Cán bộ công đoàn sẵn sàng hiến máu vì cộng đồng | Người tốt quanh ta | 08/04/2024

Với tâm niệm 'Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại', anh Nguyễn Hữu Mậu, Chủ tịch công đoàn xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã có 20 lần tình nguyện hiến máu. Tính đến tháng 3/2024, anh đã hiến được tổng cộng 19 đơn vị máu. Với anh một giọt máu trao đi, niềm hạnh phúc được nhân lên vì có thể giúp đỡ người khác.

User
Ý KIẾN

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh huyện Chương Mỹ, Hà Nội - nơi nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mây tre đan tinh xảo. Đây cũng là nơi những bức chân dung Bác Hồ làm bằng mây tre đan được sáng tạo nên. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã vượt lên nghịch cảnh và gắn bó, gìn giữ, phát triển nghề mây tre đan truyền thống.

Tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong đại vĩ đại mà giản dị của Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo, là tấm gương cho các văn nghệ sĩ, trí thức và toàn thể nhân dân Việt Nam noi theo. Ký ức về những lần gặp Bác không bao giờ phai mờ trong tâm trí nghệ sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Minh Phương. Những lời dặn dò động viên của Người chính là niềm cổ vũ, động viên khích lệ bà quyết tâm gắn bó và theo đuổi con đường nghệ thuật.

Là điều dưỡng viên của khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, ngày làm việc của chị Chu Thọ Nhân luôn bắt đầu từ rất sớm và thường kết thúc khá muộn. Dù công việc vất vả và đầy áp lực, song chị Nhân luôn thấu hiểu, quan tâm đến nỗi đau của bệnh nhân, đặt sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu.

Con đường bích hoạ với những bức tranh ý nghĩa là sáng kiến của hội phụ nữ phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Hội phụ nữ phường Ngọc Khánh đã tích cực vận động xã hội hoá nhằm xoá điểm chân rác bằng những bức tranh sinh động đầy màu sắc, qua đó cũng góp phần mang lại diện mạo mới cho đô thị với tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp.

Vui vẻ, thân thiện và tận tụy với công việc, nhiệt tình giúp dân, đó là nhận xét của đại đa số cán bộ và nhân dân sinh sống, làm việc trên địa bàn phường dành cho chị Nguyễn Thị Phong, công chức Văn phòng - Thống kê phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây. Với chức trách, nhiệm vụ được phân công làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường, chị Phong luôn chủ động tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến lĩnh vực được giao, đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Thầy giáo Nguyễn Văn Vinh, trường THCS Thanh Xuân Trung, là một trong những giáo viên luôn tích cực đi đầu trong các phong trào tình nguyện của trường như hiến máu nhân đạo, ủng hộ chăn ấm, sách vở cho trường tiểu học nội trú Bản Mù – Yên Bái. Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với các hoạt động xã hội, thầy Vinh chỉn chu trong từng tiết học với mong muốn góp phần nâng cao thể lực cho học sinh.

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thành lập và trang bị phương tiện, dụng cụ cho tất cả Tổ liên gia an toàn PCCC. Đây được xem là một giải pháp trọng tâm mà thành phố đã và đang tập trung xây dựng để hướng tới mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống giặc lửa.

Đạo diễn, biên đạo múa, NSƯT Trọng Lanh là một nghệ sĩ tài hoa với kho tàng tác phẩm đồ sộ, góp phần làm phong phú, đặc sắc cho nền nghệ thuật nước nhà. Ông vốn là lính văn công của Đại đoàn 351 pháo binh, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Trong thời gian này ông đã sáng tác được nhiều tác phẩm âm nhạc, góp phần động viên cổ vũ chiến sĩ, dân quân, tiến lên dành thắng lợi.

20 năm gắn bó với giáo dục mầm non, cô giáo Vũ Thị Hoài - hiệu trưởng trường mầm non Sen Hồng quận Hà Đông luôn thương yêu trẻ từ đáy lòng. Cô không chỉ quan tâm giáo dục nhân cách cho trẻ mà còn chú ý đến việc đưa các công nghệ mới, ứng dụng các phần mềm giáo dục hiện đại vào dạy học, tạo cho trẻ một môi trường học tập tốt nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Với mong muốn hỗ trợ cho người dân trên địa bàn huyện được thuận tiện hơn khi đi khám bệnh tại bệnh viện Vân Đình, những mạnh thường quân, doanh nghiệp, y bác sĩ tại bệnh viện và hội chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa đã đồng lòng ủng hộ số tiền 239.800.000 đồng để mua xe điện đưa đón bệnh nhân miễn phí. Những chuyến xe này đã chính thức đi vào hoạt động từ giữa tháng 4 năm nay...

