Cần sớm có khung pháp lý cho tài sản ảo

Pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận tính pháp lý của tiền mã hóa hay tiền ảo, trong khi giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm.

Đối với thị trường tiền ảo, rủi ro  đến từ việc không ai bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi có vấn đề nảy sinh.

Cần sớm có khung pháp lý cho tài sản ảo.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital, cho biết: "Khi đầu tư vào tiền mã hóa, chúng ta đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đầu tiên là rủi ro pháp lý vì hoạt động này chưa được pháp luật thừa nhận.

Thứ hai là rủi ro đối tác khi giao dịch, nhận và chuyển tiền. Trên thế giới đã có nhiều bài học mà chúng ta cần lưu ý. Thứ ba là rủi ro vận hành, việc bảo vệ tài khoản khỏi bị hack là vấn đề vô cùng lớn nếu bạn không có kiến thức công nghệ. Rủi ro thứ tư là về các dự án đầu tư.

Chúng ta nhìn thấy  tiền mã hóa đang trải qua giai đoạn phát triển, trong đó nhiều dự án không như họ đưa ra ban đầu, hay thuật ngữ chuyên môn gọi là scam".

Ở Việt Nam, các giao dịch tiền ảo rất sôi động trong cộng đồng

Mặc dù không được công nhận hợp pháp, nhưng tại Việt Nam, tiền ảo vẫn tồn tại và các giao dịch vẫn rất sôi động trong cộng đồng. Thậm chí, giá trị vốn hóa của nó ngày càng tăng.

Việt Nam không cấm tiền ảo, tài sản ảo, nhưng khung pháp lý để điều chỉnh thì vẫn chưa cụ thể. Ts.Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Bitcoin là một kênh đầu tư mà chúng ta dù thích hay không thích thì thị trường vẫn đang diễn ra. Người Việt Nam coi thị trường này là hấp dẫn khi có nhiều chỉ số như lợi nhuận thu được, bên cạnh không ít người thất bại.

Rồi vị trí đứng trong trò chơi này là top đầu thế giới. Trước làn sóng như vậy, không phải chúng ta lờ nó đi hay cấm, mà chúng ta cần xây dựng khung pháp lý để vừa chấp nhận ở mức nào đó, vừa quản lý được, tránh những câu chuyện như thuế, rửa tiền…

Câu chuyện này chúng ta đã nghiên cứu mấy năm nay nhưng cần nhanh chóng có khung pháp lý, có thể là ở dạng nào đó để học hỏi, nhìn thấy tác động, để dần dần chuẩn chỉnh lại nó".

Bộ Tài chính & NHNN đang chuẩn bị xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital, nhận định: "Vấn đề tiền mã hóa đạt mức cao trong thời gian gần đây do các vấn đề về kỹ thuật hoặc sự công nhận của một số quốc gia.

Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta cần nắm rõ có những lớp tài sản được pháp luật bảo hộ, có những lớp tài sản thì chưa có. Ví dụ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu, vàng, BĐS. Nhưng gần đây Bộ Tài chính & NHNN cũng đang chuẩn bị xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa".

Tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá rủi ro về rửa tiền trong kinh doanh casino, trò chơi có thưởng và tài sản ảo, hoàn thành vào tháng 9.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, hoàn thành trong tháng 5/2025.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tính đến tháng 9/2023, giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm.

User
Ý KIẾN

Trong khi giá vàng miếng đứng yên, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh với vàng một số thương hiệu vượt 83 triệu đồng/lượng.

Ngày 25/9, Trung Quốc cho biết sẽ phát trợ cấp sinh hoạt cho các nhóm người yếu thế như một biện pháp kích thích tiêu dùng. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố một loạt biện pháp để kích thích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đang trên đà mất đi toàn bộ mức tăng kể từ đầu năm 2024 đến nay do những dự báo cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến trước đây để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.

Sau ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước “án binh bất động”. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh, tiến sát 83 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Nam Á vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 2.981 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch cả năm.

Các ngân hàng thương mại kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.

Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước đồng loạt được điều chỉnh tăng 1,5 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh vượt xa mốc 81 triệu đồng/lượng.

Hôm nay 24/09, giá vàng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng lượng, vàng nhẫn tiếp tục tăng đến 300 nghìn đồng/lượng và lập đỉnh mới.

Sáng 24/9/2024, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 83,5 triệu đồng/lượng (chiều bán ra), tăng 1,5 triệu đồng so với với mức giá cùng thời điểm ngày hôm qua.

Trong khi giá vàng miếng duy trì ở mức 82 triệu đồng/lượng bán ra, giá vàng nhẫn tăng mạnh, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong phiên giao dịch đầu tuần giảm nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn neo ở mức trên 2.600 USD/ounce.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh vào trưa 23/9, thiết lập kỷ lục mới với mức giá 81,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn ổn định ở ngưỡng 82 triệu đồng/lượng.

Trong tuần, sự kiện nổi bật nhất của thị trường giao dịch vàng là đột biến tăng giá kịch trần của vàng nhẫn, ngay khi vàng thế giới liên tiếp xác lập kỷ lục mới.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 (Yagi).

