Cái giá cho những kẻ thao túng, 'phá' đấu giá đất

Sau loạt bài của Đài Hà Nội về những biểu hiện bất thường trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, chiều tối ngày 03/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định tạm giữ đối với 5 đối tượng về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cố tình “phá” đấu giá đất khi không đạt mục đích

Theo chứng cứ thu thập được của cơ quan điều tra, tháng 11 năm 2024, Phạm Ngọc Tuấn (sinh năm 1991, HKTT: thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) biết được thông tin về cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn (thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, do UBND huyện Sóc Sơn tổ chức) nên đã nhờ Ngô Văn Dương (sinh năm 1994, HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh) mua hồ sơ đấu giá do Công ty Thanh Xuân (địa chỉ: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) - đơn vị phối hợp tổ chức cuộc đấu giá phát hành.

Để chắc chắn trúng đấu giá được các lô đất như ý, Phạm Ngọc Tuấn thỏa thuận, bàn bạc với Nguyễn Thị Quỳnh Liên (sinh năm 1981, HKTT: xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh), Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1992, HKTT: Khu Lãm Làng, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Thế Trung (sinh năm 1994; HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh), Nguyễn Thế Quân (sinh năm 1994; HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh) và Ngô Văn Dương (sinh năm 1994, HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh) về việc cùng tham gia đấu giá và bàn bạc thống nhất sẽ thực hiện việc nâng giá tại buổi đấu giá.

Các đối tượng bị tạm giữ tại cơ quan công an.

Cụ thể, Tuấn đã đưa ra bảng giá tham khảo đối với từng lô đất do Tuấn tính toán, chuẩn bị từ trước. Theo bảng tính này, các lô đất có giá trị dao động khoảng từ 20 triệu đồng đến 32 triệu đồng/m², ước tính từ 1,7 tỷ đồng - 3,9 tỷ đồng/lô đất. Các đối tượng xác định đây là giá cao nhất có thể mua của từng lô đất nên nếu ở vòng thứ 4, người trả giá cao nhất vẫn ở dưới mức giá Tuấn đã ghi trong bảng tính thì nhóm Dương, Liên, Thành, Quân và Trung sẽ tham gia tiếp vòng thứ 5 và vòng thứ 6, nhưng không trả giá vượt quá mức giá do Tuấn đã thẩm định.

Nếu vòng thứ 4 có người trả giá vượt mức giá tối đa do Tuấn đưa ra thì các đối tượng sẽ đưa ra một mức giá cao bất thường tại vòng thứ 5, nhưng bỏ đấu giá tại vòng cuối cùng (vòng thứ 6). Vì vậy, việc đấu giá sẽ buộc phải dừng để tổ chức đấu giá lại vào lần sau, do không đấu giá đủ 6 vòng theo quy chế. Khi đó các đối tượng sẽ không mất tiền đặt cọc và sẽ có cơ hội tiếp tục tham gia đấu giá để mua được lô đất như mong muốn.

Để thực hiện ý đồ, các đối tượng đã chuyển khoản tiền cho Dương và Tuấn. Sau đó, Tuấn chuyển khoản tổng số tiền 3,616 tỷ đồng cho Công ty Thanh Xuân để đặt cọc đấu giá mua đất. Thực tế tại phiên đấu giá ngày 29/11/2024, ban đầu các đối tượng đấu giá theo trình tự giá đạt mức có thể mua được. Nhưng khi phát hiện giá đấu của 36/58 lô đất vượt mức tối đa mà các đối tượng đã bàn bạc từ trước; tại vòng đấu giá thứ 5 các đối tượng đã đưa ra mức giá rất cao, vượt xa giá khởi điểm. Thậm chí Phạm Ngọc Tuấn còn đưa ra mức giá trên 30 tỷ/m² (cao gấp khoảng 12.000 lần mức giá khởi điểm) dẫn đến việc 36 lô đất đấu giá không thành công.

Nhóm đối tượng đồng loạt không trả giá.

Trước các dấu hiệu bất thường của cuộc đấu giá, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra xác minh, làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đối tượng. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường rà soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng chính sách pháp luật để hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng trên địa bàn thành phố. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đang củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định.