Từ những người xa lạ không nhà cửa, không nơi nương tựa, những người già neo đơn đã may mắn trở thành người một nhà ngay giữa lòng Thủ đô, tất cả là nhờ tâm huyết của dự án "Hà Nội chung tay". Trong suốt 17 tháng qua, dự án "Hà Nội chung tay" đã trở thành mái ấm cho những người cao tuổi vô gia cư.

Nằm trên căn gác nhỏ tại số nhà 66B phố Chùa Láng, quận Đống Đa có một thư viện sách 0 đồng. Đây là mô hình được anh Lưu Văn Đôn cùng với những người bạn của mình đã ấp ủ thực hiện từ năm 2019.

Tình đồng chí, tình đồng đội trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đó, đã để lại trong lòng Bà Liên, người chiến sĩ thanh niên xung phong, những vết thương lòng không thể nguôi ngoai. Nhưng cũng chính điều đó lại trở thành động lực to lớn để bà giúp người, giúp đời bằng hành động và công việc của mình trong suốt những năm tháng qua.

70 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, những dấu vết của chiến tranh vẫn còn đó, và cả những công trình phục vụ sản xuất, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Trên các công trình đó, còn in dấu ấn của những thanh niên Hà Nội.

Với người dân xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội – ông Nguyễn Thông Ban luôn được nhắc đến với hình ảnh một Đảng viên, một CCB gương mẫu với tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng.

Không quản ngại khó khăn, luôn tận tụy với công việc, quản lý rất tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, hơn 20 năm qua bà Trương Thị Dung đã giúp nhiều tổ viên là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để vươn lên thoát nghèo bền vững, có việc làm thường xuyên và ổn định cuộc sống.

Gương mẫu trong lối sống, tâm huyết với công tác Đoàn và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, anh Hoàng Ngọc Tâm – Bí thư Đoàn xã Hồng Kỳ đã lan tỏa tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” đến đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.

Hơn 20 ha đất đồi núi cằn cỗi trước đây trồng sắn, chè, được chuyển đổi sang trồng dược liệu với giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần. Cần cù, sáng tạo, kiên trì , đời sống của người nông dân dần được cải thiện, thu nhập nâng cao; nhiều loại dược liệu quý được bảo tồn. Đây là niềm hạnh phúc với chị Nguyễn Thanh Tuyền, Giám đốc Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn sau hơn 10 năm nỗ lực.

Hàng ngày, sau khi thời gian chính khóa kết thúc, sau khi sân trường trở nên vắng lặng…cũng là lúc những lớp học này lên đèn lớp - học hạnh phúc.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Thực hiện lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, công chức tại thị xã Sơn Tây luôn nỗ lực từng ngày, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà còn tìm tòi, xây dựng những mô hình, sáng kiến thiết thực phục vụ nhân dân. Nền cải cách hành chính thủ đô ngày càng đổi mới, chính là nhờ những cán bộ một cửa tận tụy – những tấm gương sáng cống hiến một cách thầm lặng.

Để hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, cấp ủy, chính quyền xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ lợi ích, ý nghĩa của việc hiến đất xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn.

Từ anh lính xe tăng đến bài thơ “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, Hữu Thỉnh đã trở thành một nhà thơ tài năng và nổi tiếng. Năm 1971, bài hát cùng tên được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc yêu thích của quân và dân ta. Thơ ca của Hữu Thỉnh không chỉ phản ánh hiện thực chiến tranh một cách chân thực, sống động mà còn thể hiện tinh thần lạc quan, ý chí quật cường và niềm tin vào chiến thắng của dân tộc.

Chị Trần Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình, luôn đau đá làm sao giúp được thật nhiều cho những người gặp nhiều khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.

Gắn bó với nghề giáo dục mầm non 25 năm, trong đó có 14 năm làm giáo viên và 11 năm làm cán bộ quản lý, dù ở bất kỳ cương vị nào, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân – Hiệu trưởng trường mầm non Gia Thuỵ, quận Long Biên cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Những ngày này mô hình trồng rau nhà kính của anh Nguyễn Xuân Nghĩa ở thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa không còn nhiều rau để bán bởi anh mới thu hoạch vụ đông và đang làm đất để xuống giống mới với mong muốn nối tiếp tục vụ mùa bội thu. Niềm tin này tiếp tục được củng cố sau 6 năm anh theo đuổi nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ trồng rau và dưa lưới trong nhà kính.

