Cảm xúc trước quốc kì

Lá cờ Tổ quốc đỏ thắm luôn là biểu tượng thiêng liêng, là màu của niềm tin và ý chí, của lòng yêu nước nồng nàn chảy trong huyết quản của mỗi người con Việt Nam. Mỗi khoảnh khắc quốc kỳ được kéo lên, dù ở bất cứ nơi đâu, ta luôn thấy trong lồng ngực mình một cảm xúc trào dâng đầy tự hào về quê hương, đất nước.

Phạm Tuân lên đường nhập ngũ ngày 2/9/1965. Ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc bắn hạ máy bay B-52 trong Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972. Đêm 27/12 của 51 năm về trước, ông đã bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn rơi “pháo đài bay” từ trên không. Với thành tích này, ông được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vào năm 1973. Khi đó, ông thuộc quân số của Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371. Năm 1980, ông là người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ cùng nhà du hành vũ trụ Viktor Gorbatko trên tàu Soyuz  trong chương trình Interkosmos của Liên Xô. Ngay trong năm 1980, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam, kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh. Và cùng năm đó, Phạm Tuân vinh dự là một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lênin.

“Đại diện cho người Việt Nam đầu tiên mang lá cờ của đất nước mình lên vũ trụ, tôi hết sức tự hào và vô cùng xúc động. Trong số những kỉ vật mà tôi mang theo khi ấy có ảnh Bác Hồ và lá cờ Tổ Quốc, những thứ mang tính lịch sử, biểu tượng và niềm tự hào của con người Việt Nam. Mang lá cờ vào vũ trụ với ý nghĩa khẳng định Việt Nam của chúng ta đã có mặt trong bản đồ vũ trụ thế giới. Một dân tộc vừa đánh xong giặc ngoại xâm giờ đã kết hợp cùng Liên Xô bay vào vũ trụ, điều đó thể hiện ý chí của chúng ta: không những xây dựng bảo vệ Tổ quốc mà còn có thể làm được những việc rất lớn nếu có sự hợp tác quốc tế. Tôi tự hứa trong lòng sẽ hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tổ quốc đã giao phó. Khi tôi mang lá cờ Tổ quốc lên vũ trụ thì được 4 phi công giúp đem lá cờ của chúng ta chăng ra rồi cùng kí vào lá cờ đó. Hôm đó cũng là một buổi truyền hình trực tiếp từ vũ trụ truyền về trái đất. Giờ phút đặc biệt ấy, tôi vô cùng xúc động và tự hào - cả thế giới cùng thấy được hình ảnh lá cờ Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ và sự hiện diện của người Việt Nam trong hành trình chinh phục không gian. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lá cờ Tổ quốc cùng những kỉ vật cũng được tôi mang trở về trái đất an toàn”

Năm 2014, họa sỹ Thu Thủy thực hiện bức tranh gốm Trường Sa đặt tại Trường Sa Lớn. Lá cờ Tổ quốc rộng 310m2 gắn gốm đỏ thắm giữa nền biển xanh, trời xanh nơi hải đảo - một tác phẩm nghệ thuật khẳng định chủ quyền biển đảo. Công trình được ghép từ 310.000 viên gốm mosaic nhỏ cỡ 3 x 3cm, nặng 3,5 tấn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng chứng nhận "Lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam".  Đây là thành quả không mệt mỏi trong bốn tháng ròng của cá nhân họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, công dân ưu tú Thủ đô, tác giả Con đường gốm sứ ven sông Hồng cùng các cộng sự.

“Tôi vô cùng hạnh phúc và xúc động khi trực tiếp chỉ đạo thi công gắn gốm lá cờ Tổ quốc trên nóc tòa nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn nặng 3,5 tấn có chiều dài  25m, chiều rộng 12,40m. Tôi đã bật khóc khi nhìn thấy toàn bộ lá cờ nổi bật trên đảo Trường Sa Lớn từ máy bay trực thăng, lá cờ nổi bật trên nền xanh của cây cối đảo Trường Sa Lớn. Hòn đảo hiện lên thật thiêng liêng mang hình trái tim và nổi bật là lá cờ đỏ thắm bằng chất liệu gốm sứ, một chất liệu có tính bền vững lâu đời của cha ông. Chắc chắn sẽ góp phần là một tiếng nói khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Lá cờ có độ dốc 5 độ, tàu từ phía xa có thể nhìn thấy lá cờ. Và 310m2 bề mặt cờ còn có công năng thu nước mưa theo đường ống đưa xuống bể chứa nước ngọt bên dưới. Việc tích trữ nước ngọt trên đảo là rất quý giá.”