Lũng đoạn đấu giá đất khi trả giá cao, tạo sốt ảo 

Cách đây gần một năm, ngày 30/12/2023, tại cuộc đấu giá 46 thửa đất tại thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh cũng gây xôn xao dư luận khi ghi nhận một trường hợp khách hàng trả tiền tỷ cho 1 m² đất. Đó là ông Nguyễn Thanh Tùng đã trả 4,28 tỷ đồng/1 m², cao hơn 142 lần giá khởi điểm cho thửa đất có diện tích 102 m².

Ngay sau buổi đấu giá, người này đã trao đổi lại với đơn vị tổ chức về việc "ghi nhầm mức giá do lần đầu tham dự, tâm lý căng thẳng”. Ông Tùng cũng xin cơ quan chức năng cho nhận lại tiền cọc hơn 600 triệu đồng và được chấp thuận. Thời điểm đó, giá khởi điểm được áp ở mức khá cao từ 23,2 triệu đồng/m² đến 31,9 triệu đồng/m². Các phiên đấu giá cũng không nóng như những tháng gần đây.

Bắt đầu từ thời điểm ngày 10/8/2024, phiên đấu giá 68 thửa đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai với nhiều kỷ lục được thiết lập.

Đằng sau việc bỏ cọc đấu giá đất là những chiêu trò thao túng có thông đồng liên kết của những đối tượng lũng đoạn nhằm trục lợi.

1.500 người tham dự với 4.200 hồ sơ. Giá trúng cao nhất được đẩy lên mức 103,3 triệu đồng/1 m². Nhiều thửa đất cũng thiết lập mức giá từ 70 đến gần 100 triệu đồng. Rà soát cho thấy, chỉ có hai người dân ở huyện Thanh Oai trúng đấu giá, còn lại đến từ nhiều địa bàn khác của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đáng nói là đến hạn nộp tiền, có đến 55 trường hợp đã bỏ cọc (Chiếm 80% số lượng người trúng đấu giá).

Tiếp đến ngày 19/8, cuộc đấu giá 19 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng gây sốc dư luận khi đấu xuyên đêm với dòng dã 18 tiếng. Hơn chục thửa đất đã trúng với mức trên 100 triệu đồng/1 m², trong đó lô cao nhất là 133,3 triệu/ 1 m². Liên tục các huyện ngoại thành đấu giá đều ghi nhận mức cao phi lý.

Cuộc đấu giá 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ được tổ chức vào ngày 16/9, thửa đất cao nhất được trả lên tới 75 triệu đồng/m². Phiên đấu giá đất ngày 19/10/2024 tại quận Hà Đông kết thúc sau 15 giờ đồng hồ với lô đất trúng cao nhất lên tới 262 triệu đồng/m². Ngày 16/11/2024, 20 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai được đấu giá thành công với mức cao nhất là 94,7 triệu đồng/m².  Điều phi lý là hầu hết các thửa đất dù được trả giá rất cao đều được rao bán chênh cả trăm triệu đồng. Đất nền xung quanh khu vực đấu giá cũng được kích nóng, tăng phi mã tiệm cận với mức đấu giá.

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi đấu giá đất

Với hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015, 5 đối tượng “phá” đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn có thể đối mặt với án tù từ 01 năm đến 05 năm. Đây là hình phạt nghiêm khắc dành cho hành vi coi thường pháp luật, cũng là bài học cảnh tỉnh cho những người đang lợi dụng đấu giá đất để trục lợi.

Cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng hiệu quả lại chưa được như mong muốn, thậm chí còn phức tạp hơn. Từ trả giá cao rồi bỏ cọc nay còn ngang nhiên “phá” đấu giá đất.

Quan sát những cuộc đấu giá bất thường thời gian qua, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: “Giá nhà, đất nhảy múa. Tôi dùng từ gọi là nhảy múa khiến cho xã hội bất an và người dân cũng bất an. Một số địa phương tổ chức đấu giá đất, như huyện Hoài Đức giá 133 triệu/m², huyện Thanh Oai hơn 100 triệu/m², khủng khiếp quá. Việc trả đất đấu giá cao dẫn đến kích sóng đất nền khu vực thiết lập một mặt bằng giá mới. Điều này làm cho chúng ta bất an và gây hệ lụy tiêu cực của xã hội. Câu chuyện này chúng ta không vội vàng khẳng định là có đầu cơ thổi giá hay không, nhưng chắc chắn là có dấu hiệu về câu chuyện như vậy. Cho nên rất cần các cơ quan công luận, các nhà làm hoạch định chính sách cũng như các cái cơ quan thực thi pháp luật, chính quyền địa phương phải can thiệp.”

