Cần xử lý nghiêm chiêu trò 'trả giá cao, tạo sốt ảo'

Chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” đã được nhiều người chỉ thẳng qua cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai. Việc trúng đấu giá cao rồi bỏ cọc để lợi dụng thiết lập mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh là hành vi cần phải được kiểm tra, xử lý nghiêm khắc.

Hơn 1.500 người tham gia đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua đã khiến nhiều người bất ngờ. Lượng người tham gia và số hồ sơ đăng ký cao nhất từ trước tới nay. Giá trúng các thửa đất cũng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực. Dư luận đang đặt câu hỏi về sự bất thường của cuộc đấu giá này.

Bất chấp nắng nóng, hơn 1.500 người vẫn xếp hàng dài để đợi làm thủ tục đấu giá. Lượng hồ sơ tham gia đấu giá 68 thửa đất cũng lên tới hơn 4.200 hồ sơ. Một con số kỷ lục cả về số khách hàng và số hồ sơ cho một cuộc đấu giá đất không chỉ ở Thanh Oai mà còn ở các quận huyện khác của Thủ đô. Và đây là một trong những nguyên nhân.

Bất chấp nắng nóng, hơn 1.500 người vẫn xếp hàng dài để đợi làm thủ tục đấu giá.

Anh Hoàng Văn Chung, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho biết: “Tôi thấy đất rẻ nên từ Chí Linh lên đấu hy vọng sở hữu một lô đất”.

Còn ông Trần Văn Đoàn, phường Dương Nội, quận Hà Đông cho hay: “Giá khởi điểm thấp, nhà nước siết phân lô bán nền nên đông người đi đấu giá”.

Phần đông người đều ngỡ ngàng và thất vọng khi chứng kiến giá trúng các thửa đất.

Giá khởi điểm thấp, nhưng giá trúng lại bị đẩy cao đến mức phi lý. Phần đông người đều ngỡ ngàng và thất vọng khi chứng kiến giá trúng các thửa đất. Lô thấp nhất có giá 52 triệu đồng 1m2. Lô góc được xem là đẹp lên tới hơn 100 triệu đồng 1m2, gấp tới hơn 8 lần so với giá khởi điểm ban đầu.

Nhiều người cũng đặt câu hỏi về giá khởi điểm thấp hơn so với giá thị trường. Đại diện lãnh đạo huyện Thanh Oai cho biết, Khu đất đấu giá ở thôn Thanh Thần xã Thanh Cao được áp ở mức từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng 1m2 là do việc xác định giá khởi điểm đất đấu giá có sự thay đổi theo các hướng dẫn thi hành Luật đất đai mới.

Lãnh đạo huyện Thanh Oai cũng cho biết, giá khởi điểm chỉ là cơ sở để tính 20% tiền đặt cọc.

Lãnh đạo huyện Thanh Oai cũng cho biết, giá khởi điểm chỉ là cơ sở để tính 20% tiền đặt cọc. Các nhà đầu tư đã tham khảo giá thị trường trước khi quyết định tham gia đấu giá.

Giá khởi điểm thấp hút nhiều người tham gia có thể dễ lý giải. Nhưng giá bị đẩy lên quá cao, đến mức phi lý đang khiến dư luận nghi ngờ việc lợi dụng đấu giá đất để thổi giá bất động đất trong khu vực để trục lợi. Thực tế cho thấy, vị trí đất đấu giá ở thôn Thanh Thần chỉ nằm ở mặt đường liên xã Thanh Cao, cách trung tâm Thành phố 30km, nằm khá xa Quốc lộ 21B. Khu vực này cũng không có biến động gì đặc biệt về hạ tầng.

Cần xử lý nghiêm chiêu trò 'trả giá cao, tạo sốt ảo'

Chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” đã được nhiều người chỉ thẳng qua cuộc đấu giá tại huyện Thanh Oai. Đối tượng đầu cơ đất tại khu vực xung quanh sẽ được hưởng lợi nếu mặt bằng giá mới được thiết lập. Như khu đất đấu giá Cao Mật Hạ cũng nằm trên địa bàn xã Thanh Cao. Được đấu giá từ năm 2021, giá trúng chỉ từ 25-35 triệu đồng 1m2. Tuy nhiên đến nay, mới có duy nhất một hộ xây nhà để ở, cho thấy đất ở đây đang bị đầu cơ.

Chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” đã được nhiều người chỉ thẳng qua cuộc đấu giá tại huyện Thanh Oai.