Con đường nội đồng dài gần 2km với 180 cây hoa Ban trắng được kêu gọi từ nguồn xã hội hóa nhằm tạo cảnh quan sạch đẹp cho nhân dân trong xã đi làm đồng hay đi thể dục này là ý tưởng sáng tạo của đoàn thanh niên xã Đại Áng. Không chỉ trồng cây, đoàn thanh niên vẫn thường xuyên chăm sóc, nhặt cỏ vào các thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần. Để tập hợp đông đủ được các đoàn viên thanh niên trong xã tham gia chính là nhờ sự tận tâm, nhiệt tình của anh Thắng với công tác đoàn thể. Không chỉ chăm sóc đường làng ngõ xóm, đoàn thanh niên xã Đại Áng còn đi đầu trong phong trào lập mã QR tại 11/11 điểm di tích lịch sử của xã, giúp nhân dân, khách thập phương về thăm quan, tìm hiểu lịch sử khu di tích trên địa bàn.

Bố đẻ nuôi giấu cán bộ, hai anh trai là thương binh, liệt sỹ, ông Thắng tiếp bước cha anh tòng quân chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trở về địa phương, ông Thắng hăng say lao động, gương mẫu trong nuôi dạy các con, tích cực chung tay trong nhiều công việc chung của địa phương.

Thầy Trần Trọng Đức, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã truyền cảm hứng, đam mê, nhiệt huyết cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhiều sinh viên đã trưởng thành từ công tác hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường.

Với tâm niệm “cứu người là hạnh phúc của thầy thuốc”, không kể ngày hay đêm, mỗi khi bệnh nhân vào viện cấp cứu, bác sĩ Nhị luôn có mặt kịp thời để thực hiện nhiệm vụ cứu người và phần thưởng lớn khiến anh hạnh phúc nhất là nhìn thấy bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, khoẻ mạnh trở về với gia đình.

Mô hình Green Life – Đổi rác lấy cây được anh Hoàng Quý Bình, một cựu sinh viên của trường đại học Bách Khoa khởi xướng từ năm 2019. Green Life ra đời với tôn chỉ "Bớt một cọng rác, thêm một mầm xanh cho Trái đất lành" - một thông điệp truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên của tổ chức. Sinh viên tham gia trong nhóm không chỉ tâm huyết với công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường mà còn tích cực hình thành thói quen không xả rác bừa bãi và thói quen sử dụng các sản phẩm tái chế có ích cho môi trường.

Nữ bác si bệnh viện phụ sản Hà Nội cứu sống hàng trăm em bé từ bụng mẹ nhờ phương pháp can thiệp bào thai. Chị là bác si đầu tiên ở Hà Nội được chọn đi học kỹ thuật mới áp dụng tại Việt Nam.

Thấu hiểu và biết được những người người khuyết tật đặc biệt nặng giống như mình sẽ khổ sở và vất vả như thế nào để có thể hòa nhập lại với cuộc sống thường ngày, chị Lương Thị Minh Nguyệt đã thành lập ra CLB Chấn thương cột sống khát vọng – tạo ra một không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt như thế trong suốt hơn 5 năm qua.

Từ chục năm trước, chị Đoàn Thị Xuân ở xã Tả Dương Văn, huyện Ứng Hòa đã tình nguyện tham gia hiến máu. Với chị hiến máu là góp phần sẻ chia khó khăn và tiếp nguồn sống cho người bệnh đang điều trị tại bệnh viện. Nhiều năm nay mỗi khi nhận được thông báo của Hội chữ thập đỏ và Đoàn thanh niên huyện Ứng Hòa, chị rất nhiệt tình, luôn đến từ sớm để tham gia hiến máu.

Với tâm niệm 'Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại', anh Nguyễn Hữu Mậu, Chủ tịch công đoàn xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã có 20 lần tình nguyện hiến máu. Tính đến tháng 3/2024, anh đã hiến được tổng cộng 19 đơn vị máu. Với anh một giọt máu trao đi, niềm hạnh phúc được nhân lên vì có thể giúp đỡ người khác.

