Cần xử lý hình sự hành vi lũng đoạn, 'phá' đấu giá đất
Những tưởng sau những chấn chỉnh của cơ quan quản lý, đấu giá đất sẽ được tổ chức chặt chẽ hơn. Thế nhưng, những phiên đấu giá đất vẫn dường như đang trở thành “sân chơi dành riêng cho những người đấu giá chuyên nghiệp”. Họ sẵn sàng trả giá cao để loại bỏ những người dân có nhu cầu thực ở nơi đấu giá đất. Và khi cần, những đối tượng này có thể “phá” đấu giá đất bằng những cách làm không ai ngờ tới.
Trả 30 tỷ/1m² rồi đồng loạt không trả giá ở vòng kế tiếp
58 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn được đưa ra đấu giá vào ngày 29/12. Các thửa đất có diện tích từ 90 – 224 m². Mức giá khởi điểm thấp chỉ 2.448.000/m². Cuộc đấu giá có 285 khách hàng với khoảng 1.000 hồ sơ tham gia, được tổ chức theo hình thức đấu tối đa 6 vòng bắt buộc, mỗi bước giá là 3 triệu đồng/m².
Bốn vòng đấu đầu tiên, cuộc đấu giá diễn ra bình thường. Nhưng đến vòng đấu thứ 5, hơn 40 lô đất đã được một nhóm khách hàng trả tới mức giá rất cao, trong đó có ba lô được trả tới trên 30 tỷ đồng/1m².
Cụ thể, các thửa đất có số hiệu A12, A13 và C6 đều được trả: 30.002.488.000 đồng/m². Hơn 20 lô đất khác cũng bị đẩy lên mức từ hơn 98 triệu đồng/1m² đến trên 101 triệu đồng/1m². Sau đó, sang đến vòng thứ 6 - vòng đấu cuối cùng để xét giá trúng thì nhóm khách hàng này đồng loạt không trả giá, các thửa đất đấu không thành công. Hành vi này cho thấy, một số đối tượng đang coi đấu giá như một trò đùa, có hành vi mang dấu hiệu cố tình phá hoại.
Đấu giá cao để “kích sóng” rồi bỏ cọc
Ngày 10/8/2024, cuộc đấu giá 68 thửa đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có số lượng kỷ lục trên 4.200 hồ sơ với hơn 1.500 tham dự. Lô đất được trả giá cao nhất có giá lên tới 100,5 triệu đồng/m². Lô thấp nhất cũng được trả giá 52 triệu đồng/m². Mức giá trên đều gấp từ 5 đến 8 lần so với giá khởi điểm từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng 1m². So với mặt bằng giá trong khu vực cũng cao gấp từ 2 đến 3 lần.
Một chi tiết rất đáng lưu ý là trong danh sách trúng đấu giá chỉ có 2/68 trường hợp là người Thanh Oai, còn lại đến từ các quận, huyện và các tỉnh khác. Dù giá cao như vậy, nhưng ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá, nhiều thửa đất đã được chào bán với mức chênh từ 200 tới 600 triệu đồng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, ngay tại thực địa những ngày sau đấu giá, rất đông “cò đất”, nhà đầu tư tập trung. Có thửa đất đã được mua đi bán lại, nhưng chủ yếu là diện tích nhỏ, trả giá thấp. Rồi sau đó một tuần, chẳng còn ai đến hỏi mua. Tạo sốt ảo qua đấu giá và lướt sóng không thành công, 55 trường hợp trúng đấu giá đã bỏ cọc khi đến hạn nộp tiền.
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn – Nguyên trưởng phòng kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới đã liên hệ việc bỏ cọc đấu giá đất ở Thanh Oai với vụ việc cách đây ba năm ở Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh và cho rằng: Người ta chỉ cần gửi ra cái thông điệp giá đất đang cao, người dân, nhà đầu tư đã mua vào thì người ta lãi rồi, sau đó người ra sẵn sàng bỏ cọc. Nhiều người sẽ bị kẹt tiền, mặt bằng giá mới được thiết lập sẽ gây nhiều hệ lụy.