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” được Đài Hà Nội chủ trì tổ chức ngày 16/11, Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm - Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Hà Nội cũng nhấn mạnh: "Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể chấp nhận trở thành con tin của những kẻ lũng đoạn và thổi giá. Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể coi hành vi thổi giá, lũng đoạn thị trường là hoạt động kinh tế mà có thể nhìn nhận đó là tội phạm kinh tế”.

Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm coi hành vi thao túng thị trường bất động sản sẽ coi là tội phạm kinh tế, tương tự như hành vi lũng đoạn trong thị trường chứng khoán. Bởi chúng ta thấy mức độ tương đồng cũng như sự nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế, tới thị trường. Điều này sẽ giúp cho thị trường bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh, đảm bảo lợi ích của người dân.

Ông Lê Văn Long - Giám đốc tư vấn đầu tư - Công ty chứng khoán VPS cho biết.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Nguyên trưởng Khoa Tài chính quốc tế - Học viện Tài chính thì phân tích: “Trước hết chúng ta thấy rằng cái hành vi thao túng thị trường, làm giá, thổi giá bong bóng của bất cứ thị trường nào cũng đều là tội phạm kinh tế. Và đã có các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, cho đến xử lý hình sự. Vấn đề quan trọng là cái hành vi thao túng này rất tinh vi và phong phú đa dạng. Vấn đề là làm sao để có thể chứng minh được đó là hành vi thao túng, thổi giá, làm giá cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Và theo quan điểm của chúng tôi thì cần phải làm điểm, đối với một số trường hợp”.

Cơn sốt đất nền tại các huyện vùng ven diễn ra suốt nửa năm qua đã đẩy mặt bằng giá đất, giá nhà, giá chung cư ở Hà Nội lên một mức cao chưa từng có. Ở Hà Nội những tháng cuối năm 2024, nguồn cung căn hộ, nhà liền kề cũng như đất nền đã tăng mạnh. Tổng nguồn cung đã bằng cả năm trước đó cộng lại. Nhưng giá nhà, đặc biệt là chung cư vẫn tiếp tục bị giữ ở mức cao.

Cơ quan chức năng đã chỉ ra tình trạng đầu cơ, trả giá cao rồi bỏ cọc trong các cuộc đấu giá để tạo mặt bằng giá áo nhằm trục lợi, thao túng thị trường, định hướng thị trường theo những mục tiêu không lành mạnh.

Nếu tình trạng này không được nhận diện, không được kiểm soát và có giải pháp thích hợp để dập tắt những cơn sốt ảo đẩy bất động sản thì hệ lụy đối với nền kinh tế, đối với sự phát triển kinh tế xã hội là khôn lường. Nhìn từ góc độ kinh tế nếu tiền chỉ được chôn vào bất động sản thì triệt tiêu đáng kể nguồn lực, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Ở nhiều địa phương, khi mặt bằng giá được đẩy lên cao một cách vô lý còn là lực cản phát triển khi phải đền bù thu hồi đất với giá cao ngất ngưởng để triển khai những công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ đây cũng làm nảy sinh nhiều bất ổn về tình hình an ninh trật tự khi xảy ra khiếu kiện về đền bù đất đai. Dưới góc độ xã hội, nếu không kiểm soát đươc tốc độ leo thang của giá bất động sản thì nỗi lo về một thế hệ không có khả năng mua nhà hay không có khả năng chỉ trả tiền thuê nhà rất có thể trở thành hiện thực.

User
Ý KIẾN

Theo Avison Young, thị trường căn hộ dịch vụ tại các thành phố lớn luôn duy trì trạng thái tích cực về giá thuê và khả năng hấp thụ.

Thời gian gần đây, trên thị trường bất động sản Hà Nội xuất hiện nhiều căn nhà nằm sâu trong ngõ nhưng được rao bán còn đắt hơn cả nhà mặt phố.

So sánh lương trung bình và giá nhà, có thể thấy, người trẻ Việt đang gặp khó khăn trong việc tự mua nhà, nhất là vào thời điểm hiện nay.

Trong 5 năm qua, tăng trưởng giá bất động sản của Việt Nam là gần 60%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia - đang ở mức trên dưới 50%, hay Nhật Bản - Singapore, hiện ở mức trên dưới 40%.

