Cần đồng bộ chính sách cho năng lượng tái tạo

Trong quá trình triển khai các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, hiện còn nhiều điểm nghẽn cần điều chỉnh phù hợp với thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp.

Đó là nội dung chính được thảo luận tại Diễn dàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tổ chức sáng 17/10 tại Hà Nội.

Ông Hà Mạnh, Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trung bình mỗi năm doanh nghiệp phải chi trả chi phí tiền điện khoảng 50 tỉ. Trong khi giá điện đang ngày càng tăng cao thì việc sử dụng năng lượng sạch có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai sử dụng năng lượng sạch có những khó khăn nhất định, tạo ra những nút thắt cho doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn năng lượng sạch.

"Là doanh nghiệp có 18 nhà máy nằm tại 7 tỉnh thành phố, qua quá trình làm việc và qua các dự án đầu tư thì chúng tôi thấy rằng có những nơi chưa đồng đều nên thời gian thực hiện thủ tục trong việc thực hiện các dự án của các địa phương cũng có những sự khác nhau", ông Hà Mạnh nói.

Toàn cảnh diễn đàn.

Thủ tục rườm rà, không đồng bộ giữa các địa phương là hai trong nhiều nút thắt hiện nay trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tại diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ luôn khuyến khích doanh nghiệp, địa phương phát triển năng lượng tái tạo, nhiều chính sách đã được ban hành, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính sách chưa có sự đồng bộ, gây khó cho doanh nghiệp.

Bà Phạm Thị Hồng Diệp, Công ty Bureau Veritas Việt Nam bày tỏ: “Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ tạo ra những hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, những doanh nghiệp đầu tư trong mảng năng lượng tái tạo như: năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời, là những doanh nghiệp mang lại giá trị về mặt chuyển đổi cho đất nước. Ngoài ra, các tổ chức cũng phải có quy chuẩn tiêu chuẩn cho năng lượng xanh, như Hydrogen”.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: “Cần phải có một cơ chế đồng bộ, hợp tác, kể cả hợp tác quốc tế nữa. Và doanh nghiệp cũng cần phải chủ động, cơ quan quản lý cũng chủ động tìm ra các giải pháp kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp để chúng ta vận hành trong thời gian tới”.

Ông Abhinav Goyal Giám đốc Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng PWC Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam cần đồng bộ các chính sách. Đặc biệt, vấn đề cho vay tài chính cũng rất hạn chế. Hiện tại, vấn đề tài chính của Việt Nam hiện mới sử dụng một số tài chính như việc cho vay theo vốn vay của công ty chứ không phải từng dự án. Việc sử dụng các cơ chế cho vay dự án, cơ chế cho vay dài hạn, các cơ chế tài chính hỗn hợp sẽ giúp thúc đẩy cho việc tài trợ dài hạn cho dự án năng lượng tái tạo”.

Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng thì việc phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề thực sự cấp bách. Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững. Do vậy, Việt Nam cần có những chính sách sao cho đồng bộ, đi vào thực tiễn, tạo thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan tham gia vào quá trình này một cách tích cực nhất.

User
Ý KIẾN

Hiện nay, mua sắm trên các nền tảng trực tuyến đã trở thành xu hướng. Nửa đầu năm 2024, doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đạt khoảng 156.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi giá vàng miếng ổn định, giá vàng nhẫn ngày 18/10 tiếp đà tăng mạnh.

Theo Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải số Trí Nam - đơn vị vận hành dịch vụ xe đạp công cộng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên từ khi thí điểm đến nay, kết quả không được như kỳ vọng, doanh nghiệp chưa có lợi nhuận và phải bù lỗ hàng tháng.

Sáng nay, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”.

Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng là cơ hội lớn để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển bền vững và sâu rộng hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng truyền tải và lưu trữ chưa đồng bộ vẫn là rào cản lớn.

Giá vàng thế giới ngày 17/10 tiến lên mức cao kỷ lục khi được hỗ trợ bởi đà suy yếu của lợi suất trái phiếu Mỹ và kỳ vọng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

“Cục Thuế thành phố Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng người nộp thuế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh” là chủ đề hội nghị đối thoại trực tuyến được Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức sáng 17/10.

Chiều ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định chuyển giao bắt buộc đối với hai ngân hàng “0 đồng” là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng (CB).

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.

Triển lãm quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2024 đã khai mạc vào sáng 17/10 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) trong quý III năm 2024, người Việt mua 686.001 xe máy mới; trung bình mỗi ngày có 7.456,5 được tiêu thụ. Tính ra, cứ mỗi phút có khoảng 5,2 xe máy mới bán ra thị trường Việt Nam.

Giá vàng nhẫn tròn trơn vượt mức 84 triệu đồng/lượng, mức cao nhất lịch sử. Đà tăng của giá vàng nhẫn xuất phát từ việc giá vàng thế giới leo cao, trên 2.670 USD/ao xơ. Giá vàng miếng SJC ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 17/10, giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ. Xăng E5RON92 giảm 116 đồng/lít, giá bán là 19.730 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 99 đồng/lít, giá bán 20.962 đồng/lít.

Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 4,8%. Theo chuyên gia, mức tăng giá này tác động không nhiều đến lạm phát, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, song cần ngăn chặn tình trạng “té nước theo mưa”.

Một số sàn thương mại điện tử bắt đầu triển khai việc xác thực tài khoản đối với người đăng ký bán hàng, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quản lý thuế hiệu quả trên môi trường thương mại điện tử.

Báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý III/2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố mới đây cho thấy tín hiệu tích cực trong tâm lý kinh doanh, dù vẫn còn những thách thức kinh tế do hậu quả của bão Yagi (bão số 3) và những rào cản trong vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam.

Doanh thu bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng đầu của năm 2024 đạt 106.980 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng phát triển các sản phẩm nội địa chất lượng cao đang được doanh nghiệp chú trọng, bởi giảm được các chi phí nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu tươi trong nước, đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân địa phương.

Cùng chiều với đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 17/10 cũng đồng loạt tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán phố Wall đi xuống khi kết thúc phiên giao dịch ngày 15/10, trong bối cảnh các nhà đầu tư phải cân đo một loạt báo cáo về kết quả kinh doanh của khối doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán ngày 16/10 tiếp tục diễn biến tiêu cực khi VN-Index giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp. Nhiều nhóm ngành cổ phiếu như năng lượng, công nghệ thông tin, chứng khoán, ngân hàng... chìm trong sắc đỏ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tuyên bố đã hoàn thành 6/6 chỉ tiêu tài chính năm 2024 chỉ sau 9 tháng của năm.

Tính đến hết tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã thu hút 24,78 tỷ USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 9 ghi nhận lượng vốn FDI cao nhất từ đầu năm, với 4,26 tỷ USD.

Ngày 16/10, giá vàng nhẫn trong nước tăng mạnh, lập kỷ lục mới trên 84 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng miếng tăng thêm 1 triệu, chạm ngưỡng 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sau khi mua vào hơn 78,79 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng 4,51% vốn.

Sáng 16/10, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng sốc thêm 1 triệu đồng/lượng, lên tới 86 triệu đồng.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ "bất ổn, bất định, bất an" khi tình trạng mất ổn định về địa chính trị còn dự báo sẽ kéo dài. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đây là thời kỳ sẽ mở ra cơ hội tận dụng các công nghệ mới như AI, bán dẫn,... có thể giúp các doanh nghiệp vượt lên dẫn trước.

Với kịch bản khả quan, tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới 7,0% mà Chính phủ đề ra.

Ngày 16/10, giá vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá kim loại quý này được duy trì ổn định.

Giá điện tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng giá điện gần hai năm qua lên tới trên 12%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang phải tìm cách xoay xở để cắt giảm chi phí sản xuất trước áp lực tăng giá này.

Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu Nvidia tăng 2,4%, lên 138,07 USD, tương ứng tăng gần 180% tính từ đầu năm, đưa vốn hóa thị trường cán mốc 3.400 tỷ USD.

Vùng kháng cự 1.300 điểm đang là vùng kháng cự cứng của thị trường mà VN-Index liên tục gặp khó trong việc vượt qua. Thêm vào đó, thanh khoản có xu hướng giảm dần sau từng tháng, tính từ tháng 6, đang đặt ra câu hỏi lớn: Liệu thị trường có phá vỡ kháng cự 1.300 điểm trong tháng 10 hay không?

Thị trường chứng khoán hôm 15/10 tiếp tục gây thất vọng khi một lần nữa VN-Index leo lên 1.294 điểm rồi rơi tự do, kết phiên giảm hơn 5 điểm.

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp.

Sở Công Thương Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các viện nghiên cứu, trường đại học năm 2024.

Viettel tiếp tục giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong 9 năm liên tiếp, theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 của Brand Finance.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa tiếp ông Cho Hyun Joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), để thảo luận về kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam.

Mặc dù bị ảnh hưởng sản xuất vì cơn bão số 3, nhưng hiện các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đã nỗ lực quay trở lại guồng sản xuất phục vụ các đơn hàng cả trong nước và xuất khẩu.

Theo số liệu khảo sát mới nhất, trung bình một năm các làng nghề mây tre đan tại Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.800 tấn nguyên liệu các loại, các làng nghề gốm sứ sẽ sử dụng khoảng 620.000 tấn…

Sau chuỗi ngày bất động, ngày 15/10, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước bất ngờ tăng mạnh lên ngưỡng 85 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng giảm trong phiên sáng 14/10 khi đồng USD mạnh lên, giữa lúc thị trường chờ đợi những tín hiệu mới về lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

VN-Index mở cửa phiên chiều với diễn biến giằng co kéo dài với lợi thế có phần nghiêng về bên bán, khiến chỉ số dần suy yếu và đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong bối cảnh tăng trưởng toàn diện và bền vững là xu hướng của mọi nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp vận tải phải nỗ lực xây dựng những chuỗi cung ứng (Logistic) thân thiện với môi trường như một lợi thế cạnh tranh trong việc giao hàng và mở rộng thị trường.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô lên đến 13.000 tỷ đồng.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để điều chỉnh giá điện tăng từ 11/10/2024, EVN dựa trên ba cơ sở quan trọng là: chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số.