Đấu giá cao sau đó bỏ cọc làm chính sách đấu giá của Nhà nước bị ảnh hưởng. Những phiên đấu giá như vậy sẽ trở thành công cụ làm nhiễu loạn, gây méo mó cho thị trường bất động sản của địa phương. Từ đó, làm ảnh hưởng, không lành mạnh tới nền kinh tế chung và thị trường bất động sản nói riêng. Và nếu không có sự quyết liệt ngăn chặn nạn trả cao sau đó bỏ cọc thì sự việc có thể tiếp diễn tại các phiên đấu giá.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.
Người dân tại nơi đấu giá đất bỏ cuộc vì giá quá cao
Ngày 24/11, cuộc đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải huyện Thạch Thất đã kết thúc sau 13 vòng đấu với 15 tiếng đồng hồ. Hơn 300 người tham gia nhưng có tới 1.500 hồ sơ. Giá trúng tại đây đã bị đẩy lên khá cao hơn 59,3 triệu đồng/m², gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán phải bỏ cuộc giữa chừng.
Chị Nguyễn Thị Kim Nhung - Xã Hương Ngải - Huyện Thạch Thất ngao ngán nói: “Tôi muốn đấu một lô để ở, mong muốn giá trúng khoảng 35 triệu đồng/1m² nhưng vòng 5 đã lên 44 triệu đồng/1m² nên tôi bỏ".
Ông Phí Mạnh Chính - Xã Hương Ngải - Huyện Thạch Thất cho biết: “Tôi thấy, toàn người ở đâu đến đấu, 5 đến 6 tỷ một lô còn có người ở Hương Ngải mua được, 9 đến 10 tỷ một lô thì quá cao nên chúng tôi không thể tiếp cận được.”
Đáng nói, khu đấu giá đất thuộc làng nghề đồ gỗ của xã Hương Ngải. Người dân sở tại có nhu cầu mặt bằng cao. Tuy nhiên, tại cuộc đấu giá đất này, người dân Hương Ngải hay khu vực lân cận hầu như không đấu trúng vì giá bị đẩy lên cao. Giá trúng cao, người làm nghề có điều kiện mua đã khó, với những hộ nhiều nhân khẩu, họ không dám nghĩ đến việc mua đất cho con cái ra ở riêng.
Ông Nguyễn Hồng Trường - Xã Hương Ngải - Huyện Thạch Thất cho biết: "Người ở đâu người ta đến đây đấu, họ chốt giá cao thì trúng, người làng rút thôi".
"Chúng tôi có nhu cầu nhưng không mua được, Nhà nước xem có chính sách thế nào chứ toàn cò đẩy giá thế này mua lại thì mua làm sao”.
Ông Liêu Tiết Sơn - Xã Hương Ngải - Huyện Thạch Thất kiến nghị.
Cần xử lý hình sự hành vi lũng đoạn, “phá” đấu giá đất
Tại diễn đàn: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội chủ trì tổ chức ngày 16/11, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: “Giá nhà, đất nhảy múa. Tôi dùng từ gọi là nhảy múa khiến cho xã hội bất an và người dân cũng bất an. Một số địa phương tổ chức đấu giá đất, như huyện Hoài Đức giá 133 triệu/m², huyện Thanh Oai hơn 100 triệu/m², khủng khiếp quá. Việc trả đất đấu giá cao dẫn đến kích sóng đất nền khu vực thiết lập một mặt bằng giá mới. Điều này làm cho chúng ta bất an và gây hệ lụy tiêu cực của xã hội. Câu chuyện này chúng ta không vội vàng khẳng định là có đầu cơ thổi giá hay không, nhưng chắc chắn là có dấu hiệu về câu chuyện như vậy. Cho nên rất cần các cơ quan công luận, các nhà làm hoạch định chính sách cũng như các cơ quan thực thi pháp luật, chính quyền địa phương phải can thiệp. Chúng ta không thể để tình trạng này diễn ra như vậy.”
Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm - Tổng Giám đốc - Tổng Biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong phần phát biểu đề dẫn diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” cũng nhấn mạnh: “Nếu tình trạng này không được nhận diện, không được kiểm soát và có giải pháp thích hợp để dập tắt những cơn sốt ảo đẩy bất động sản này, thì hệ lụy đối với nền kinh tế, đối với sự phát triển kinh tế xã hội là khôn lường. Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể chấp nhận trở thành con tin của những kẻ lũng đoạn và thổi giá. Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể coi hành vi thổi giá và lũng đoạn thị trường là hoạt động kinh tế mà có thể nhìn nhận đó là tội phạm kinh tế.”
Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia, bởi hành vi thao túng thị trường bất động sản cũng giống như thao túng thị trường chứng khoán bởi tính chất tương tự mà hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Ông Lê Văn Long - Giám đốc tư vấn đầu tư - Công ty chứng khoán VPS cho biết: “Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm coi hành vi thao túng thị trường bất động sản là tội phạm kinh tế, tương tự như hành vi lũng đoạn trong thị trường chứng khoán. Bởi chúng ta thấy mức độ tương đồng cũng như sự nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế, tới thị trường. Điều này sẽ giúp cho thị trường bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh, đảm bảo lợi ích của người dân”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Trong thị trường chứng khoán chúng ta đã có những động thái xử lý những tình trạng như vậy. Rõ ràng trên thị trường bất động sản chúng ta cũng phải xử lý hành vi như vậy. Thậm chí trong luật an ninh mạng chúng ta đã có quy định lạm dụng hệ thống mạng và các phương tiện công nghệ thông tin để gây nhiễu loạn, tung tin thất thiệt cũng có thể phạm tội và chúng ta có thể xử được.”
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Nguyên trưởng Khoa Tài chính quốc tế - Học viện Tài chính cho hay: “Trước hết chúng ta thấy rằng cái hành vi thao túng thị trường, làm giá, thổi giá bong bóng của bất cứ thị trường nào cũng đều là tội phạm kinh tế. Và đã có các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, cho đến xử lý hình sự. Vấn đề quan trọng là cái hành vi thao túng này rất tinh vi và phong phú đa dạng. Vấn đề là làm sao để có thể chứng minh được đó là hành vi thao túng, thổi giá, làm giá cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Và theo quan điểm của chúng tôi thì cần phải làm điểm, đối với một số trường hợp”.
“Phá” đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn khi trả tới hơn 30 tỷ/1m² rồi đồng loạt không trả giá vòng kế tiếp chính là vụ việc điểm có thể điều tra, xử lý nghiêm túc. Bởi thực tế cho thấy, hành vi lợi dụng đấu giá đất để thổi giá, lũng đoạn thị trường đã được nhận diện. Và nếu không có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn sẽ chẳng khác nào “vết dầu loang” gây bất ổn thị trường bất động sản.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố "Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản Việt Nam - VPEC 2024”.
Ba lô đất đấu giá ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn được trả lên tới 30 tỷ đồng/m², sau đó đồng loạt không trả giá ở vòng tiếp theo, khiến nhiều lô đất đấu giá không thành công.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, được Quốc hội thông qua sáng 29/11, quy định nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
Hơn ba tháng sau khi ba bộ luật là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2024 chính thức có hiệu lực, thị trường đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cố hữu khiến thị trường chưa phục hồi như kỳ vọng.
Theo báo cáo Tiêu điểm Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2024 của Savills mới công bố, tổng nguồn cung nhà xưởng xây sẵn cả nước đạt 15,1 triệu m2, tăng 31% so với năm trước, với nguồn cung mới mạnh mẽ tại các địa phương trọng điểm.