Dự kiến trong tháng 12, cơ quan chức năng tại Hà Nội sẽ hoàn thành thu hồi đất của 98 hộ dân để triển khai dự án quy mô 3,5ha, vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng.

Với sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử ở Việt Nam, việc cung cấp các địa điểm phù hợp cho các trung tâm phân phối, trung chuyển là điều cần thiết.

Trả giá 30 tỷ/m2 cho ba thửa đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đồng loạt không trả giá ở vòng đấu thứ 9 khiến toàn bộ 22 thửa đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, đấu giá không thành. Diễn biến bất thường trong các cuộc đấu giá được tổ chức gần đây khiến dư luận bức xúc.

Ngày 03/12/2024, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân, về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Được cơ quan chức năng nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý, hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM vào tháng cuối năm đã tăng tốc triển khai nhằm sớm tăng nguồn cung cho thị trường.

Công tác đấu giá đất vẫn đang được đẩy mạnh tại các huyện vùng ven Hà Nội. Tháng 12 này, 118 thửa đất tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Mỹ Đức, Mê Linh sẽ được đưa ra đấu giá.

Thành phố Hà Nội chuẩn bị khởi công một dự án nhà ở xã hội mới vào ngày 5/12 tới, do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và liên danh các nhà thầu làm chủ đầu tư tại ô đất NO1 ở khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Công an thành phố Hà Nội đã có cuộc làm việc với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn để điều tra, làm rõ những dấu hiệu bất thường tại cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, được tổ chức vào ngày 29/11 vừa qua.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, với hơn 10.270 căn hộ tại 8 dự án hoàn thành toàn bộ và 3 dự án hoàn thành một phần.

Thị trường bất động sản Việt Nam 2025 được dự báo tiếp tục đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt với người trẻ trong việc mua nhà. Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2024 diễn ra sáng 3/12, các chuyên gia nhấn mạnh, dù thời buổi nào, việc sở hữu nhà vẫn là bài toán khó với thế hệ trẻ.

Các lô đất lên sàn đấu sắp tới tại huyện Thanh Oai vẫn giữ nguyên mức khởi điểm so với các phiên trước. Còn tại huyện Mê Linh, Mỹ Đức có giá khởi điểm chỉ hơn 1,1-2,1 triệu đồng/m2. Mức này thấp hơn hẳn khởi điểm của các phiên đấu từng gây xôn xao với giá trúng cao nhất vượt 100 triệu đồng/m2 trước đó.

Theo Luật Nhà ở 2023 thì điều kiện thuê, mua nhà ở xã hội (NƠXH) đã được mở rộng. Theo đó đối tượng được mua nhà chỉ cần đáp ứng đủ hai điều kiện: về thu nhập và phải là công dân Việt Nam. Ngoài ra chủ đầu tư và ngân hàng hiện đang tiếp tục có nhiều gói ưu đãi cho người vay mua nhà ở từ loại hình này.

Theo quy định hiện hành, người trả giá 30 tỷ đồng/m² rồi bỏ ngang đã vi phạm hoạt động đấu giá tài sản, có thể bị xử phạt hành chính đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, hai cuộc đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn và Thanh Oai với những dấu hiệu bất thường khi cho thấy sự thông đồng, nâng giá tài sản rồi bỏ cuộc. Hành vi này cần được xem xét điều tra xử lý hình sự nhằm ngăn chặn không để tái diễn tình trạng thao túng, lũng đoạn để trục lợi đấu giá đất. Phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Văn Kiên - Đoàn luật sư TP. Hà Nội về vấn đề này.

Tại công điện mới đây về việc tăng cường thu ngân sách nhà nước với các khoản liên quan đất đai trong tháng cuối năm, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ rõ: “chống thất thu từ chuyển nhượng bất động sản hai giá”.

Liên quan đến những dấu hiệu bất thường xảy ra trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, Công an Thành phố Hà Nội đã làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện để làm rõ những vấn đề liên quan, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đáng chú ý trong đó có nội dung về lĩnh vực đất đai.

Danh tính người trả giá 30 tỷ/1m2 cho 3 thửa đất ở xã Quang Tiến đã được huyện Sóc Sơn đã được công khai. Hành vi trả giá cao rồi bỏ cuộc trong các cuộc đấu giá gần đây không chỉ khiến nhiều thửa đất đấu giá bất thành mà còn có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn để trục lợi trong hoạt động đấu giá đất. Việc xử lý hành vi này liệu có nên chỉ dừng lại ở phạt vi phạm hành chính?

