Cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất

Đại biểu Hà Ánh Phượng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng.

Tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại Hội trường Quốc hội sáng nay, đại biểu Hà Ánh Phượng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã đề cập về vấn đề lương của giáo viên và nhân viên trường học hiện nay. Đại biểu nhận thấy, thực tế qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình. Nhiều người đã phải nghỉ chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Và hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì. Vì vậy quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương là việc cần làm ngay.

Đại biểu Hà Ánh Phượng đề nghị cải cách tiền lương cho giáo viên

Qua đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Đại biểu Hà Ánh Phượng cũng cho rằng công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đáp ứng yêu cầu triển khai thực hệ chương trình giáo dục phổ thông mới. Công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông cho các tỉnh, thành phố trong năm học vừa qua đã từng bước khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại địa phương, nhất là các vùng khó khăn. Năng lực đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học không ngừng được nâng cao cả về số lượng hoặc chất lượng. Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn làm thế nào để đạt kỳ vọng từ năm 2024 - 2030 Việt Nam đạt khoảng 50.000 đến 100.000 nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Việc này rất khó thực hiện và băn khoăn Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm như thế nào để hiện thực hóa được điều này.

User
Ý KIẾN

Hoàn lưu bão số 3 đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục, trong đó có 65 trường bị ngập lụt và sạt lở với tổng thiệt hại lên tới 57 tỷ đồng. Sau bão, với sự giúp sức của cả hệ thống chính trị, đến nay chỉ còn 5 trường và một điểm trường chưa thể cho học sinh đi học.

Tính đến hết ngày 17/9, toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với ngày 16/9.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

Việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc, quản trị bản thân là rất quan trọng, giúp học sinh duy trì sự cân bằng tinh thần và sức khỏe tâm lý để phát triển toàn diện.

Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, hiện có 17 trường học thuộc tỉnh Lào Cai và Yên Bái không thể khôi phục, 99 trường chưa thể đón học sinh trở lại sau bão lũ.

Là địa phương ghi nhận nhiều học sinh tử vong nhất trong các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi đợt bão lũ vừa qua, Lao Cãi cùng là tỉnh có nhiều trường học bị phá hủy, hư hỏng nặng nề nhất. Dù ngành giáo dục Lao Cai đã khẩn trương, tích cực khắc phục, sửa chữa, dọn dẹp nhưng hiện vẫn có tới 77 trường học tại đây chưa thể đón học sinh, khôi phục việc dạy và học trở lại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, được tổ chức từ ngày 1-7/10/2024, với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

Khi nước bắt đầu rút ở quận Hoàn Kiếm, công tác khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh trường lớp đang được diễn ra khẩn trương để chuẩn bị đón các em học sinh trở lại trường học.

UBND TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí do cơ sở giáo dục xây dựng và ban hành; mức thu với hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% học phí theo hình thức học trực tiếp.

Sáng 11/9, tại lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, trường Đại học Thương mại đã phát động trong toàn trường ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị làm sách giáo khoa chủ động nắm bắt tình hình sách hư hại do bão lũ để kịp thời in ấn bổ sung.

30 trường học vẫn chưa đảm bảo an toàn để tổ chức dạy học trở lại do chưa khắc phục xong sự cố của bão số 3.

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành văn bản gửi tới tất cả cơ sở giáo dục về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày mai (9/9) đối với trường đủ điều kiện đảm bảo an toàn.

Hà Nội và 9 tỉnh, thành khác sẽ cho học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh siêu bão Yagi, một số nơi đã nghỉ từ ngày 6/9.

Cùng với Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng, ngắn gọn, nhiều trường ở Hà Nội đã triển khai “Thông điệp Xanh”, góp phần giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.

Sáng 5/9, hòa chung trong bầu không khí của cả nước, thầy cô giáo và học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) đã cùng nhau dự lễ khai giảng năm học mới.