Ngày 25/11, Dự án chung cư Ruby Riverside tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, đang thi công tầng hầm thì bất ngờ bị sụp phần tường chắn giáp với phố Mai Phúc, đồng thời cũng kéo sụt cả 1 đoạn đường này. Để đảm bảo an toàn, UBND quận Long Biên đã phong tỏa khu vực sự cố và yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng khắc phục.
Liên quan đến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng việc thí điểm là tốt. Tuy nhiên cần có điều kiện, để không nảy sinh việc găm giữ đất, đầu cơ đất đai.
Sự thiếu hụt nhà ở giá hợp lý cùng với nhu cầu mua để ở đang chiếm vai trò chủ đạo khiến phần lớn sức mua tại TP. HCM đổ về các dự án hoàn thiện, đã bàn giao, tọa lạc khu vực có mật độ dân cư cao. Trong đó, Akari City giai đoạn 2 (quận Bình Tân) đang là một trong những quỹ căn hộ sát với nhu cầu của các gia đình trẻ với mức giá hợp lí.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa cấp giấy phép xây dựng chung cư cao tầng CT1 thuộc Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh (quận Long Biên) cho liên danh Công ty cổ phần Himlam Thủ đô và Công ty cổ phần BIC Việt Nam.
Gần đây tại TP.HCM, ban quản trị nhiều khu chung cư tại khu vực trung tâm đã tăng cường các biện pháp siết chặt an ninh, kiểm soát du khách thuê căn hộ ngắn ngày (Airbnb). Thậm chí, nhiều khu chung cư còn treo biển cấm cho thuê ngắn ngày.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định có hiệu lực từ ngày 26/11, trong đó cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thuận Holdings sử dụng 67.983,5 m² đất tại xã Uy Nỗ để thực hiện dự án xây dựng bến xe khách Đông Anh.
Hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh đã di chuyển gần 2.000 người nước ngoài ra khỏi các dự án nhà ở xã hội (NOXH).
Thị trường bất động sản giai đoạn sốt nóng, bị đẩy cao phi lý hiện nay, giá trị một căn nhà đôi khi không còn phụ thuộc vào chất lượng hay tiện ích mà là vào trò chơi “thổi giá” của các nhà đầu tư.
Chuyên gia lo ngại nếu giá bất động sản không được điều chỉnh giảm về mức phù hợp và dòng tiền vẫn chảy vào thì thị trường sẽ chậm dần và yếu đi. Lúc đó rất có thể thị trường sẽ tồn tại trạng thái dư cung.
Thị trường bất động sản đang phát triển thiếu lành mạnh bởi hành vi thổi giá và lũng đoạn. Nhưng để kiểm soát, lại đang thiếu những công cụ pháp lý đủ mạnh để răn đe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ.
Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến nhiều dự án được tái khởi động, mở bán trở lại với đa dạng các phân khúc sản phẩm.
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, hiện nay, cơ chế về quy hoạch cải tạo chung cư cũ tạo điều kiện thuận lợi để các quận, huyện lập quy hoạch chi tiết. UBND thành phố đã chỉ đạo không cấm xây dựng cao tầng nhưng cần đảm bảo nguyên tắc là không gia tăng dân số và bổ sung hạ tầng.
Nhằm vinh danh các dự án nhà ở đô thị uy tín hướng tới một cuộc sống chất lượng, đáng sống cho mọi cư dân, ngày 27/11, Ban tổ chức Chương trình bình chọn những dự án đáng sống lần thứ 7 đã trao giấy chứng nhận cho một số dự án bất động sản đáng sống năm 2024 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Cuộc đấu giá đất căng thẳng diễn ra ngày 24/11 ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội, giá trúng bị đẩy cao gần gấp đôi so với thị trường đã khiến những người dân sở tại có nhu cầu thực phải ngậm ngùi bỏ cuộc giữa chừng.
Luật Thủ đô cho phép HĐND thành phố quyết định sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Nội đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân.
Báo cáo tài chính từ các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cho thấy hầu hết "ông lớn" khu công nghiệp đều có lợi nhuận tăng trong kỳ.
Thị trường bất động sản (BĐS) thiếu lành mạnh đã diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Nhưng để kiểm soát lại đang thiếu những công cụ pháp lý vì cơ quan quản lý vẫn coi đây là hoạt động kinh tế đơn thuần mà chưa nhìn nhận đó là tội phạm gây nguy hiểm cho đời sống xã hội.
Hôm nay, tại Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 4 đã khai mạc, là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm về lĩnh vực bất động sản, xây dựng, trang trí nội ngoại thất tới khách hàng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá khoảng 400 lô đất. Đáng chú ý, mức giá khởi điểm vẫn được áp ở mức thấp.
Theo báo cáo của các đơn vị, đến ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB).
Dự án Lancaster Lincohn từng được Trung Thủy Group tự hào quảng cáo là một “Manhattan giữa lòng TP.HCM” hiện giờ đang bỏ hoang hóa, gây lãng phí nguồn lực đất đai của TP.HCM. Nằm ở vị trí đắc địa trên mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành - con đường huyết mạch nối liền Quận 1, Quận 4 và Quận 7, dự án chưa hẹn ngày về đích.
Việc các chủ đầu tư đã thu tiền của người dân nhưng không thực hiện dự án đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Luật Đất đai đã có những quy định cụ thể để xử lý những trường hợp không thực hiện đúng cam kết.
Giải phóng mặt bằng để hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch, UBND quận Bắc Từ Liêm vừa tổ chức thi hành quyết định thu hồi đất đối với 24 hộ gia đình, cá nhân tại hai phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2.
Trước sự phát triển thiếu lành mạnh của thị trường bất động sản (BĐS) do tình trạng đầu cơ, thổi giá, Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Năm 2023, Hà Nội đã chỉ đạo xử lý hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai với tinh thần kiên quyết thu hồi, chấm dứt và hỗ trợ thu hồi các dự án, không để tình trạng chây ỳ kéo dài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án án binh bất động.
Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa trình UBND thành phố dự thảo nghị quyết về cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn.
Nguồn cung căn hộ mở bán mới có giá bình dân liên tục sụt giảm và chính thức vắng bóng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021, tại Hà Nội vào năm 2023. Cơ cấu nguồn cung ngày càng nghiêng về phân khúc cao cấp, hạng sang.
Tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu.
Trong quý III năm 2024, công suất thuê căn hộ dịch vụ tiếp tục duy trì ở mức 83%, giá cho thuê tăng nhẹ 2% theo năm.
Thiếu phân khúc nhà ở giá rẻ đang là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản phát triển chưa lành mạnh và bền vững, mà điểm nghẽn, theo đại biểu Quốc hội, liên quan đến đất đai và thủ tục pháp lý.
Tại Kỳ họp thứ 8, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến đối với nghị quyết về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m², cao gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán bỏ cuộc giữa chừng.
Thành phố Hà Nội hiện đang xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Đây là bước quan trọng trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư để có thể khởi công các dự án trong năm 2024.
Hà Nội đã điều chỉnh một ô đất tại quận Đống Đa nhằm giúp tăng thêm nguồn cung cho loại hình văn phòng, khách sạn tại khu vực.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa đề xuất 6 giải pháp hạn chế tình trạng trả giá cao, tạo sốt ảo trong hoạt động đấu giá đất.
Tại kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại một số đơn vị doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 - 2021, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các sai phạm tại TP.HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An.
Hai khu "đất vàng" tại số 428 và 430 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM được hợp tác đầu tư với Trung Thủy Group vừa bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm.
Kéo dài từ 9h sáng hôm qua đến gần 1 giờ sáng nay (25/11), sau 13 vòng đấu kéo dài 15 tiếng, cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, đã kết thúc.
Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” có nội dung khẳng định phải có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại.
0