Mức khởi điểm từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng 1m2, khách hàng tham gia đấu phải đặt cọc 20%, cao nhất cũng chỉ 200 triệu đồng. Số tiền không đáng kể gì nếu giới đầu cơ bỏ cọc nhưng thoát được hàng khi bán những thửa đất quanh khu vực với giá cao.

Câu chuyện bỏ cọc hay không đến sau ngày 10/9 sẽ có kết quả. Khách hàng sẽ có một tháng để hoàn thành đóng 100% số tiền trúng đấu giá. Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Oai cho biết, cuộc đấu vừa qua chỉ có hai khách hàng trên địa bàn huyện trúng đấu giá. 66/68 thửa đất còn lại đều do người bên ngoài mua với giá cao.

Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Oai cho biết, cuộc đấu vừa qua chỉ có hai khách hàng trên địa bàn huyện trúng đấu giá.

Theo khảo sát, ngay sau cuộc đấu giá, các hội nhóm về mua bán đất trên mạng xã hội xuất hiện nhiều "cò đất", rao bán với giá bằng giá trúng cộng với mức chênh từ 200 - 500 triệu đồng/lô, tùy diện tích và vị trí.

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng các suất trúng đấu giá liên tục bị mua đi bán lại không phải hiếm. Nhưng việc trúng đấu giá cao rồi bỏ cọc để lợi dụng thiết lập mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh là hành vi cần phải được kiểm tra, xử lý nghiêm khắc.

User
Ý KIẾN

Giao đất giãn dân là chính sách thiết thực của Nhà nước giúp người dân tiếp cận đất với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, việc giao đất giãn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, gây bức xúc cho người dân.

Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.

“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.

Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.

Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.

Các tháng cuối năm 2024, dấu hiệu 'tăng nhiệt' của thị trường đất nền Hà Nội ngày càng rõ nét, với giá trung bình của thị trường phía Bắc đã tăng từ mức giá là 27 triệu đồng/m² của quý I/2021 lên mức 46 triệu đồng/m² vào quý III/2024.

Các chuyên gia cho rằng nếu hiện tượng “thổi giá” bất động sản tiếp tục diễn ra thì sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Giá ảo sẽ tạo ra “bong bóng”, nếu ai va phải bong bóng này thì sẽ mất tiền, mất nhà. Còn thị trường ảo không bao giờ là thị trường thật.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký Quyết định số 62 về việc quy định mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ phần trăm thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ phần trăm thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn thành phố.

Luật đất đai 2024 và Nghị định 88 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được xây dựng trên nguyên tắc đền bù tiệm cận giá thị trường và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người có đất bị thu hồi, được kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận, giúp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.

Hôm nay, 27/10, UBND huyện Thường Tín, Hà Nội, tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất ở xã Vạn Điểm. Trải qua hơn 15 tiếng với 14 vòng, chỉ có 19 thửa được đấu giá thành công.

Trong bối cảnh giá nhà, đất tăng cao phi lý, vượt xa tầm với của nhiều người thì đi thuê nhà đang là một lựa chọn tối ưu lúc này. Đây cũng là xu hướng được nhiều người trẻ lựa chọn.

Theo quy định pháp luật hiện hành ở nhiều quốc gia, mỗi cá nhân có quyền sở hữu tài sản và pháp luật không cấm người dân sử dụng nhiều tài sản như nhà đất. Nhưng Nhà nước có thể áp dụng thuế cao đối với những tài sản mà một cá nhân sở hữu.

Một trong những vướng mắc ảnh hưởng việc triển khai các dự án bất động sản lâu nay chủ yếu xuất phát từ các thủ tục hành chính, đền bù giải phóng mặt bằng... Hà Nội đang khẩn trương hoàn thiện các công tác liên quan để sớm công bố bảng giá đất mới.

Sau một thời gian tạm dừng để rà soát lại quy trình, vào đầu tháng 11, huyện Hoài Đức, Hà Nội, sẽ tổ chức hai phiên đấu giá tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, là nơi có lô đất trúng đấu giá cao kỷ lục, lên tới 133 triệu đồng/m2.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các nội dung chủ yếu điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất.

UBND TP.HCM vừa công bố việc sửa đổi bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. Theo đó, giá đất điều chỉnh của TP. HCM tăng 4-38 lần so với giá đất tại thời điểm năm 2020.

Theo Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, thời gian qua, tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ, trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả.

19 lô đất trúng đấu giá tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã được nộp tiền. 8 thửa đất còn lại có dấu hiệu người trúng bỏ cọc.

Nhiều khu đất đã được đấu giá thành công nhưng vẫn bỏ không hoặc phải mất từ 5-10 năm mới lác đác có người xây dựng nhà để ở.

Sáng nay, 22/10, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai 2024 và các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật.