Hơn 2.500 học sinh Trường THPT Việt Đức đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới. Năm nay, trường đón hơn 800 em học sinh khối 10 - thế hệ thứ 69 của nhà trường.

Sáng 5/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã đến dự lễ khánh thánh và khai giảng năm học mới tại trường THCS Bình Trị Đông B, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân.

Sáng 5/9, Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ khai giảng năm học mới với thầy và trò trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ.

Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi mở đầu năm học mới 2024-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã dự lễ khai giảng cùng thầy, trò Trường THCS Giảng Võ.

Sáng 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng với thầy trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì.

Ngày 4/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc mừng các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và phụ huynh nhân ngày khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Ngày 5/9, gần 2,3 triệu học sinh ở 4 cấp học của Hà Nội sẽ chính thức bước vào lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Tại Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 đang được gấp rút chuẩn bị và đã gần hoàn tất. Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, lễ khai giảng sẽ được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, mang tính giáo dục đạo đức truyền thống, tạo tâm lý hào hứng, phấn khởi cho giáo viên, học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 bước vào năm học mới.

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đang tập trung hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho ngày khai giảng, sẵn sàng bước vào năm học mới.

Tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, chiều 3/9, Hội Khoa học và Giáo dục “Gặp gỡ Việt Nam” đã tổ chức Lễ trao học bổng Vallet năm 2024 cho các học sinh, sinh viên ưu tú đến từ 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh.

Sáng 4/9, trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì trang trọng tổ chức khai giảng năm học 2024-2025 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có Công điện gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc chủ động ứng phó bão số 3.

Cùng với không khí chuẩn bị khai giảng của thầy và trò tại Việt Nam, năm học mới cũng đang bắt đầu tại nhiều nơi trên thế. Các lớp học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm học 2024-2025 này lại được mở ra và hút rất đông học sinh tham gia.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện việc giãn thời gian thu các khoản, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu trong cùng một thời điểm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư mới về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến, một trong những điểm mới là việc tính điểm xét tốt nghiệp THPT.

Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học mang lại rất nhiều lợi ích. Bởi càng tiếp cận sớm bao nhiêu thì cơ hội học tốt tiếng Anh càng nhiều bấy nhiêu.

Tuần qua, nhiều văn bản, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học mới được Bộ GD&ĐT ban hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với nhiều điểm mới. Dự kiến, Quy chế sẽ chính thức ban hành vào tháng 11/2024 và áp dụng từ kỳ thi năm 2025.

Theo quy định tại điều lệ trường học của Bộ GD&ĐT, mỗi lớp ở cấp tiểu học không quá 35 em. Tuy nhiên, với các quận đông dân cư, đảm bảo sĩ số này là mục tiêu xa vời.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, không quá 60 phút, với học sinh là trung tâm.

Càng gần đến ngày tựu trường, tình trạng in ấn, kinh doanh các loại sách giả, sách lậu, sách kém chất lượng, nhất là sách giáo khoa càng có xu hướng tăng lên.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi Sở GD&ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan báo chí về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học mới.

Mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc không nằm ngoài 3 chữ “an”, đó là học sinh đến trường an toàn, thầy cô làm việc phải được an lòng, phụ huynh đưa con đến trường an tâm.

Chỉ còn một tuần nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào năm học 2024-2025. Hiện các trường đã và đang hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng, sẵn sàng cho năm học mới.

Triển khai kế hoạch công tác năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục, các ban ngành liên quan và 21 xã, thị trấn của huyện Phúc Thọ tập trung chuẩn bị tốt nhất điều kiện cho lễ khai giảng năm học mới.

Còn 7 ngày nữa là đến lễ khai giảng năm học mới. Thời điểm này hầu hết các trường học đã chuẩn bị xong cơ sở vật chất, hạ tầng để đón học sinh trở lại trường.

Đoàn học sinh thi Olympic quốc tế Thiên văn và vật lý lần thứ 16 tại Ba Lan đã về đến Hà Nội sau 11 ngày tham gia kỳ thi. Cả 5 thí sinh đều đến từ Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam.