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên cả nước xếp hàng, chờ tiêm chủng phòng cúm đang được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn mạng. Đa số bình luận bày tỏ sự lo lắng vì sự nguy hiểm của cúm mùa. Nhất là khi nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn Thủ đô ghi nhận các ca mắc cúm A khá nặng, có người phải sử dụng ECMO.
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những mối đe doạ sinh thái nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt. Việc nỗ lực hồi sinh các dòng sông chết cho tới những biện pháp quyết liệt để "tắt chế độ báo động đỏ" về tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng được Hà Nội của chúng ta ưu tiên hàng đầu.
Nói đến lễ hội thời gian gần đây, nhiều người hay nghĩ đến hai từ "lãng phí". Thậm chí có ý kiến đề xuất "cắt" bớt một số lễ hội truyền thống.
0