Gần đây, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự tăng giá nhà đất một cách bất thường. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này đến từ các chiêu trò 'thổi giá' của những môi giới bất động sản. Với các thủ thuật tinh vi, một số nhóm môi giới không chỉ tạo nên cơn sốt đất ảo mà còn đánh lừa người mua về giá trị thực của tài sản.

Thông tin từ Báo Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Ngày 30/11, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tổ chức đấu giá 22 lô đất tại xã Đỗ Động. Các lô đất đấu giá có diện tích nhỏ nhất hơn 85 m² và lớn nhất hơn 135 m². Điều bất thường đã xảy ra tại phiên đấu giá này khi người tham gia đấu giá đồng loạt bỏ cuộc, khiến 22 lô đất đều không tìm được chủ.

Câu chuyện chậm cấp sổ đỏ so với thời gian quy định hay từ chối cấp diễn ra ở khá nhiều địa phương trong những năm qua. Theo Luật Đất đai mới thì thời gian và quy trình thực hiện cấp sổ đỏ đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, nếu người dân nhận thấy việc giải quyết cấp sổ đỏ của cơ quan chức năng bị chậm thì có thể xử lý theo những cách sau.

Chiều 30/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.

Phần lớn các dự án bất động sản tại Hà Nội hiện nay là nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp với giá được đẩy lên rất cao. Còn phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở xã hội thì thiếu hụt trầm trọng.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3996/UBND về việc “tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức Hội”. Trong đó, yêu cầu các tổ chức Hội trực thuộc thành phố, UBND quận, huyện, thị xã rà soát lại việc giao, quản lý, sử dụng và bố trí tài sản công tại các hội thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

22 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, được huyện Thanh Oai đưa ra đấu giá ngày 30/11 đều không tìm được chủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124 ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Trước những biểu hiện bất thường tại cuộc đấu giá 58 thửa đất ở xã Quang Tiến, sáng 30/11, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản yêu cầu công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ.

Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngành ngân hàng.

Tạo khan hiếm giả, sốt ảo, đầu cơ rồi bán với giá cao là những chiêu thức được nhiều môi giới sử dụng để 'thổi giá' nhà đất. Thời gian gần đây, những chiêu thức này ngày càng trở nên tinh vi với những thủ đoạn, chiêu trò đa dạng.

Giá bất động sản thời gian gần đây liên tục tăng "phi mã" khiến giấc mơ an cư của nhiều người ngày càng xa vời, vậy có nên áp dụng giá trần để kiểm soát tình trạng này?

Đấu giá đất để nhà nước thu ngân sách và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được đất ở. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đấu giá đất đang bị một số đối tượng lợi dụng để “thổi giá” nhằm thổi giá, thao túng thị trường bất động sản.

Trước những biểu hiện bất thường tại cuộc đấu giá 58 thửa đất ở xã Quang Tiến, sáng 30/11, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản yêu cầu công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ.

Theo số liệu mới nhất của CBRE, mặt bằng giá bán chung cư tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Những tưởng sau những chấn chỉnh của cơ quan quản lý, đấu giá đất sẽ được tổ chức chặt chẽ hơn. Thế nhưng, những phiên đấu giá đất vẫn dường như đang trở thành “sân chơi dành riêng cho những người đấu giá chuyên nghiệp”. Họ sẵn sàng trả giá cao để loại bỏ những người dân có nhu cầu thực ở nơi đấu giá đất. Và khi cần, những đối tượng này có thể “phá” đấu giá đất bằng những cách làm không ai ngờ tới.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 10/12 đến hết ngày 31/12/2025.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong nửa đầu năm nay, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng hơn 10%. Tuy nhiên, tín dụng vay mua nhà tiêu dùng rất thấp, chỉ ở mức hơn 1%.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố "Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản Việt Nam - VPEC 2024”.

Ba lô đất đấu giá ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn được trả lên tới 30 tỷ đồng/m², sau đó đồng loạt không trả giá ở vòng tiếp theo, khiến nhiều lô đất đấu giá không thành công.

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, được Quốc hội thông qua sáng 29/11, quy định nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh.

Hơn ba tháng sau khi ba bộ luật là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2024 chính thức có hiệu lực, thị trường đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cố hữu khiến thị trường chưa phục hồi như kỳ vọng.