Trải qua hơn 15 tiếng với 14 vòng, 19/40 thửa đất ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội, được đấu giá thành công.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín (Hà Nội) phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 40 thửa đất tại Khu đất đấu giá xã Vạn Điểm.

Sau khi tạm lắng một thời gian, đất đấu giá lại được đẩy nóng sau cuộc đấu giá đến đêm 27 thửa đất ở quận Hà Đông. Nóng không chỉ bởi người tham gia phải mất 14 tiếng dòng dã với 14 vòng đấu căng thẳng mà còn ở giá bỏ trúng cũng bị đẩy cao phi lý. Không ai có thể nghĩ đất đấu giá ở Hà Đông lại có giá ngang bằng với nhà, đất ở Đống Đa, Cầu Giấy.

Cử tri Hà Nội kiến nghị khắc phục tồn tại trong đấu giá đất là nội dung nổi bật trong báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến của cử tri trước kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5402/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đông Anh.

Theo dự thảo, giá đất ba tuyến đường cao nhất là Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ có giá 687 triệu đồng/m2, giảm 16% so với đề xuất trước đó.

UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai, có hiệu lực từ ngày 7/10/2024. Liệu có còn tồn tại các căn nhà siêu mỏng, siêu méo nữa hay không?

Khi chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư, người dân sẽ phải nộp 4 khoản phí cơ bản: tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.

Để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau những ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và đã trực tiếp đề xuất mức giảm theo phương án 2 là 30%.

Hai cuộc đấu giá đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đầu tháng 10 này tại Hà Nội đã không còn tình trạng đẩy giá, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường.

Trước những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở theo kế hoạch diễn ra vào đầu tháng 10 này đã không còn xuất hiện tình trạng trả giá cao.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, để đưa đấu giá đất về đúng bản chất là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thì cần phải có những quy định cụ thể. Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá.

27 thửa đất ở quận Hà Đông, Hà Nội, sẽ được đưa ra tổ chức đấu giá vào ngày 19/10, với hình thức bỏ phiếu từ 5 đến 11 vòng đấu bắt buộc.

Trải qua gần 20 tiếng với 12 vòng, cuộc đấu giá 54 thửa đất ở thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai đã kết thúc vào 1h30’ sáng nay. Thửa đất có giá trúng cao nhất là 54.480.000 đồng/m2, cao hơn khoảng 30% so với giá thị trường. Thửa thấp nhất là 44.480.000đồng/m2.

Nghị định 123/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như chậm sang tên, tự sửa thông tin trên sổ đỏ.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 54 thửa đất ở tại thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Khi 3 luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản có hiệu lực, nhiều dự án bất động sản khó khăn về pháp lý được cho là sẽ hồi sinh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn đó những khó khăn về thủ tục đầu tư cũng như giải phóng mặt bằng.

Sau những động thái quyết liệt của cơ quan chức năng, đấu giá đất ở ven đô đã không còn tình trạng trả giá cao phi lý để 'kích sóng' đất nền trong khu vực.

Luật đất đai 2024 cho phép các địa phương được áp dụng bảng giá đất hiện hành tới 1/1/2026, nhưng trong trường hợp cần thiết, cần điều chỉnh cho phù hợp thực tế, tránh thất thu ngân sách. Tuy nhiên rất ít địa phương ban hành bảng giá đất điều chỉnh.

Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia vừa thông báo sẽ đấu giá 27 thửa đất ở tại quận Hà Đông vào ngày 19/10 tới. Các thửa đất có diện tích từ 48-72m2, giá khởi điểm 22,8-32,2 triệu đồng/m2.

Dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt từ năm 2018. Gần 6 năm qua, dự án vẫn chưa thể triển khai do khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Trong tháng 10 này, hai huyện Quốc Oai và Thường Tín dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 79 lô đất ở, mức giá khởi điểm chỉ từ 3,8 triệu đồng/m².

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất giải pháp công khai đối tượng bỏ cọc nhằm hạn chế việc đấu giá để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Sau hơn một năm gần như đóng băng theo đà lao dốc của thị trường chung, giá bất động sản ở Đông Anh đang bị đẩy lên rất cao, đến mức phi lý. Thông tin về quy hoạch, việc tung tin cầu Tứ Liên chuẩn bị khởi công, cùng hiệu ứng huyện chuẩn bị lên quận đã được môi giới, đầu cơ lợi dụng để nâng giá, tạo "sốt" đất.

Thành phố Hà Nội quy định diện tích tối thiểu để tách thửa là 50m2 . Luật đất đai 2024 cũng quy định việc tách thửa đất thổ cư phải đảm bảo những điều kiện cụ thể.