Trên mảnh đất hiền hòa xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, có một người đàn ông miệt mài cống hiến cho quê hương. Đó là ông Nguyễn Văn Đính, một đảng viên 40 năm tuổi Đảng. Với lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao, ông luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Thầy giáo Trần Thoan, người phụ trách câu lạc bộ STEM của trường THCS chất lượng cao Lê Lợi quận Hà Đông là một người vững vàng trong chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết trong giảng dạy, sáng tạo trong từng tiết học. Không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhiều năm liền thầy Thoan là giáo viên dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố và được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở.

Từ một người nông dân thuần chất, cần cù và ham học hỏi, Anh Bùi Văn Khá ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành ông chủ của một cánh đồng hoa với doanh thu cả tỉ đồng mỗi năm. Điều đáng nói, xã Đồng Tháp nơi anh sống vốn xã thuần nông chuyên trồng lúa. Và chính anh là người đã tiên phong đưa hoa về đất lúa.

Vượt lên mọi khó khăn bằng tình thương, lương tâm và trách nhiệm, gần 100 viên chức, người lao động của Trung tâm chăm sóc người khuyết tật Hà Nội đang góp phần mang đến cuộc sống ổn định cho người khuyết tật. Không chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng, người khuyết tật tại đây còn thường xuyên được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, những trường hợp bệnh nhân nặng kịp thời được chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị.

Ngày nào cũng vậy, những nhân viên trên xe buýt của hệ thống vận tải hành khách công cộng thành phố đều bắt đầu ngày mới từ khi tờ mờ sáng, phục vụ hành khách tới đêm muộn. Vất vả là thế, nhưng những người mang trên mình trọng trách xây dựng hình ảnh đẹp cho xe buýt này, chưa bao giờ cảm thấy nản lòng. Chính bởi thái độ làm việc tận tâm, chu đáo, luôn coi hành khách như người thân của mình, nên bất cứ hành khách nào sau khi trải nghiệm xe buýt cũng đều cảm thấy vô cùng hài lòng với những lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt hiện nay.

Trường Tiểu học Kim Đường được chọn là mô hình điểm trong số gần 60 Trường học cấp cơ sở của huyện Ứng Hòa triển khai mô hình “Đổi rác lấy cây xanh năm học 2023 – 2024”. Chỉ trong buổi sáng, Chương trình đã thu được 4484 vỏ lon, 510 sản phẩm giấy, bìa, hơn 200 pin cũ các loại.

Trường Tiểu học Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm được biết đến với truyền thống dạy tốt, học tốt. Nhiều năm qua, nhà trường luôn giành thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi của quận và thành phố. Đó là kết quả của sự tâm huyết, nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, mà đứng đầu là cô giáo Vũ Thị Thành - Hiệu trưởng nhà trường.

Nhắc đến phong trào thanh niên ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, không ai là không biết đến chị Vũ Thị Vân, Bí thư Đoàn thanh niên xã. Với sự năng động, nhiệt huyết, chị Vân đã được tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên xã năm 2022. Dưới sự dẫn dắt của chị Vân, Đoàn thanh niên xã Tả Thanh Oai đã có nhiều đổi mới, khơi dậy được nhiệt huyết của hơn 200 đoàn viên thanh niên.

Hưởng ứng cuộc vận động “Không để học sinh bị để lại phía sau”, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Bình, hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Sơn, huyện Ba Vì đã vận động các nhà hảo tâm và thầy cô giáo trong nhà trường, ủng hộ giúp đỡ các em học sinh khó khăn. Với tấm lòng nhân ái, cô giáo Bình luôn được đồng nghiệp và học trò yêu mến.

Năm 2016, chị Trịnh Thị Lương (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) mở một cơ sở may nhỏ của riêng mình. Xưởng may này không chỉ là nơi chị kiếm sống hàng ngày mà còn tạo công ăn việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, phong trào thi đua đổi mới, tìm kiếm sáng kiến, sáng tạo trong lao động của tập thể cán bộ, y sĩ, bác sĩ trong thời gian qua đã giúp Bệnh viện Đa khoa Đức Giang dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Bắt đầu từ con số 0, đi lên từ những ý tưởng nhỏ bé của các thành viên sáng lập, cùng với sự cố gắng của các bạn nhân viên đặc biệt, đến nay, Flow-ee đã trở thành một quán cà phê được nhiều người yêu thích. Không phải chỉ trong cộng đồng người khiếm thính mà nhiều người còn đến đây để được chia sẻ, được thưởng thức những món đồ uống, sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của những bạn nhân viên tại quán.