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Quý Sơn

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Quý Sơn, nghệ nhân Hà Nội năm 2013 – người cùng tham gia dự án công trình “Lá cờ Tổ quốc gắn gốm lớn nhất Việt Nam”

“Công trình lá cờ Tổ Quốc tại quần đảo Trường Sa khiến tôi không chỉ tự hào mà còn vô cùng xúc động, vinh dự. Lần đầu tiên, tôi được cùng tham gia thực hiện một dự án lớn tại một mảnh đất thiêng liêng như thế của Tổ quốc. Trong suốt quá trình sản xuất vật liệu, rồi hỗ trợ thi công, tôi thấy rằng, tác giả, các nhà thầu, đơn vị vận chuyển…. tất cả đều thực hiện vô cùng nhiệt huyết, bằng cả trái tim con người Việt Nam. Chính điều đó tạo nên giá trị của tác phẩm. Sau này, mỗi khi xem bản đồ điện tử, tôi lại thấy hình ảnh lá cờ Tổ quốc mình, đỏ thắm, hùng vĩ, như chính non sông mình, trường tồn. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào và càng có động lực để nỗ lực hơn nữa trong công việc, trong sự nghiệp của mình. Tôi luôn tâm niệm rằng, tác phẩm này nếu thực hiện tốt thì không chỉ đời tôi, mà đời con cháu tôi, những thế hệ về sau sẽ đều thấy sự hiện diện thiêng liêng của quốc kỳ tại nơi biển đảo Tổ quốc.”

Bác sĩ Nguyễn Hồng Đăng – người lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình tại Nam Sudan vừa trở về

Nguyễn Hồng Đăng, thiếu tá chuyên nghiệp, điều dưỡng viên khoa Nội Truyền nhiễm, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4. Anh đã có huy chương và giấy chứng nhận của Liên hợp quốc vì sự nghiệp gìn giữ hoà bình, chứng nhận giấy khen của Phái bộ tại Nam Sudan, giấy khen của Cục gìn giữ hoà bình Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Đăng là một trong 63 chiến sĩ được cử tới Nam Sudan để làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, vừa trở về nước vào ngày 11/7 vừa qua, cũng rất xúc động khi nhớ về khoảnh khắc lá cờ Tổ quốc xuất hiện trên đất nước bạn.

“Lễ thượng cờ của Việt Nam diễn ra tại nơi đóng quân của các nước làm nhiệm vụ ở Nam Sudan. Trong buổi lễ đó, sẽ có 1 người chủ trì, hô và chào cờ. Cũng sẽ có người kéo cờ lên để làm lễ thượng cờ cho Bệnh viện dã chiến khi làm nhiệm vụ tại 1 nước mới. Điều đó thể hiện sự long trọng, trang nghiêm với sự có mặt của Việt Nam cũng như thể hiện tinh thần quốc tế trên Thủ đô Juba của Nam Sudan. Khi tôi đi bất kì đâu, tôi đều mang lá cờ Tổ quốc bên mình để quảng bá con người, hình ảnh Việt Nam. Ngắm nhìn lá quốc kỳ được treo lên tại đơn vị đóng quân thì cá nhân tôi cũng như 62 đồng chí đi cùng đều cảm thấy rất tự hào và hãnh diện khi mình được đại diện cho Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Khi chúng tôi đi làm nhiệm vụ, tiếp xúc với người dân ở đó, mặc áo cờ đỏ sao vàng và quần rằn ri của Việt Nam thì người dân nhìn thấy quốc kỳ của mình, họ rất quý mến vì họ biết đến những danh nhân kiệt xuất như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mình đến đâu họ cũng bắt tay chụp ảnh và hô vang “Việt Nam” - những điều đó làm cho tôi cảm thấy rất ấn tượng và vô cùng tự hào.”

Các chiến sĩ trong lễ thượng cờ tại Nam Sudan.

Vận động viên nhảy xa Bùi Thị Thu Thảo

Vận động viên nhảy xa Bùi Thị Thu Thảo từng đạt huy chương vàng tại Giải vô địch điền kinh Châu Á 2017 và Đại hội Thể thao châu Á 2, huy chương bạc tại Đại hội Thể thao châu Á 2014. Cô cũng là vận động viên đầu tiên trong lịch sử của điền kinh Việt Nam từng giành Huy chương vàng ASIAD 2018.

“Mỗi lần ra đấu trường Quốc tế thi đấu thì đội cũng sẽ mang lá cờ Tổ quốc Việt Nam đi. Riêng cá nhân tôi, tôi thường mang theo để hi vọng tinh thần dân tộc sẽ tiếp sức và mang may mắn đến với mình. Khi quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên đấu trường quốc tế, tôi đều cảm thấy rưng rưng, hạnh phúc và tự hào. Tập luyện rất vất vả nhưng mọi người luôn cố gắng, động viên để làm sao đạt thành tích tốt và ai cũng mong có được tấm huy chương vàng để quốc ca Việt Nam được cất lên, quốc kỳ Việt Nam được kéo lên và mọi người có mặt tại đấu trường quốc tế sẽ trang nghiêm cùng với các vận động viên Việt Nam làm lễ chào cờ. Và từ đó, bạn bè năm châu được biết đến Việt Nam mình nhiều hơn.”

Cầu thủ Nguyễn Duy Mạnh – người cắm lá cờ Tổ quốc trong trận chung kết  U23 ở Thường Châu, Trung Quốc

Cầu thủ Nguyễn Duy Mạnh được biết đến là người đã ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016.

Hình ảnh Duy Mạnh cắm lá cờ Tổ quốc và cúi đầu chào lá cờ đỏ sao vàng tại sân bóng Thường Châu, Trung Quốc cách đây 5 năm sau trận chung kết giải U23 châu Á năm 2018 vẫn luôn khiến nhiều người hâm mộ xúc động mỗi khi nhớ lại.

Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh cúi đầu chào lá cờ Tổ Quốc tại Thường Châu.

“ Toàn đội đã thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo trong suốt 90 phút thi đấu và hiệp phụ thứ nhất. Nhưng cuối cùng đội bạn đã ghi bàn ở những phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai. Những giọt nước mắt đã rơi xuống vì tiếc nuối không thể đáp ứng được lòng mong mỏi của người hâm mộ nước nhà. Tôi đi cuối cùng trong đoàn cầu thủ và ban huấn luyện lúc đó rời sân, lúc đó tôi cũng đã khóc. Khi đi qua một đống tuyết lớn tựa như ngọn núi, tôi chợt có suy nghĩ mình sẽ cắm lá cờ lên đó. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác lúc ấy rất là xúc động. Lá quốc kỳ được cắm lên, tôi lùi xuống cúi đầu chào khán giả và cờ đỏ sao vàng, như một lời tri ân Tổ quốc, tri ân tình cảm của người hâm mộ Việt Nam. Và đó là một kỷ niệm không thể nào quên đối với tôi”

Vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Phước Hưng

Vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Phước Hưng sinh ngày 16 tháng 6 năm 1988. Tính đến thời điểm năm 2018, anh đã có hơn 60 huy chương vàng môn thể dục dụng cụ trong và ngoài nước, trong đó có 2 huy chương vàng Cúp thể dục thế giới vào năm 2012, 2013 và 7 huy chương vàng ở đấu trường SEA Games.

“Khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam được kéo lên ở đấu trường quốc tế, tôi thấy rất xúc động và tự hào. Dù điều kiện tập luyện cùng sức khỏe của tôi không thể bằng nước bạn, song lá cờ Tổ quốc khiến tôi có thêm niềm tin vào chính mình, chứng minh được người Việt mình mạnh mẽ và có thể vượt qua được nhiều khó khăn. Qua đó tôi cũng giành được những thành tích ngang hàng với các bạn quốc tế. Lá cờ Việt Nam còn tiếp thêm động lực cho tôi rất nhiều, giúp tôi có thêm tự tin để hướng tới những cuộc thi tiếp theo”

Trước quốc kỳ kiêu hãnh tung bay, mỗi trái tim Việt Nam luôn hòa vào nhịp đập của hào khí Đông A, của khí phách Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử không lùi bước trước gian lao, trước bạo tàn để bảo vệ từng tấc đất, vùng biển và vùng trời của Tổ quốc; không lùi bước trước thách thức và khó khăn để dựng xây, vun đắp những giá trị của hòa bình, của tự do. Hà Nội sớm nay bình yên trong Tết Độc lập, giữa những đường phố rực cờ đỏ tung bay…

User
Ý KIẾN

Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.

Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.

"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.

Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.

Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.

Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.

Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".

Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.

Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100 hoạt động thiết kế, biểu diễn, diễu hành.

Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.

Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Tại khu du lịch sinh thái Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), tối 20/10, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Sở VL-TT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Tối nay 19/10, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây - một địa danh lịch sử nổi tiếng của xứ Đoài, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự kiện âm nhạc đầy cảm xúc, chương trình Hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề "Đoài Melody - Giai điệu Đoài", do Đài Hà Nội tổ chức.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang diễn ra một cuộc trưng bày độc đáo mang tên "Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An". Đặc biệt, trong số những tấm Nà Pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Nhóm họa sĩ "Tam giác mạch" với các hoạ sĩ thủ đô Hà Nội tâm huyết chất liệu sơn mài truyền thống đã cùng thực hiện một cuộc triển lãm ý nghĩa.

Hà Nội luôn là một đề tài sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ. Dù là trong bất cứ giai đoạn nghệ thuật nào, Hà Nội vẫn luôn hào hoa, thanh lịch và sở hữu một nét riêng có trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.

“Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan), đưa văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Sự kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm và khẳng định văn học chính là sợi dây kết nối giữa các quốc gia.