Nhiều kiến nghị đề xuất được đại diện các ngân hàng đưa ra nhằm phát triển hoạt động ngân hàng, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.

Trong khi giá vàng miếng các thương hiệu ổn định ở mức 80 triệu đồng/lượng mua vào và 82 triệu đồng/lượng bán ra, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ.

Giá vàng nhẫn tại Việt Nam đã lập kỷ lục mới vào chiều 21/9, đạt 80,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, trong khi giá vàng miếng ổn định ở mức 82 triệu đồng/lượng.

Áp lực đáo hạn trái phiếu từ nay đến cuối năm là khá lớn, khoảng hơn 100 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ ngành bất động sản.

Tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3, 17 ngân hàng tuyên bố các chương trình giảm lãi vay, cơ cấu nợ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại, thống kê sơ bộ, toàn ngành ngân hàng có khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi), với hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại.

Sau chuỗi ngày biến động với biên độ hẹp, giá vàng nhẫn trong nước bất ngờ tăng mạnh với mức tăng lớn nhất lên tới 1,2 triệu đồng/lượng.

Ngày 20/9, giá vàng nhẫn tăng lên mốc cao kỷ lục hơn 80,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng miếng SJC giữ nguyên ở 82 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 20/9, giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh; trong nước, vàng miếng được điều chỉnh giảm nhẹ.

Sau khi chạm mốc cao nhất mọi thời đại, giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn duy trì ổn định.

Giá vàng miếng trong nước hôm nay 18/9 bất ngờ tăng mạnh lên mốc 82 triệu đồng/lượng; trong khi đó, giá vàng nhẫn ổn định trên 79 triệu đồng/lượng.

Cùng với giá vàng thế giới tiếp tục tăng trước triển vọng Fed hạ lãi suất, giá vàng miếng SJC trong nước sáng nay 17/9 cũng tăng mạnh, chạm mốc 82 triệu đồng/lượng

Sáng 16/9, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng, vượt mốc 79 triệu đồng/lượng. Trong khi đó vàng miếng SJC vẫn giữ ở mức ổn định.

Các chuyên gia cho rằng, hướng đi của vàng trong tuần này sẽ phụ thuộc lớn vào quyết định lãi suất của Fed. Thị trường vàng trong nước tiếp tục ổn định với giá vàng miếng neo ở 80,5 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn các thương hiệu trong nước neo trên 79 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán tuần qua đi vào xu hướng giảm khi ghi nhận 4 phiên điều chỉnh, mất hơn 22 điểm. Từ mốc dưới 1.270 điểm, VN-Index bị kéo về sát 1.250 điểm.

Ngân hàng đang đánh giá thiệt hại của khách hàng và xây dựng phương án khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi, cho vay mới để hỗ trợ phục hồi sau bão số 3.

Giá vàng thế giới giao ngay đã đạt mức cao kỷ lục là 2.580,55 USD/ounce và đang trên đà đạt mức tăng trưởng hằng năm mạnh nhất kể từ năm 2020, với mức tăng hơn 24% do nhu cầu trú ẩn an toàn, do bất ổn địa chính trị, kinh tế và hoạt động mua mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.

Trong khi giá vàng miếng tiếp tục neo mốc 80,5 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn các thương hiệu trong nước bất ngờ tăng mạnh, vượt ngưỡng 79 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa phát đi thông báo giảm trực tiếp lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do bão Yagi.

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 10/8/2024, lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới các ngân hàng thương mại ở mức 6,21%/năm, giảm 0,88%/năm so với cuối năm 2023.

Giá vàng thế giới bật tăng giúp vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước phiên sáng 13/9 vượt qua mốc 79 triệu đồng/lượng, song vàng thương hiệu SJC vẫn bất động ở ngưỡng 80,50 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng dữ dội, lập đỉnh cao kỷ lục mới sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Trong nước, thị trường vàng vẫn ổn định.

Trong khi giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước giữ mức ổn định.

Giá vàng thế giới nhích nhẹ. Trong nước, giá vàng miếng ổn định, vàng nhẫn được điều chỉnh nhẹ.

Giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu trong nước tiếp tục được duy trì ổn định.

Chậm nhất ngày 10 hàng tháng, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải cung cấp thông tin về các tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Hôm nay 8/9, giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu trong nước được duy trì ổn định.

Sau chuỗi ngày được duy trì ổn định ở mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng hôm nay (6/9) bất ngờ giảm mạnh.

Giá vàng thế giới cuối ngày 4/9 giao ngay ở 2.493 USD/ounce, giảm 4 USD/ounce; giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ ở cả hai chiều.

Giá vàng thế giới ngày 4/9 tiếp đà giảm do chịu áp lực bởi sức mạnh của đồng bạc xanh.

Giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước vẫn đi ngang, nhưng vàng nhẫn quay đầu giảm so với phiên trước đó.

Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) thông báo kế hoạch nâng cấp hệ thống từ tối ngày 31/8 đến 11h ngày 1/9, nhưng đến chiều tối 1/9, thậm chí là tới sáng 2/9, giao dịch của ngân hàng này vẫn chưa thông suốt.